Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 46, Bài 32: Ankin

I. Mục tiêu bài học:

 1.Về kiến thức: HS biết

 - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin.

 - Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá).

 - Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

 2.Về kĩ năng :

 - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin.

 - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học.

 Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp.

 3.Về thái độ:

 - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống .

 - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên.

II. Chuẩn bị :

 1.Chuẩn bị của GV: - Mô hình phân tử axetilen, máy tính, máy chiếu, phầm mềm thí nghiệm một số phản ứng của axetilen. Bảng 6.2 SGK

 2.Chuẩn bị của HS: Ôn lại tính chất của axetilen đã học ở lớp 9

III. Tiến trình bài giảng :

 1. Kiểm tra bài cũ :

 - Viết các phản ứng cộng của etilen?

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 46, Bài 32: Ankin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn Ngày dạy Lớp Sĩ số /1/2011 11A 16/1/2011 /1/2011 11B /1/2011 11D Tiết: 46 Bài: 32 AN KIN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: HS biết - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. - Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá). - Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. 2.Về kĩ năng : - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankin. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankin cụ thể.Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận.Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của axetilen.Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. 3.Về thái độ: - Lòng say mê học tập, biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống . - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên. II. Chuẩn bị : 1.Chuẩn bị của GV: - Mô hình phân tử axetilen, máy tính, máy chiếu, phầm mềm thí nghiệm một số phản ứng của axetilen. Bảng 6.2 SGK 2.Chuẩn bị của HS: Ôn lại tính chất của axetilen đã học ở lớp 9 III. Tiến trình bài giảng : 1. Kiểm tra bài cũ : - Viết các phản ứng cộng của etilen? 2. Nội dung bài học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu Đồng đẳng, đồng phân GV: Lấy ví dụ một số công thức cấu tạo của ankin. HS: Nhận xét và rút ra khái niệm ankin, CT electron, CTCT, và mô hình cấu tạo phân tử axetilen. GV: Giới thiệu mô hình phân tử axetilen dạng đặc và dạng rỗng. HS: Dựa vào kiến thức đồng phân, Viết CTCT của các ankin có CTPT C4H6, C5H8... và phân loại các đồng phân vừa viết được. (Đồng phân mạchC§, đồng phân vị trí LK bội) GV: Yêu cầu HS rút ra nhận xét về các loại đồng phân ankin và so sánh với anken. Hoạt động 2: tìm hiểu danh pháp GV: giới thiệu tên gọi một số ankin HS: Nghiên cứu bảng 6.2 SGK rút ra quy luật gọi tên ankin. Hoạt động3: Nghiên cứuTính chất hóa học HS: Nghiên cứu SGK trả lời các câu hỏi liên quan đến tính chất vật lí: TT, Quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan. GV: từ đặc điểm CT của anken và ankin hãy dự đoán tính chất hoá học của ankin? HS: Dự đoán tính chất có phản ứng cộng như anken. GV: Hướng dẫn HS viết phương trình phản ứng cộng của axetilen với các tác nhân H2, X2, HX. Lưu ý HS phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn liên tiếp và cững tuân theo quy tắc Mac -côp -nhi-côp. GV: Phân tích kĩ phản ứng của ankin với HX về điều kiện phản ứng, sự hình thành sản phẩm, đây là những phản ứng thể hiện những ứng dụng của ankin. Hoạt động 4: nghiên cứu Phản ứng thế GV: Mô tả thí nghiệm sục khí C2H2 qua dd AgNO3 trong NH3 , nêu hiện tượng. HS: Nghiên cứu SGK và dưới sự hướng dẫn của GV nhận xét về khả năng phản ứng của axetilen trong thí nghiệm. GV: Nhấn mạnh phản ứng này chỉ xảy ra với ank -1-in. Nên dùng để phân biệt với anken và các ankin khác. Hoạt động 5: nghiên cứu Phản ứng oxi hóa HS: Viết phương trình phản ứng cháy của axetilen từ đó viết phương trình dạng tổng quát tỉ lệ số mol CO2 và số mol nước. GV: các ankin cũng làm mất màu dd thuốc tím tương tự như anken. 3C2H2 + 8KMnO4 + 4H2O 3HOOC-COOH + 8MnO2+ 8KOH HS: Viết phương trình của phản ứng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. GV: Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và từ thực tế rút ra ứng dụng của axetilen. I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp: 1. Dãy đồng đẳng của ankin: C2H2 CHCH C3H4 CHC- CH3 C4H6 CHC - CH2- CH3 .......... CnH2n-2 (n 2) Ankin là những hiđrôcacbon mạch hở trong phân tử có một liên kết ba C C 2. Đồng phân: 2 chất đầu không có đồng phanankin2, C4H6 có đồng phân vị trí LK ba Từ C5H8 còn có đồng phân mạch C. 3. Danh pháp: a) Tên thông thường: Tên gốc ankyl LK với nguyên tử C của LK ba + axetilen. b) Tên thay thế: Xuất phát từ tên của ankan tương ứng đổi đuôi an in Từ C4H6 trở lên cần có thêm số chỉ vị trí C mang liên kết ba. Các ankin có LK ba ở đầu mạch được gọi là các ank -1-in II. Tính chất vật lí: SGK III. Tính chất hoá học: 1. phản ứng cộng: tuỳ thuộc vào ĐK của phản ứng mà phản ứng cộng xảy ra tạo thành hợp chất không no hoặc no. a) Cộng hiđrô: CHCH + H2 CH2 = CH2 CH2 = CH2 + H2 CH3- CH3 Nếu xt là Pd /PbCO3 hoặc Pd /BaSO4 CHCH + H2 CH2 = CH2 b) Cộng brôm hoặc clo: CHCH + Br2 CHBr = CHBr CHBr = CHBr + Br2 CHBr2 – CHBr2 c) Cộng HX(X: OH,Cl,Br,CN,CH3COO...) phản ứng theo 2 giai đoạn liên tiếp CHCH + HCl CH2=CHCl CH2=CHCl + HCl CH3 – CHCl2 Nếu xt là HgCl2 CHCH + HCl CH2=CHCl Các phản ứng cộng HX của các ankin khác cũng tuân theo quy tắc Mac -cop-nhi-cop Phản ứng cộng H2O Chỉ xảy ra theo tỉ lệ 1:1 CHCH + HOH [CH2=CH-OH] (không bềnk) CH3- CH =O d) Phản ứng đime và trime hoá: 2 CHCH CHC- CH =CH2 vinyl axetilen 3 CHCH 2. Phản ứng thế bằng ion kim loại: a) Thí nghiệm: Sục khí axeti len vào dd bạc nitrat trong amôniac, thấy có kết tủa vàng nhạt CHCH +2AgNO3+2NH3AgC CAg + 2NH4NO3 bacxetilua b) Nhận xét: Nguyên tử H LK trực tiếp với nguyên tử C LK ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử H khác nê có thể bị thay thế bằng ion kim loại. Phản ứng này dùng để phân biệt ank -1-in với các anken và ankin khác. 3. Phản ứng ôxi hoá: a) Phản ứng ôxi hoá hoàn toàn : 2CnH2n-2+(2n-1)O2 2nCO2 +(n-1)H2O 2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O b) Phản ứng ôxi hoá không hoàn toàn: Ankin làm mất màu dd thuốc tímA IV. Điều chế: Trong phòng thí nghiệm: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Trong công nghiệp: 2CH4 C2H2 + 3H2 V. ứng dụng: 1. Làm nhiên liệu: Trong đèn xì oxi -axetilen để hàn cắt kim loại. 2. Làm nguyên liệu: điều chế nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp chất hữu cơ. 3. Củng cố- luyên tập: HS nhắc lại nội dung chính của bài: Phản ứng cộng (Tuỳ thuộc vào chất xt phản ứng xảy ra theo 2 giai đoạn) phản ứng thế bằng ion kim loại. GV: sử dụng các bài tập 1,2, 3 để củng cố thêm. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Làm bài tập:4, 5, 6 SGK Chuẩn bị bài: luyện tËp Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH) .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_46_bai_32_ankin.doc
Giáo án liên quan