I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố tính chất hóa học cơ bản của hiđrocacbon thơm.
So sánh tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với anken, ankan.
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của một số hiđrocacbon thơm.
- Giải bài toán hóa học về hiđrocacbon thơm.
- Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể, phân bố thời gian hợp lý.
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
- Tập trung bài giảng, nghiêm túc giải bài tập.
II. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Sử dụng phiếu học tập
Thảo luận nhóm
8 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 52: Luyện tập Hiđrocacbon thơm (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52: LUYỆN TẬP HIĐROCACBON THƠM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố tính chất hóa học cơ bản của hiđrocacbon thơm.
So sánh tính chất hóa học của hiđrocacbon thơm với anken, ankan.
2. Kĩ năng
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của một số hiđrocacbon thơm.
- Giải bài toán hóa học về hiđrocacbon thơm.
- Rèn kĩ năng trình bày ý kiến trước tập thể, phân bố thời gian hợp lý.
3. Thái độ
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
- Tập trung bài giảng, nghiêm túc giải bài tập.
II. PHƯƠNG PHÁP
Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Sử dụng phiếu học tập
Thảo luận nhóm
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của GV
Phiếu học tập.
Chuẩn bị thêm một số bài tập.
2. Chuẩn bị của HS
Học sinh chuẩn bị bài tập ở nhà trước
Nắm vững kiến thức bài cũ và làm bài tập trong phiếu giao việc.
PHIẾU GIAO VIỆC SỐ 1
Bài 1. Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau :
a) Etylbenzen b) 4-Cloetylbenzen c) 1,3,5-Trimetylbenzen
d) o-Clotoluen e) m-Clotoluen g) p-Clotoluen
Bài 2. Toluen và benzen phản ứng được với chất nào sau đây: (1) Br2 có bột Fe,
đun nóng (2) dung dịch kali penmanganat, (3) hiđro có xúc tác Ni, đun nóng? Viết
phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Bài 3. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện nếu có:
Đá vôivôi sốngđất đènaxetilenbenzentoluenTNT
n-hexan benzen etylbenzen stiren poli(butađienstiren)
n-hexan benzen toluenaxit benzoic
PHIẾU GIAO VIỆC SỐ 2
Bài 1. Tính lượng clobenzen thu được khi cho 15,6g benzen tác dụng hết với clo
(xt bột Fe) hiệu suất phản ứng đạt 80% .
Bài 2. Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,50 gam
chất A người ta thu được 2,52 lit CO2 (đktc).
a/ Xác định CTPT của A. b/ Viết các CTCT của A và gọi tên.
Bài 3. Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xt H2SO4 đặc để điều chế
nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1 tấn benzen với
hiệu suất 78%.
Bài 4. Ankylbenzen X có phần trăm khối lượng cacbon bằng 91,31%
a. Tìm công thức phân tử của X.
b. Viết công thức cấu tạo, gọi tên chất X.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định tình hình lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong quá trình dạy.
3. Vào bài mới: Tiết trước các em đã học về benzen và một số hiđrocacbon thơm khác. Để nắm vững hơn về các tính chất của benzen và các hiđrocacbon thơm, chúng ta vào bài luyện tập hiđrocacbon thơm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kiến thức cần nắm vững (5')
- Để làm được các bài tập các em cần nắm vững CTCT và các tính chất đặc trưng của các chất.
Chúng ta hệ thống lại các kiến thức cơ bản.
- GV yêu cầu HS nhắc lại CTCT và các phản ứng hóa học đặc trưng của benzen và stiren.
- Benzen có phản ứng đặc trưng là phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng.
- Stiren có tính chất của vòng benzen và anken: thế, cộng, trùng hợp và oxi hóa.
I. Kiến thức cần nắm vững
1. Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen, các đồng phân có nhánh ở vòng benzen.
2. Nắm được tính chất hóa học chung của hidrocacbon thơm.
a. Phản ứng thế H của vòng benzen.
b. Phản ứng cộng hiđro vào vòng benzen.
c. Phản ứng thế H của nhánh ankyl liên kết với vòng benzen.
d. Phản ứng oxi hóa nhánh ankyl bằng dung dịch thuốc tím, t0.
e. Phản ứng cộng và nối đơn ở nhánh của vòng benzen.
Hoạt động 2:Dạng bài tập viết CTCT, gọi tên, viết các phương trình phản ứng (10')
- GV yêu cầu HS thảo luận hoàn thành nội dung trong phiếu học tập số1: tổ 3,4 ( câu 1), tổ 1,2 ( câu 2,3).
-GV tóm tắt các đề bài tập lên bảng.
- GV hướng dẫn sơ qua từng bài tập, sau đó gọi bất kì HS trong tổ lên hoàn thành phần BT của tổ mình
- HS thảo luận nhóm để hoàn thành phần BT của tổ.
- Theo dõi hướng dẫn của GV sau đó lên hoàn thành bài tập.
- Tổ 3,4 lên hoàn thành bài tập 1.
Bài tập1:C8H8, C8H10
a.Viết các CTCT và gọi tên.
b.Viết PTPƯ (nếu có) khi cho các đồng phân trên tác dụng với ddBr2, HBr.
Bài giải:
*C8H8:
*C8H10
Hoạt động 3: Dạng bài tập nhận biết (6')
- GV yêu cầu HS viết CTCT của 4 chất trên. Sau đó dựa vào tính chất hóa học đặc trưng của từng chất hướng dẫn HS nhận biết.
- GV hỏi phản ứng đặc trưng của
ank-1-in.
- Stiren có tính chất gì ở nhánh vinyl khác với toluen.
- GV yêu cầu HS viết các ptpư xảy ra.
- Phản ứng đặc trưng của ank-1-in là phản ứng thế bằng ion kim loại.
- Stiren có thể làm mất màu ddKMnO4 ở nhiệt độ thường, không cần đun nóng như với touen.
- Tổ 2 lên làm bài tập 2
Bài tập 2:
benzen
stiren
toluen
Hex-1-in
dd
AgNO3
ko
ko
ko
Kết tủa vàng
dd
KMnO4
ko
Mất màu ở to thường
Mất màu khi đun nóng
Hoạt động 4: Tính khối lượng các chất có tính đến hiệu suất (10')
- GV hướng dẫn HS trước khi gọi lên bảng.
Chú ý hiệu suất:
*Đối với chất sản phẩm : 100%
*Đối với chất tham gia: 100%
- HS viết ptpư theo công thức cấu tạo và thu gọn.
- Chú ý hướng dẫn về bài toán có liên quan đến hiệu suất.
- Tổ 1 lên làm bài tập 4
Bài tập 3:
Vì hiệu suất chỉ đạt 80% nên khối lượng TNT thực tế thu được là:
mTNT= (56,75x80):100 = 45,4kg.
mHNO3 =(47,25x80):100=37,8kg
Hoạt động 5: Củng cố (7')
-GV phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu HS hoàn thành nhanh trong 5 phút. HS nào hoàn thành thì lên nộp và GV cho điểm.
-GV sửa bài tập trong phiếu học tập.
- HS đọc nhanh và hoàn thành phiếu học tập số 2.
Câu 1: C
Câu 2: C
Câu 3: A
m = mC + mH
= 0,6x12+0,4x2
=8,0(g).
Hoạt động 6: Học sinh làm bài kiểm tra 5 phút
Đề kiểm tra (5')
Câu 1. Hãy viết công thức cấu tạo của các chất sau:
a. o–clostiren; b. m–nitrostiren; c. 1,3,5-Trimetylbenzen d. m-Clotoluen
Câu 2. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện nếu có:
Metan axetilen benzen etylbenzen stiren polistiren
Dặn dò: HS về nhà xem bài và chuẩn bị bài hệ thống hóa về hiđrocacbon. (1')
Hoàn thành phiếu giao việc
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các hiđrocacbon thơm có công thức phân tử C8H10, C8H8. Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào phản ứng được với : dung dịch brom, hiđrobromua. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen, hex-1-in (trình bày theo sơ đồ hoặc bảng). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 3: Cho 23kg toluen tác dụng với hỗn hợp axit HNO3 đặc, dư ( xúc tác H2SO4 đặc) thu được 2,4,6-trinitrotoluen(TNT). Giả sử hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80%. Hãy tính:
a. Khối lượng TNT thu được.
b. Khối lượng HNO3 đã phản ứng.
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Hiđrocacbon (X) có công thức phân tử C8H10 không làm mất màu nước brom, khi bị hiđro hóa thì chuyển thành 1,4-đimetylhexan.Công thức cấu tạo của (X) là :
A. B. C. D.
Câu 2: Chất có thể tham gia phản ứng với tất cả các chất sau :dd Br2, dd KMnO4, H2(Ni,t0), HBr là:
Metylbenzen B.Toluen C. stiren D. etylbenzen
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp X gồm hexan; toluen và benzen sau phản ứng thu được 0,6 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Giá trị m là:
A.8,0 B.7,6 C.8,8 D.10,4
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_52_luyen_tap_hidrocacbon_thom_ba.doc