Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 53: Hệ thống hóa về Hidrocacbon (Tiết 1) - Hoàng Thị Ngân Hà

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 a) Học sinh biết: Hệ thống hóa kiến thức các hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính đặc trưng và ứng dụng.

 b) Học sinh hiểu: Mối quan hệ giữa các hiđrocacbon với nhau.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết phản ứng hóa học, chuyển hóa giữa các hidrocacbon nhận biết và điều chế chúng.

- Giải một số bài tập liên quan.

3. Thái độ:

 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

II. Phương pháp dạy học chủ yếu:

- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động theo nhóm nhỏ.

III Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Bảng phụ

2. Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà trước

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: (2 phút)

2. Bài mới:

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 53: Hệ thống hóa về Hidrocacbon (Tiết 1) - Hoàng Thị Ngân Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 53: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON (Tiết 1) Trường THPT Gio Linh Hoàng Thị Ngân Hà Thứ ba – Tiết 4 – ngày 06/03/2012 Lớp : 11B3 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: a) Học sinh biết: Hệ thống hóa kiến thức các hiđrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen về đặc điểm cấu tạo tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính đặc trưng và ứng dụng. b) Học sinh hiểu: Mối quan hệ giữa các hiđrocacbon với nhau. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết phản ứng hóa học, chuyển hóa giữa các hidrocacbon nhận biết và điều chế chúng. - Giải một số bài tập liên quan. 3. Thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc. - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học. II. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. - Hoạt động theo nhóm nhỏ. III Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ Học sinh: chuẩn bị bài ở nhà trước IV. Tiến trình lên lớp: Ổn định lớp: (2 phút) Bài mới: Vào bài: Qua các chương vừa rồi, các em đã được học về các loại hidrocacbon no, không no, thơm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống hóa lại các loại hiđrocacbon đã học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) - Chơi trò chơi “Bức tranh hóa học”. Một bức tranh có 4 miếng ghép. Mỗi HS sẽ trả lời 1 câu hỏi tương ứng với miếng ghép đã chọn. Khi mở được các miếng ghép, HS sẽ trả lời bức tranh hóa học. GV dựa trên các câu trả lời của HS để cho điểm miệng. Hoạt động 2: (10 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm. - Mỗi nhóm tìm hiểu về các phần: công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý lần lượt của ankan, anken, ankin, ankylbenzen. - Nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm. - Tổ chức hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Điền các thông tin về công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý của ankan. + Nhóm 2: Điền các thông tin về công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý của anken. + Nhóm 3: Điền các thông tin về công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý của ankin. + Nhóm 4: Điền các thông tin về công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lý của ankylbenzen. Tiết 53: HỆ THỐNG HÓA VỀ HIDROCACBON I. Hệ thống hóa về hidrocacbon: ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN 1. CTPT CnH2n+2 (n ≥ 1) CnH2n (n ≥ 2) CnH2n - 2 (n ≥ 2) CnH2n - 6 (n ≥ 6) 2. Đặc điểm cấu tạo - Chỉ có liên kết đơn. - Có 1 liên kết đôi C=C. - Có một liên kết ba C≡C. - Có vòng benzen. 3. Đồng phân - Mạch cacbon. - Mạch cacbon. - Vị trí liên kết đôi - Hình học. - Mạch cacbon. - Vị trí liên kết ba. - Mạch cacbon của nhánh ankyl - Vị trí tương đối của các nhóm ankyl. 4. Lí tính - Ở điều kiện thường; từ C1 đến C4 là chất khí, C5 đến C17 là chất lỏng và còn lại là chất rắn. - Không màu. - Không tan trong nước. - Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tăng dần khi phân tử khối tăng. Hoạt động 3: (13 phút) - Yêu cầu HS hoạt động theo 4 nhóm tìm hiểu các tính chất hóa học của các hiđrocacbon. + Nhóm 1: Phản ứng thế, phản ứng tách. + Nhóm 2: Phản ứng cộng. + Nhóm 3: Phản ứng trùng hợp. + Nhóm 4: Phản ứng oxi hóa. - Nhận xét và đưa ra bảng hệ thóng về tính chất hóa học của các hidrocacbon Học sinh làm việc theo nhóm, điền và các ô đã kẻ và cho ví dụ minh họa . ANKAN ANKEN ANKIN ANKYLBENZEN Phản ứng thế Phản ứng thế với halogen Phản ứng thế bằng ion kim loại Phản ứng thế halogen, nitro hóa Phản ứng tách Phản ứng đehiđro hóa, crackinh Phản ứng cộng Phản ứng với halogen, HX, H2 Phản ứng với halogen, HX, H2 theo 2 giai đoạn Phản ứng với H2, Cl2 Phản ứng trùng hợp Phản ứng Phản ứng đime hóa, trime hóa Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng với KMnO4) Phản ứng Phản ứng Benzen: không làm mất màu Ankylbenzen: làm mất màu khi đun nóng Phản ứng cháy nCO2<nH2O nCO2=nH2O nCO2>nH2O nCO2 > nH2O Hoạt động 4: (5 phút) Các nhóm chọn gói câu hỏi để trả lời. Có 4 gói câu hỏi thuộc các chủ đề ankan, anken, ankin, ankylbenzen để lựa chọn, mỗi gói gồm 2 câu. GV dựa trên các câu trả lời của HS để cộng điểm miệng. - Lựa chọn các gói câu hỏi để trả lời. Hoạt động 5 : (7 phút) Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ phản ứng : C2H6 +H2 dư, Ni, t0 +H2, Ni, t0 -H2, Ni, t0 C2H2 C2H4 - Gợi ý để HS hoàn thành sơ đồ phản ứng. - Nhận xét và cho điểm. - Hệ thống bằng các phương trình tổng quát. Học sinh hoàn thành các dãy phản ứng bên và nêu mối liên hệ giữa các loại . II. Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon: ANKAN +H2 dư, Ni, t0 +H2, Ni, t0 -H2, Ni, t0 ANKIN ANKEN ANKAN tách H2, đóng vòng XICLOANKAN tách H2 benzen và đồng đẳng. 3. Củng cố và dặn dò : ( 3 phút) Dặn dò : Ôn lại các kiến thức đã học. Làm các bài tập 1 – 5 trang 172 SGK 4. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_53_he_thong_hoa_ve_hidrocacbon_t.doc