Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 57, Bài 40: Ancol - Đỗ Trần Uyển Như

I. Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Biết được :

 Định nghĩa, phân loại ancol.

 Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc  chức và thay thế).

 Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro.

 Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy.

 Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.

 ứng dụng của etanol.

 Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).

2. Về kỹ năng:

 Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol.

 Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C  5C).

 Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.

 Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.

 Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.

 Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol

3. Về thái độ:

 Hs hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo - tính chất

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 57, Bài 40: Ancol - Đỗ Trần Uyển Như, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 57 Ngày soạn: ./../. Tên bài giảng: Ngày dạy:../.../ .. ANCOL I. Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Biết được : - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 2. Về kỹ năng: - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol 3. Về thái độ: Hs hứng thú học tập, tìm tòi kiến thức mới trên cơ sở khai thác mối quan hệ cấu tạo - tính chất II. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: -Mô hình phân tử nước, 1 số ancol, bảng nhiệt độ sôi của một số chất 2.Học sinh: -Xem trước bài ở sgk III. Trọng tâm bài giảng: - Đặc điểm cấu tạo của ancol - Quan hệ giữa đặc điểm cấu tao với tính chất vật lí (nhiệt độ sôi, tính tan) - Tính chất hoá học - Phương pháp điều chế ancol IV. Phương pháp: -Đàm thoại nêu vấn đề, thuyết trình, phát vấn, ví dụ minh họa cho mỗi vấn đề -Trực quan V. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1. Hoàn thành các pư sau a. CH2 = CH2 + Cl2 →XY → PVC b. CH2 = CH2 ↔ CH3 - CH2 - Cl → CH3 - CH2 - OH 3. Giảng bài mới: tg Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 -Viết CTCT 1 vài ancol, giới thiệu đây là các hợp chất thuộc loại ancol. -Em hãy nhận xét sự giống nhau về cấu tạo phân tử giữa các hợp chất trên? -Ghi nhận phát biểu của hs, chỉnh lí hoàn thiện đưa ra định nghĩa ancol. Lưu ý hs, nhóm -OH gắn trực tiếp với ngtử C no ( ko gắn với ngtử C của lk л, 2 nhóm -OH ko gắn trực tiếp lên cùng 1 ngtử C) -Yc hs nhắc lại cách tính bậc ntử C trong hchc, nêu quy tắc xác định bậc ancol, yc hs xác định lại bậc của 1số ancol vd -Cho CTTQ ancol bậc 1, 2, 3 -Các chất trên đều có nhóm -OH trong phân tử -Bậc của ngtử C được tính bằng số ngtử C khác liên kết trực tiếp với nó -Xác định bậc của ancol I. Định nghĩa, phân loại 1. Định nghĩa -Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hiđroxyl -OH liên kết trực tiếp với gốc HC no Vd: CH3 - CH2 -OH CH2 = CH - CH2 - OH HO- CH2 - CH2 - OH -Bậc của ancol là bậc của ngtử C liên kết trực tiếp với nhóm -OH Vd: R - CH2 -OH (ancol bậc 1) (ancol bậc 2) (ancol bậc 3) Hoạt động 2 -Đàm thoại gợi mở về cách phân loại ancol -Lấy vd mỗi loại, khái quát hóa công thức -Cho 1số ancol, yc hs phân loại -theo dõi -Phân loại một số ancol vd theo các loại đã học 2. Phân loại - Căn cứ phân loại Gốc HC Số nhóm OH Bậc ancol Ancol no, ko no Ancol đơn chức, đa chức Ancol bậc 1, 2, 3 -Một số ancol tiêu biểu a. Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH) Vd: CH3OH, C2H5OH.... b. Ancol không no đơn chức, mạch hở (1lk л : CnH2n-1OH) Vd: CH2 = CH - CH2 - OH... c. Ancol vòng no, đơn chức (CnH2n-1OH) Vd: d. Ancol thơm, đơn chức e. Ancol đa chức Hoạt động 3 -Cho vd: viết CTCT các đồng phân C4H9OH -Hướng dẫn hs cách viết CTCT các đồng phân của ancol -Viết CTCT các đồng phân C4H9OH theo hướng dẫn của gv II. Đồng phân, danh pháp 1. Đồng phân Ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch C, đồng phân vị trí nhóm chức (ngoài ra còn có đồng phân nhóm chức là ete) Vd: C4H9OH CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH Hoạt động 4 -Yc hs tìm hiểu bảng 8.1 sgk, nêu cách đọc tên thông thường của ancol -Sửa chữa, bổ sung, cho 1 vài vd khác sgk, yc hs đọc, sai gv sửa cho đúng -Nêu quy tắc đọc tên thay thế, cho vd, hướng dẫn hs đọc tên -Tên = ancol + tên gốc ankyl + ic -Đọc tên 1 số ancol vd 2. Danh pháp a. Tên thông thường (gốc - chức) Một số ít ancol Tên = ancol + tên gốc ankyl + ic Vd: C2H5 - OH : ancol etylic ancol iso butylic b. Tên thay thế -Mạch chính: mạch C dài nhất có chứa nhóm -OH -Đánh số từ phái gần nhánh -OH nhất Tên = tên HC tương ứng + số chỉ vị trí nhóm -OH + ol Vd: C2H5 - OH etanol CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - OH butan - 1- ol 2-metyl butan - 1 - ol propan -1,2 - điol CH2 = CH - CH2 - OH prop - 2- en - 1-ol Hoạt động 5 -Yc hs nc bảng 8.2, nhận xét về to sôi, KLR, độ tan của ancol theo chiều tăng số ngtử C -So với các HC có cùng số C đã học, to sôi, độ tan của ancol như thế nào? -Vì sao? -Nêu khái niệm lk hiđro -Xét ảnh hưởng của lk H đến to sôi, độ tan của ancol -to sôi, KLR tăng khi số C tăng -độ tan giảm khi số C tăng -to sôi, độ tan của ancol cao hơn nhiều so với các HC cùng số C III. Tính chất vật lí -to sôi, KLR của ancol tăng khi số C tăng -độ tan của ancol giảm khi số C tăng -Liên kết hiđro: là liên kết tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H mang một phần điện tích dương với ngtử X có độ âm diện lớn (O, N, F) Nhờ có liên kết hiđro mà : ●Ancol có to sôi lớn hơn các chất có cùng số C hoặc cùng PTK mà ko có lk H do tao lk H liên phân tử ●Ancol tan nhiều trong nước là do tạo liên kết H với nước Hoạt động 6 -Nêu đặc điểm cấu tạo của ancol → yc hs từ đđ cấu tạo suy ra các trung tâm pư của ancol. Sửa chữa, bổ sung -Ancol có 2 loại pư là: thế ngtử H của nhóm -OH, tách nhóm -OH -Làm TN, C2H5OH td với Na, sau khi pư xong, đun ống nghiệm, C2H5ONa bám ở đáy ống, hòa tan -Yc hs quan sát hiện tượng, viết ptpư. -Viết ptpư TQ -Yc hs tương tự viết pư của etylen glicol với Na -Ancol có trung tâm pư là nhóm -OH (đó là liên )kết O-H và lk C-OH -Có khí thoát ra trong pư -Viết các pt III. Tính chất hóa học Ancol có trung tâm pư là nhóm -OH → có các loại pư là: thế ngtử H của nhóm -OH, thế nhóm OH, tách nhóm -OH 1. Phản ứng thế H của nhóm -OH a. Pư chung của ancol C2H5OH + Na → C2H5ONa + 1/2 H2 CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + 1/2 Na +2Na →+ H2 Hoạt động 7 -Thực hiện TN glixerol hòa tan Cu(OH)2. -Yc hs quan sát, mô tả hiện tượng -Viết ptpư -Pư này dùng để nhận biết glixerol ( và các ancol có 2 nhóm-OH liên tiếp) -Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức chất tan, màu xanh da trời b.Tính chất đặc trưng của glixerol ( và các ancol có 2 nhóm -OH liên tiếp) Glixerol hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành phức chất tan, màu xanh da trời 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O Hoạt động 8 -Nêu: ancol tác dụng với các axit mạnh như H2SO4 đlạnh, HNO3đ, HCl, HBr bốc khói, nhóm OH bị thế bởi gốc axit -Yc hs viết pư của C2H5OH với HBr, viết pư TQ -Giới thiệu pư tách nước tạo ete từ 2 phân tử ancol -Yc hs xác định đây là pư thế nhóm OH bằng nhóm nào? -Lưu ý hs số sp tạo thành khi tách nước tạo ete từ 2 rượu khác nhau -Viết pư -Thế nhóm OH bằng gốc C2H5-O- 2. Phản ứng thế nhóm OH a. Pư với axit vô cơ C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O R - OH + HA → R-A + H2O b. Pư với ancol C2H5-OH + HO-C2H5 C2H5OC2H5 + H2O Lưu ý: Khi tách nước n rượu có ete được tạo thành Hoạt động 9 -Giới thiệu pư tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken -Viết pư tách nước C2H5OH -Yc hs viết pư tách nước của ancol iso propylic và ancol sec butylic -Lưu ý hs quy tắc tách Zai-xep nhóm OH bị tách cùng ngtử H ở ngtử C có bậc cao hơn tạo sp chính -Viết pư -Dự kiến các sp tạo thành từ pư tách nước của ancol sec butylic 3. Phản ứng tách nước tạo anken C2H5OH CH2 = CH2 + H2O -Quy tắc tách Zai-xep nhóm OH bị tách cùng ngtử H ở ngtử C có bậc cao hơn tạo sp chính Hoạt động 10 -Lưu ý hs: nguyên tử H của nhóm OH và ngtử H của C gắn với nhóm OH kết hợp với ngtử O của CuO sinh ra nước. Ancol bậc 1 oxh ra anđehit, bậc 2 tạo xeton. Cho pt TQ, yêu cầu hs lấy vd -Yc hs viết pư cháy ttỏng quát của ancol no, đơn chức, mạch hở -Lấy vd, viết pt -Viết pt 4. Phản ứng oxh a. Phản ứng oxh ko hoàn toàn Ancol bậc 1 (R - CH2 - OH) + CuO anđehit (R - CHO) + Cu + H2O Vd: CH3-CH2-OH + CuO CH3-CHO + Cu + H2O Ancol bậc 2 (R -C(R1)H-OH) + CuO xeton (R-CO-R1) + Cu + H2O Vd: Ancol bậc 3 khó bị oxh, cho xeton và axit b. Pư cháy (tỏa nhiều nhiệt: dùng để sát trùng dụng cụ y tế, làm nhiên liệu...) CnH2n+1OH+O2nCO2+(n+1)H2O Hoạt động 11 -Giới thiệu các pp điều chế ancol -Dựa vào sơ đồ sgk, viết các pư trong dãy pư điều chế các ancol -Cho hs tìm hiểu sgk phần ứng dụng của ancol -Viết pt V. Điều chế 1. Phương pháp tổng hợp Anken + H2O ancol C2H4 + H2O C2H5OH Dẫn xuất hal + NaOH C2H5Cl + NaOH C2H5OH + NaCl ●Tổng hợp glixerol 2. Phương pháp sinh hóa (C6H10O5)nC6H12O6 C2H5OH VI. Ứng dụng: sgk 4. Củng cố Nhắc lại sơ qua nội dung toàn bài 5. Dặn dò Làm bài tập 1, 8/187 sgk 6. Rút kinh nghiệm ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_57_bai_40_ancol_do_tran_uyen_nhu.doc