I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol.
Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro ; Phư¬ơng pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol.
Hiểu được : Tính chất hoá học : Phản ứng thế H của nhóm OH (phản ứng chung của R OH, phản ứng riêng của glixerol) ; Phản ứng thế nhóm OH ancol ; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit; Phản ứng cháy.
2. Kĩ năng
Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể.
Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C 5C).
Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
Giải được bài tập : Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
Đặc điểm cấu tạo và cách gọi tên ancol
Tính chất hoá học và phương pháp điều chế ancol.
4. Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 05/07/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 59, Bài 40: Ancol (Tiếp theo) - Nguyễn Hải Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 59 – Bài 40: ANCOL (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được :
- Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp của ancol.
- Tính chất vật lí và khái niệm liên kết hiđro ; Phương pháp điều chế, ứng dụng của etanol và của metanol.
Hiểu được : Tính chất hoá học : Phản ứng thế H của nhóm -OH (phản ứng chung của R - OH, phản ứng riêng của glixerol) ; Phản ứng thế nhóm -OH ancol ; Phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete ; Phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit; Phản ứng cháy.
2. Kĩ năng
- Viết được công thức cấu tạo các loại đồng phân ancol cụ thể.
- Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (phân tử có từ 1C - 5C).
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol.
- Giải được bài tập : Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol, một số bài tập có nội dung liên quan.
3. Trọng tâm:
- Đặc điểm cấu tạo và cách gọi tên ancol
- Tính chất hoá học và phương pháp điều chế ancol.
4. Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. Chuẩn bị
Mô hình, hình lắp ghép phân tử ancol để minh họa. Bảng t0 sôi : ankan, dẫn xuất halogen, ancol có cùng M hoặc gần bằng nhau. C2H5OH khan, Na, ancol isoamilic (C5), H2SO4 đặc, CH3COOH đặc, dd NaOH, dd CuSO4, dây Cu, C3H5(OH)3. Ống nghiệm, giá thí nghiệm, kẹp gỗ.
III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
IV. Tổ chức hoạt động:
1. Trả bài: Viết đồng phân và đọc tên ancol hợp chất có CTPT C4H10O
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
1. Hãy nhận xét đặc điểm cấu tạo của phân tử ancol etylic ?
2.Thí nghiệm: Cho Na vào ống nghiệm chứa C2H5OH, nút bằng nút cao su có ống dẫn vuốt nhọn, đốt khí thoát ra ở đầu ống, quan sát, giải thích và viết phản ứng xảy ra?
Các liên kết C-O và O-H phân cực, nên phân tử ancol có thể bị phân cắt ở các liên kết này .
Phản ứng xảy ra, có bọt khí bay lên, đốt , khí này cháy với ngọn lửa xanh mờ.
C2H5OH + Na -->
C2H5ONa + 1/2H2
H2 + 1/2O2 -t0-> H2O
IV. Tính chất hóa học
1.Phản ứng thế H của nhóm -OH
a. Tính chất chung của ancol
Tác dụng với kim loại kiềm:
2C2H5-OH +2Na -->2C2H5-ONa + H2
TQ: R-OH+ Na(K)--> R-ONa + 1/2H2
Hoạt động 2
Thí nghiệm: Tạo Cu(OH)2 bằng phản ứng giữa NaOH và CuSO4, thêm tiếp vào đây ít glixerol, lắc nhẹ, quan sát, giải thích hiện tượng ?
Kết tủa màu xanh nhạt Cu(OH)2 tan ra , dd thu được trong suốt và có màu xanh lam.
b. Tính chất đặc trưng của glixerol
Hòa tan Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 -->
[C3H5(OH)2O]2Cu +2H2O.
đồng (II)glixerat
Hoạt động 3
Viết phản ứng xảy ra giữa C2H5OH và HBr, thuộc loại phản ứng gì?
C2H5-OH + HBr -t0->
C2H5-Br + H2O
Thuộc loại phản ứng thế.
2. Phản ứng thế nhóm -OH
a. Phản ứng với axit vô cơ
C2H5-OH + HBr -t0-> C2H5-Br + H2O.
etyl bromua
etyl bromua không màu, nặng hơn nước, không tan trong nước.
Hoạt động 4
1. Phản ứng với ancol viết ở bảng thuộc loại phản ứng gì ? Gọi tên sản phẩm sinh ra ?
2. Viết phản ứng tách nước ancol etylic và gọi tên sản phẩm ?
Thuộc loại phản ứng thế.
Sản phẩm có tên : dietyl ete.
Học sinh viết, giáo viên cùng cả lớp kiểm tra và bổ sung.
b. Phản ứng với ancol
C2H5-OH + H-OC2H5 -H2SO4đặc, t0->
C2H5-O-C2H5 + H2O.
dietyl ete (ete etylic)
3. Phản ứng tách nước
CH3-CH2-OH -H2SO4đặc,170độC->
CH2=CH2 + H2O.
* Tính chất này được ứng dụng để điều chế anken từ các ankanol.
Hoạt động 5
1. Cho một ví dụ ancol là bậc 1, bậc 2 và bậc 3, viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên chúng ?
2. Viết phản ứng cháy tổng quát của ancol này ?
* Ancol bậc 1:
CH3-CH2-OH : etanol
* Ancol bậc 2:
CH3-CH(OH)-CH3 :
Propanol.
* Ancol bậc 3:
(CH3)3C-OH :
2-metylpropan-2-ol
Học sinh viết, gọi tên, giáo viên kiểm tra lại.
4. Phản ứng oxi hóa
a. Oxi hóa không hoàn toàn
* Ancol bậc 1: --> andehit (-CH=O)
VD: C2H5OH + CuO -t0-> CH3-CHO
+ H2O.
* Ancol bậc 2: --> xetôn (>C=O)
VD: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO -t0->
CH3-CO-CH3 + H2O
* Trong điều kiện như trên các ancol bậc 3 không bị oxi hóa.
b. Oxi hóa hoàn toàn
Cháy tỏa nhiều nhiệt :
CnH2n+1-OH + 3n/2O2 -t0-> nCO2 +
(n+1)H2O + Q.
* Ứng dụng tính chất này để sát trùng dụng cụ y tế từ đốt cháy ancol etylic.
Hoạt động 6
1. Viết phản ứng xảy ra khi cho etylen hợp nước, thủy phân etyl brômua ?
2. Nêu các ứng dụng cơ bản của ancol ?
C2H4 + H2O -H2SO4, t0->
C2H5-OH
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất các hóa chất quan trọng.
- SX phẩm nhuộm, dược phẩm, nước giải khát, dung môi, mĩ phẩm...
V. Điều chế
1. Phương pháp tổng hợp
C2H4 + H2O -H2SO4, t0-> C2H5-OH
2. Phương pháp sinh hóa
(C6H10O5)n -H2O,H+,t0-> C6H12O6 -enzim-> C2H5OH
VI. Ứng dụng
- Làm nhiên liệu, nguyên liệu để sản xuất các hóa chất quan trọng.
- Sử dụng trong nghành công nghiệp thực phẩm, y tế.
3. Củng cố: Làm bài tập 2,3/186 SGK tại lớp.
4. Dặn dò: Làm bài tập 4,5,6,7,8,9/186 SGK, học và soạn bài mới cho tiết sau.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_59_bai_40_ancol_tiep_theo_nguyen.doc