I. Mục tiêu bài học
- củng cố tính chất hóa học của axit photphoric dưới dạng bài tập hoàn thành sơ đồ phản ứng và bài tập nhận biết.
- củng cố và rèn luyện kĩ năng làm bài tập định lượng có liên quan đến axit photphoric.
- rèn luyện kĩ năng tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài, làm bài tập ở nhà
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 06/07/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 tự chọn - Tiết 9: Bài tập Axit Photphoric và phân bón hóa học - Nguyễn Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập : axit photphoric và phân bón hóa học
I. Mục tiêu bài học
- củng cố tính chất hóa học của axit photphoric dưới dạng bài tập hoàn thành sơ đồ phản ứng và bài tập nhận biết.
- củng cố và rèn luyện kĩ năng làm bài tập định lượng có liên quan đến axit photphoric.
- rèn luyện kĩ năng tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: giáo án, hệ thống câu hỏi và bài tập
2. Học sinh: học bài, làm bài tập ở nhà
III. Tiến trình dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập
Bài 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng
NaNO3 HNO3 H3PO4 Na3PO4 Ca3(PO4)2 Ca(H2PO4)2
học sinh lên bảng trình bày
1. NaNO3 + H2SO4(đ) NaHSO4 + HNO3
2. 5HNO3 + P H3PO4 + 5NO2 + H2O
3. H3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O
4. 2Na3PO4 + 3CaCl2 Ca3(PO4)2 + 6NaCl
5. Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2
Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: KNO3, Na3PO4, Na2S, NaCl.
học sinh lên bảng trình bày
MT
TT
KNO3
Na3PO4
Na2S
NaCl
dd AgNO3
không hiện tượng
kết tủa vàng
kết tủa đen
kết tủa trắng
3AgNO3 + Na3PO4 Ag3PO4 + 3NaNO3
2AgNO3 + Na2S Ag2S + 2NaNO3
AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
Bài 3: Cho 200ml dung dịch H3PO4 0,25M vào 300 ml dung dịch KOH 0,25M được dung dịch C.
a. dung dịch C gồm những chất nào?
b. tìm khối lượng các chất trong dung dịch C.
c. tìm nồng độ của các chất trong dung dịch C.
học sinh lên bảng làm bài
a.
ta có: T =
=> tạo 2 muối KH2PO4 và K2HPO4
=> dd C có 2 muối KH2PO4 và K2HPO4
b. H3PO4 + KOH KH2PO4 + H2O (1)
x mol < x mol <.. x mol
H3PO4 + 2KOH K2HPO4 + 2H2O (2)theo
y mol < 2y mol <.. y mol
đề bài và phương trình ta có:
=>
c.
Bài 4: phân đạm ure thường chỉ chứa 46%N. Tìm khối lượng urê ( kg) đủ để cung cấp 70kg N ?
- cho biết công thức của phân đạm urê?
- (NH2)2CO
100 kg ure có 46 kg N
x kg ure < 70 kg
=> x =
Hoạt động 2: Củng cố
gv củng cố toàn bài
học sinh lắng nghe
IV. Rút kinh nghiệm- bổ sung
Một số bài tập thêm
1. Phân supephotphat kép thực tế sản xuất được thường chỉ ứng với 40% P2O5. Hàm lượng % của Ca(H2PO4)2 trong phân bón này là
A. 69 B. 65,9 C. 71,3 D. 73,1
Hướng dẫn: 100 kg phân có 40 kg P2O5
P2O5 ------------- Ca(H2PO4)2
142 kg 234 kg
40 kg > =>
2. Một loại quặng photphat có chứa 35% Ca3(PO4)2. Hãy tính hàm lượng % P2O5 có trong loại quặng trên.
Hướng dẫn: 100 kg quặng có 35 kg Ca3(PO4)2.
Ca3(PO4)2 ---------------------- P2O5
310 kg 142 kg
35 kg ---------------------------- =>
3. phân KCl thường được sản xuất từ quặng xivinit thường chỉ ứng với 50% K2O. % KCl có trong phân bón là bao nhiêu?
Hướng dẫn: 100 kg quặng có 50 kg K2O
K2O ------------------ 2KCl
94 kg 149 kg
50 kg .> =>
4. một mẫu supephotphat đơn có khối lượng 15,55 g có 35,3% Ca(H2PO4)2, còn lại là CaSO4. Tính tỉ lệ % P2O5 có trong mẫu supephotphat đơn trên.
Hưống dẫn:
Ca(H2PO4)2 ------------------- P2O5
234 g 142 g
5,489 > x =
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tu_chon_tiet_9_bai_tap_axit_photphori.doc