I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập các tính chất của nitơ, phôt pho, amoniăc và muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit phôtphoric và muối phôtphát. So sánh tính chất của đơn chất và một số hợp chất của nitơ và phôt pho.
2. Kĩ năng: Trên cơ sở các kiến thức hóa học của chương II, luyện tập kĩ năng giải bài tập hóa học.
3. Phương pháp: Thảo luận theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên chuẩn bị các bảng so sánh.
- Bài tập thực nghiệm phân biệt muối nitrat, amoni và phôt phat.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh làm các bài tập ở SGK trước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 09/07/2022 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tuần 11 - Lê Hồng Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Ngày soạn: 20/10/2012
Tuần 11 Ngày dạy: 29/10/2012
LUYỆN TẬP.
TÍNH CHẤT CỦA NITO , PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố, ôn tập các tính chất của nitơ, phôt pho, amoniăc và muối amoni, axit nitric và muối nitrat, axit phôtphoric và muối phôtphát. So sánh tính chất của đơn chất và một số hợp chất của nitơ và phôt pho.
2. Kĩ năng: Trên cơ sở các kiến thức hóa học của chương II, luyện tập kĩ năng giải bài tập hóa học.
3. Phương pháp: Thảo luận theo nhóm.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên chuẩn bị các bảng so sánh.
- Bài tập thực nghiệm phân biệt muối nitrat, amoni và phôt phat.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Học sinh làm các bài tập ở SGK trước.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1.
GV:
1. Tính chất của đơn chất nitơ và phôt pho ?
- Cấu hình electron:
- Độ âm điện:
- Cấu tạo phân tử:
- Các số oxi hóa có thể có:
- Tính chất hóa học cơ bản:
2. Tính chất của NH3 và muối amoni :
- Tính chất vật lí:
- Tính chất hóa học:
- Điều chế:
- Nhận biết:
Hoạt động 2
GV:
1. Tính chất của các axit HNO3 và H3PO4 :
- Công thức cấu tạo.
- Số oxi hóa của nguyên tố trung tâm.
- Tính axit, oxi hóa.
- Nhận biết.
2. Tính chất của muối nitrat và phôt phat:
Hoạt động 3.
GV: Viết sơ đồ và phương trình phản ứng điều chế đạm amoniclorua từ N2, H2, Cl2 và các hóa chất cần thiết.
Hoạt động 4
GV: Viết phương trình thực hiện dãy chuyển hóa:
a.
N2 (1) NH3 (2) NH4NO3
(4) (3) (8)
NO (5) NO2 (6) HNO3
(7)
b.
P B C
P2O5.
Hoạt động 5
GV: Chép đề và yêu cầu HS lên trình bày.
Khi cho 3,00 gam hỗn hợp Cu và Al tác dụng với dd HNO3 đặc, dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Tính %(m) của mỗi kim loại trong hh?
Hoạt động 6
GV: Yêu cầu HS chép bài vào tập và lên bảng trình bày.
Cho 6,00 gam P2O5 vào 25,0ml dd H3PO4 6,00% (D = 1.03g/ml). Tính nồng độ % của dd H3PO4 tạo ra ?
Hoạt động 7
GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày.
Cần bón bao nhiêu kg đạm chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây , biết 1 kg khoai tây cần 60,0 kg Nitơ ?
HS:
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời.
HS:
- Học sinh làm việc theo nhóm, thảo luận và trả lời.
HS:
* Sơ đồ:
H2 HCl
NH3 NH4Cl.
* Phản ứng:
H2 + Cl2 2HCl.
3H2 + N2 2NH3.
NH3 + HCl = NH4Cl.
HS:
(1) 3H2 + N22NH3
(2)NH3 + HNO3 = NH4NO3
(3) NH4NO3 + NaOH
NaNO3 + NH3 + H2O
(4) N2 + O2 2NO
(5) 2NO + O2 = 2NO2
(6)4NO2+O2+2H2O=4HNO3
(7) Cu + 4HNO3đặc =
Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
(8) HNO3 + NH3 = NH4NO3
2P + 3Ca Ca3P2 (B)
Ca3P2 + 6HCl
3CaCl2+ 2PH3 (C)
2PH3 + 4O2 P2O5 +
3H2O.
HS: lên bảng trình bày
Cu - 2e Cu+2.
Al - 3e Al+3.
N+5 + 1e N+4.
nNO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol.
Đặt nCu = x và nAl = y, ta có
2x + 3y = 0,2 (1)
64x + 27y = 3,00 (2)
Giải (1) và (2) ta có
x = 0,026mol; y = 0,049mol
%(m)Cu = 55,5%
%(m)Al = 44,5%.
HS: Trình bày
P2O5 + 3H2O = 2H3PO4.
nP2O5= 0,042mol
→ nH3PO4 = 0,084 + 0,016 =
0,1mol.
→ mH3PO4 = 0,1x 98 =
9,8 gam.
C% H3PO4 = 30,9%.
HS: Lên bảng trình bày, giáo viên kiểm tra và bổ sung thêm.
I. Các kiến thức cần nắm vững:
1. Tính chất của đơn chất nitơ và phôt pho :
- Cấu hình electron:
- Độ âm điện:
- Cấu tạo phân tử:
- Các số oxi hóa có thể có:
- Tính chất hóa học cơ bản:
2. Tính chất các hợp chất của nitơ và phôt pho ?
a. NH3, muối amoni :
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hóa học.
- Điều chế.
- Nhận biết.
b. HNO3, H3PO4:
- Công thức cấu tạo.
- Số oxi hóa của nguyên tố trung tâm.
- Tính axit.
- Tính oxi hóa.
- Nhận biết.
c. Muối nitrat và muối phôt phat:
- Tính chất của muối :
* Tác dụng với axit.
* Tính oxi hóa.
* Bị phân hủy nhiệt.
- Nhận biết.
II. Bài toán luyện tập:
Bài 1: Viết sơ đồ và phương trình phản ứng điều chế đạm amoniclorua từ N2, H2, Cl2 và các hóa chất cần thiết.
Giải:
* Sơ đồ: H2 HCl
NH3 NH4Cl.
* Phản ứng:
H2 + Cl2 2HCl.
3H2 + N2 2NH3.
NH3 + HCl = NH4Cl.
Bài 2: Viết pt thực hiện dãy biến hóa:
a.
N2 (1) NH3 (2) NH4NO3
(4) (3) (8)
NO (5) NO2 (6) HNO3
Giải (7)
(1) 3H2 + N22NH3
(2)NH3 + HNO3 = NH4NO3
(3) NH4NO3 + NaOHNaNO3 +NH3 + H2O
(4) N2 + O2 2NO
(5) 2NO + O2 2NO2
(6)4NO2+O2+2H2O4HNO3
(7) Cu + 4HNO3đặcCu(NO3)2 +
2NO2 + 2H2O
(8) HNO3 + NH3 = NH4NO3
b. P B C P2O5
Giải:
2P + 3Ca Ca3P2 (B)
Ca3P2 + 6HCl 3CaCl2+ 2PH3 (C)
2PH3 + 4O2 P2O5 + 3H2O.
Bài 3: Cho 3,00 gam hh Cu và Al tác dụng với dd HNO3 đặc, dư, đun nóng, sinh ra 4,48 lít khí duy nhất NO2 (đktc). Tính %(m) của mỗi kim loại ?
Giải:
Cu - 2eCu+2.
Al - 3e Al+3. N+5 + 1e N+4.
nNO2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol.
Đặt nCu = x và nAl = y, theo điẹnh luật bảo toàn mol electron ta có :
2x + 3y = 0,2 (1)
64x + 27y = 3,00 (2)
Giải (1) và (2) được:
x = 0,026mol ; y = 0,049mol
%(m)Cu = 55,5% ; %(m)Al = 44,5%.
Bài 4: Cho 6,00 gam P2O5 vào 25,0ml dd H3PO4 6,00% (D = 1.03g/ml). Tính nồng độ % của dd H3PO4 tạo ra?
Giải:
P2O5 + 3H2O = 2H3PO4.
nP2O5= 0,042mol
→ nH3PO4 = 0,084 + 0,016 = 0,1mol.
→ mH3PO4 = 0,1x 98 = 9,8 gam.
C% H3PO4 = 30,9%.
Bài 5: Cần bón bao nhiêu kg đạm chứa 97,5% NH4NO3 cho 10,0 hecta khoai tây , biết 1 hecta khoai tây cần 60,0 kg Nitơ ?
Giải:
1,00 hecta khoai tây cần 60,0 kg Nitơ
10,00 ---------------------600,0
1 kg đạm chứa 0,975kg NH4NO3 tức là có (0,975:80).28 = 0,34 kg N.
→ m đạm = 600,0 : 0,34 = 1758,2 kg.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Chuẩn bị bài thực hành cho tiết sau.
Rút kinh nghiệm
Tiết 22 Ngày soạn: 20/10/2012
Tuần 11 Ngày dạy: 30/10/2012
BÀI THỰC HÀNH 2:
TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITƠ, PHOTPHO.
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
Biết được :
Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm :
- Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro.
- Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao.
- Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho).
2.Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học.
- Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3. Trọng tâm
- Tính chất một số hợp chất của nitơ ;
- Tính chất một số hợp chất của photpho .
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
a. Dụng cụ thí nghiệm:
Ống nghiệm; giá thí nghiệm ; ống nhỏ giọt ; kẹp hóa chất và đèn cồn.
b. Hóa chất :
Các dd : HNO3 đặc, loãng (15%) ; KNO3 tinh thể : Một số loại phân bón hóa học : KCl, (NH4)2SO4, Ca(H2PO4)2.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Yêu cầu học sinh ôn tập các kiến thức đã học để làm thí nghiệm.
III. Tiến hành thí nghiệm:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
GV: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
I. Thí nghiệm 1:
Tính oxi hóa của dd HNO3 đặc và loãng.
II. Thí nghiệm 2:
Tính oxi hóa của muối KNO3.
III. Thí nghiệm 3:
Phân biệt một số loại phân bón hóa học.
IV.Tường trình thí nghiệm:
Học sinh viết tường trình theo mẫu nộp và cuối giờ.
HS:
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng , giải thích và viết tường trình.
I. Thí nghiệm 1:
Tính oxi hóa của dd HNO3 đặc và loãng.
II. Thí nghiệm 2:
Tính oxi hóa của muối KNO3.
III. Thí nghiệm 3:
Phân biệt một số loại phân bón hóa học.
IV.Tường trình thí nghiệm:
BẢNG TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM
Tên thí nghiệm
Dụng cụ và
hóa chất
Nội dung tiến hành
Hiện tượng
Giải thích , phương trình phản ứng
Ghi chú.
Tính oxi hóa của dd HNO3 đặc và loãng.
2 ống nghiệm, dd HNO3 đặc và loãng (15%) , 2 mẫu kim loại Cu.
Bông tẩm xút.
- Cho dd HNO3 và loãng (1ml) vào 2 ống nghiệm .
- Thêm vào mỗi ống nghiệm 1 mẫu Cu.
- Đun nhẹ ống chứa axit loãng.
- Đặt bông có tẩm xút lên miệng 2 ống nghiệm.
- Dd trong 2 ống n0 chuyển sang màu xanh.
- Khí màu nâu bay ra ngay ở dd đặc,không màu hóa nâu ở dd loãng.
- Dung dịch HNO3 oxi hóa các mẫu Cu tạo dd muối Cu2+ có màu xanh.
- Axit đặc giải phóng khí NO2 có màu nâu đỏ.
- Axit loãng giải phóng NO không màu và hóa nâu trong không khí.
Cu +4HNO3 đặc --> Cu(NO3)2
+ 2NO2 + 2H2O.
3Cu + 8HNO3 loãng -t0->
3Cu(NO3)2 + 2NO + 8H2O.
2NO + O2 --> 2NO2.
Đặt bông tẩm xút để hấp thụ NO2 độc.
Tính oxi hóa của KNO3.
Ống nghiệm.
KNO3 tinh thể.
Than, đèn cồn.
Kẹp hóa chất.
Giá thí n0.
- Cho vào ống n0 1 thìa KNO3 tinh thể và kẹp vào giá thí n0.
- Đun cho KNO3 nóng chảy.
- Đốt cháy đỏ một mẫu than và cho vào ống n0 trên.
Than nóng đỏ bùng cháy sáng trong
KNO3 nóng chảy
- 2KNO3 -t0-> 2KNO2 + O2. - Oxi sinh ra sẽ làm cho mẫu than bùng cháy sáng.
- C + O2 = CO2.
Phân biệt một số lọai phân bón hóa học.
Ống n0, nước cất.
Mẫu phân bón
(NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2.
dd NaOH, AgNO3, đèn cồn.
- 3 ống n0 (1), (2), (3) chứa nước cất.
- Thêm 3 mẫu phân vào 3 ống n0, lắc cho tan hết.
- Thêm vào ống 1 dd NaOH, đặt mẫu quỳ ẩm trên miệng ống n0, đun nhẹ.
- Thêm vào 2 ống 2 và 3 dd AgNO3.
- Các mẫu phân tan hết, được dd trong suốt.
- Ống 1 có khí làm xanh giấy quỳ ẩm.
- ống 2 có kết tủa trắng xuất hiện.
- ống 3 không có hiện tượng gì.
- Các mẫu phân trên là các muối tan được trong nước.
- Ống 1 có NH3 bay lên làm xanh quỳ ẩm.
NH4+ + OH- --> NH3 + H2O.
- Ống 2 tạo AgCl là chất không ta có màu trắng do
Cl- + Ag+ = AgCl.
- Ống 3 không có phản ứng xảy ra nên không thấy hiện tượng gì.
IV.CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ
Học bài của chương chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
Rút kinh nghiệm
Tuần 11 Ngày soạn: 25/10/2012
Tiết 11 (TC) Ngày dạy: 01/11/2012
LUYỆN TẬP NITƠ - PHOTPHO
I. MỤC TIÊU
1. Học sinh biết được kiến thức đã học giải bài tập
2. Học sinh vận dụng giải tập tổng kết chương nitơ - photpho
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị giáo viên:Giáo án
2. Chuẩn bị học sinh: Ôn tập lí thuyết các bài trước
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY
1/ Ổn định lớp
2/ Bài cũ: (không kiểm tra)
3/ Bài mới:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1:
Chỉ dùng một hóa chất duy nhất để phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
GV: Cho HS xung phong lên bảng giải
GV: Gọi HS nhận xét ghi điểm
Hoạt động 2:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2:
Khi hòa tan hoàn toàn 1,5875 gam một kim loại hóa trị III trong dung dịch HNO3 loãng thu được 604,8 ml hỗn hợp khí N2 và NO ở (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm tên M
GV: Gợi ý hướng dần HS cách giải, yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 3:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3:
NH4Cl NH3N2NO
NO2HNO3NaNO3
NaNO3
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 4:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 4:
Cho 200ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào tạo thành? Với khối lượng là bao nhiêu.
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày. Các HS còn lại làm và theo dõi bài của bạn
GV: Gọi HS nhận xét, ghi điểm
HS: Chép đề
HS: Thảo luận làm bài
HS: Lên bảng trình bày, các HS còn lại lấy nháp làm bài
HS: Chép đề
HS: Lên bảng trình bày, các HS còn lại lấy nháp làm bài
HS: Chép đề
HS:Lên bảng trình bày
HS: Chép đề
HS:Lên bảng trình bày
Bài 1:
Chỉ dùng một hóa chất duy nhất để phân biệt các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: NaCl, Na2SO4, NH4Cl, (NH4)2SO4
Giải:
- Trích mỗi lọ ra một ít để làm mẫu thử
- Cho Ba(OH)2 lần lượt vào các mẫu thử
+ Mẫu thử không có hiện tượng: dung dịch NaCl
+ Mẫu thử có kết tủa trắng : dung dịch Na2SO4
Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH
+ Mẫu thử có khí mùi khai : dung dịch NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
+ Mẫu thử có kết tủa trắng, có khí mùi khai : dung dịch (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
Bài 2:
Khi hòa tan hoàn toàn 1,5875 gam một kim loại hóa trị III trong dung dịch HNO3 loãng thu được 604,8 ml hỗn hợp khí N2 và NO ở (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm tên M
Giải
M + 4HNO3 M(NO3)3 + NO + 2H2O
x 4x 2x (mol)
10M+ 36HNO3 10M(NO3)3 + 3N2 + 18H2O
y 3/10y
Theo bài ra ta có: x + = 0,27 (1)
(2)
Giải (1) và (2) được x = 0,0135; y = 0,045
Số mol của M là 0,045 + 0,0135 = 0,0585 (mol)
Vậy M là Al
Bài 3:
NH4Cl NH3N2NO
NO2HNO3NaNO3
NaNO3
Giải
1/ NH4Cl + NaOH NH3 + H2O + NaCl
2/ NH3 + 3O2 2 N2 + 6H2O
3/ N2 + O2 2NO
4/ 2NO+ O2 2NO2
5/ 4NO2 + 2H2O + O2 4 HNO3
6/ HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O
7/ 2NaNO3 2NaNO2 + O2
Bài 4:
Cho 200ml dung dịch H3PO4 1,5M tác dụng với 250ml dung dịch NaOH 2M. Hỏi muối nào tạo thành? Với khối lượng là bao nhiêu.
Giải
Số mol của NaOH = 0,2.1,5 =0,5 (mol)
Số mol H3PO4 = 0,25.2 = 0,3 (mol)
Tỉ lệ 0,5/0,3 = 1,67 nên tạo hai muối , Na2HPO4, NaH2PO4
2NaOH +H3PO4"Na2HPO4+2H2O
2x x x
NaOH + H3PO4" NaH2PO4+ H2O
y y y
Ta có: x + y = 0,3
2x + y = 0,5
→ x = 0,2, y = 0,1
→ Khối lượng muối Na2HPO4 = 142.0,2= 28,4g,
Khối lượng NaH2PO4 = 120.0,1= 12gam.
IV. CỦNG CỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC Ở NHÀ
Hòa tan 4,59 g Al bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối đối với H2 bằng 16,75. Tỉ lệ thể tích khí trong hỗn hợp là
A. B. C. D.
Chuẩn bị bài tiếp theo
Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tuan_11_le_hong_phuoc.doc