I. KHÁI NIỆM-PHÂN LOẠI-TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN.
1. Khái niệm:
Lipit là những HCHC có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi không phân cực.
2. Phân loại:
Lipit là các este phức tạp bao gồm:
- chất béo (triglxerit).
- Sáp (là este của monoankol cao(n 16) với axit béo (n 16) : sáp ong CH3(CH2)14COOCH2(CH2)28CH3.
- Steroit là hỗn hợp của sterol và este của nó với axit béo. (sterol là những monoankol gồm 4 vòng có chung cạnh).
- Photpholipit là este của glixerol chứa 2 gốc axit béo và một gốc photphat hữu cơ.
Trọng tâm học là CHẤT BÉO.
Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C, không phân nhánh.
Các axit béo thường gặp :
CH3(CH2)14COOH : axit panmitic ; CH3(CH2)16COOH : axit stearic ;
Axit oleic. Axit linoleic
3. Trạng thái tự nhiên của chất béo :
Có trong dầu, mở của thực động vật: mở động vật: rắn; dầu thực vật: lỏng
2 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 08/07/2022 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 12 - Lipit - Phan Bình An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIPIT.
KHÁI NIỆM-PHÂN LOẠI-TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN.
Khái niệm:
Lipit là những HCHC có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi không phân cực.
Phân loại:
Lipit là các este phức tạp bao gồm:
chất béo (triglxerit).
Sáp (là este của monoankol cao(n 16) với axit béo (n 16) : sáp ong CH3(CH2)14COOCH2(CH2)28CH3.
Steroit là hỗn hợp của sterol và este của nó với axit béo. (sterol là những monoankol gồm 4 vòng có chung cạnh).
Photpholipit là este của glixerol chứa 2 gốc axit béo và một gốc photphat hữu cơ.
Trọng tâm học là CHẤT BÉO.
Chất béo là trieste của glixerol với axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử C, không phân nhánh.
Các axit béo thường gặp :
CH3(CH2)14COOH : axit panmitic ; CH3(CH2)16COOH : axit stearic ;
Axit oleic. Axit linoleic
Trạng thái tự nhiên của chất béo :
Có trong dầu, mở của thực động vật: mở động vật: rắn; dầu thực vật: lỏng
CẤU TẠO CỦA CHẤT BÉO:
Trong đó R’, R’’, R’’’ là những hidrocacbon có thể giống nhau
hoặc khác nhau; có thể no hoặc không no; không phân nhánh.
TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
ở nhiệt độ thường chất béo ở trạng thái rắn hoặc lỏng.
nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Dễ nóng chảy
TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
Phản ứng thủy phân: Trong môi trương axit chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:
+ 3H2O +
Triglixerit. Glixerol. Các axit béo.
Phản ứng xà phòng hóa:
đun nóng chất béo với dung dịch NaOH (hoặc KOH) thu được glixerol và xà phòng:
+
+ 3NaOH
Triglixerit. Glixerol. Xà phòng.
Phản ứng hidrohóa:
Với chất béo có gốc axit béo không no tác dụng với hidro ở nhiệt độ và áp suất cao:
+ 3H2
Triolein (lỏng). tristearin (rắn).
Phản ứng oxi hóa:
Nối đôi C=C ở gốc không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit.=> đó là nguyên nhân gây ra hiện tượng dầu mở để lâu bị ôi.
MỘT SỐ KHÁI NIỆM KHÁC:
+ chỉ số axit:
để đánh gía lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit.
Chỉ số axit tự do là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
+ chỉ số xà phòng hóa:
Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết hết lượng este trong 1 gam chất béo.
+ Chỉ số iot:
trong chất béo có chứa nối đôi C=C trong gốc axit không no. Để xác định số liên kết đôi C=C đó người ta dùng chỉ số iot.
Chỉ số iot là số gam iot dùng để tác dụng hết với 100 gam chất béo.
BÀI TẬP:
Bài 1:
Tính chỉ số axit của một chất béo mà muốn trung hòa 2,8 g chất béo đó cầm 3 ml dung dịch KOH 0,1M.
Tính khối lượng KOH cần để trung hòa 4 g chất béo có chỉ số axit là 7.
Muốn xà phòng hóa 100 g chất béo có chỉ số axit là 7 người ta phải dùng 0,32 mol KOH. Tính khối lượng glixerol thu được.
Bài 2:
Cho 0,25 mol NaOH vào 20 g chất béo trung tính và nước rồi đun nóng, khi phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn người ta thu được hỗn hợp có tính bazơ và muốn trung hòa thì phải dùng 0,18 mol HCl.
Tính khối lượng NaOH cần để xà phòng hóa 1 tấn chất béo.
Từ 1 tấn chất béo có thể điều chế được bao nhiêu g glixerol và bao nhiêu xà phòng nguyên chất?
Tìm khối lượng phân tử trung bình của các axit béo trong thành phần cấu tạo chất béo.
Bài 3:
Để định khối lượng phân tử của 1 lipit, người ta lấy 2 lọ A, B. Lọ A đựng 0,3125 g chất béo đó, còn lọ B không chứa chất béo nào. Cho vào 2 lọ cùng với lượng dư KOH trong ankol. Sau đó người ta định phân KOH trong 2 lọ A,B bằng HCl 0,1 M người ta thấy trong sự định phân KOH còn dư trong lọ A phải dùng 7,2 ml dung dịch HCl 0,1M và trong lọ B phải dùng 18,2 ml dung dịch HCl0,1M.
xác định phân tử lượng của chất béo.
Định PTL trung bình của các axit béo tạo nên chất béo.
Xác định các CTCT có thể có của chất béo biết rằng hỗn hợp các axit trên gồm 2 axit béo no có PTL gần nhau nhất.
Bài 4:
Một hợp chất hữu cơ a có khối lượng hơi so với khối lượng hơi ankol etylic có cùng thể tích trong cùng điều kiện lớn gấp 1,261 lần. Khi đốt cháy 2,9 g chất A thu được 3,36 lit CO2đktc và 2,7 g H2O. Chất A tác dụng với dung dịch KMnO4 cho ra ankol B. B tác dụng mạnh với na và tạo dung dịch màu xanh với Cu(OH)2. A tác dụng hoàn toàn với H2(Ni) tạo chất C đồng đẳng etanol.
Xác định CTCT và gọi tên của A, B, C.
Từ B và hỗn hợp axit stearic, axit panmitic tạo được bao nhiêu este đồng chức. viết CTCT của các este đó.
Viết phương trình phản ứng điều chế B từ ankan tương ứng.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_12_lipit_phan_binh_an.doc