I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng :
- Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ :
Tạo niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử).
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ, sơ đồ hình 2.5/48.
- Học sinh: nghiên cứu trước bài trước ở nhà
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ(6’) :
- Thế nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hóa học ? cho ví dụ minh họa .
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 12.2/15 sách bài tập.
3.Bài mới(1’): Chất có thể biến đổi từ chất này thành chất khác. Quá trình đó được gọi là gì, diễn ra như thế nào bài mới .
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 18: Phản ứng hóa học (Tiết 1) - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 09 Ngày soạn : 25/10/2012.
Tiết 18 Ngày giảng :27/10/2012.
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng :
- Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
- Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
3. Thái độ :
Tạo niềm say mê và hứng thú học tập cho học sinh.
4. Trọng tâm:
- Khái niệm về phản ứng hóa học (sự biến đổi chất và sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử).
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: bảng phụ, sơ đồ hình 2.5/48.
- Học sinh: nghiên cứu trước bài trước ở nhà
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu :
- Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ(6’) :
- Thế nào là hiện tượng vật lý? Hiện tượng hóa học ? cho ví dụ minh họa .
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 12.2/15 sách bài tập.
3.Bài mới(1’): Chất có thể biến đổi từ chất này thành chất khác. Quá trình đó được gọi là gì, diễn ra như thế nào g bài mới .
4. Hoạt động dạy –học (30’):
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1 . Phản ứng hoá học là gì ?(14’)
- Gv: nhắc lại thí nghiệm của bài trước(Fe + S và đường ® than), yêu cầu học sinh cho biết trong quá trình biến đổi đó thì chất mới nào đã được tạo thành?
- Gv nhận xét và giới thiệu:quá trình mà từ chất này biến đổi thành chất khác: phản ứng hoá họcgvậy phản ứng hoá học là gì ?
- Gv cho HS đọc phần 1 sách giáo khoa.
+ Trong phản ứng hóa học chất nào là chất tham gia phản ứng và chất nào là chất tạo thành hay là sản phẩm ?
-Gv giới thiệu phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ và hướng dẫn hs cách ghi và đọc trình chữ.
- Gv gọi 2 HS lên bảng ghi phương trình chữ của 2 thí nghiệm ở tiết học trước đã làm.
-Gv cho HS thảo luận làm bài tập vào bảng nhóm: viết phương trình chữ và chỉ rõ chất tham gia và sản phẩm trong các phản ứng hóa học sau:
+Trong lò nung đá vôi (canxi cacbonat) chuyển dần thành vôi sống và khí cacbonđioxit.
+ Lưu huỳnh cháy trong không khí taọ ra khí lưu huỳnh đioxit.
-GV giới thiệu trong không khí có khí oxi, các chất cháy trong không khí thường là chất đó tác dụng với oxi.
- Gv gọi hs đọc các phương trình chữ ở bài tập trên.
- Gv lưu ý: trong quá trình phản ứng thì lượng chất phản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng lên.
HS lắng nghe và trả lời: chất mới được tạo thành trong thí nghiệm trước là sắt (II) sunfua và than.
- HS định nghĩa về phản ứng hoá học .
-Hs đọc và nghiên cứu thông tin sách giáo khoa, trả lời câu hỏi : chất ban đầu bị biến đổi (chất tham gia) chất mới sinh ra (sản phẩm)
- Hs ghi và đọc trình chữ chữ.
2 Hs lên bảng ghi phương trình chữ.
Hs thảo luận làm bài vào bảng nhóm .
- Các nhóm treo bảng con lên và tự nhận xét lẫn nhau
+Canxi cacbonat canxi oxit + khí cacbonic
+ Lưu huỳnh + khí oxi lưu huỳnh đioxit.
- Hs lắng nghe chăm chú.
-Hs đọc các phương trình chữ .
HS lắng nghe.
I. Định nghĩa .
- Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác (Fe thành FeS).
chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm (chất tạo thành).
-Chất ban đầu tham gia phản ứng gọi là chất tham gia( chất ban đầu).
-Chất được tạo thành sau phản ứng gọi là sản phẩm (chất tạo thành).
-Phản ứng hoá học được ghi theo phương trình chữ: Tên các chất phản ứng ® tên các sản phẩm
* Ví dụ 1:
Lưu huỳnh +sắt ®sắt(II) sunfua.
(chất tham gia) (sản phẩm)
Đọc là : Lưu huỳnh tác dụng với sắt tạo ra sắt (II )sunfua.
* Ví dụ 2:
Đườngthan + hơi nước
(Chất tham gia) (sản phẩm)
Đọc là :đường bị phân huỷ thành than và hơi nước .
Hoạt động 2 . Diễn biến của phản ứng hoá học (16’)
- Gv treo tranh Hình 2.5/48/sách giáo khoa.Yêu cầu HS quan sát, thảo luận trả lời các câu hỏi :
+ Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? các nguyên tử nào liên kết với nhau?
+ Sau phản ứng (hình c) có các phân tử nào? các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
+ Trong phản ứng số nguyên tử H cũng như số nguyên tử O có giữ nguyên không ?
+Các phân tử trước và sau phản ứng có khác nhau không?
+ Rút ra kết luận : trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự thay đổi gì? kết quả là gì?
- HS quan sát hình, thảo luận nhóm .
-Đại diện nhóm hs trả lời:
+ Trước phản ứng có 2 phân tử hiđrô và 1 phân tử oxi. Hai nguyên tử H liên kết với nhau ; 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau .
+ Sau phản ứng có 2 phân tử nước tạo thành. Trong đó 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđrô.
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố không thay đổi (4H và 2O)
+ Các phân tử trước và sau phản ứng khác nhau.
+Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
II.Diễn biến của phản ứng hoá học .
* Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
5/ Nhận xét – Dặn dò (7’)
* Củng cố : - HS trả lời câu hỏi sau:
- Phản ứng hoá học là gì ? Diễn biến của phản ứng hoá học ?
- Viết phương trình chữ của các phản ứng hoá học sau :
a.Than cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic.
b.Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbonđioxit và hơi nước .
c.Thả 1 cây đinh sắt vào dung dịch axit clohidric tạo thành sắt (II)clorua và khí hidro.
* Dặn dò : Về nhà học bài và làm bài tập 1 , 2, 3, 4 / 50 SGK
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_18_phan_ung_hoa_hoc_tiet_1_nguyen.doc