I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm.
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học
- Viết tường trình hóa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học , tính cẩn thận , chính xác khi sử dụng cụ ,tiết kiệm hoá chất.
4. Trọng tâm:
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tuợng hóa học.
- Điều kiện phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
II. CHUẨN BỊ:
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 20: Bài thực hành 3 "Phản ứng hóa học và dấu hiệu của phản ứng hóa học" - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn :01/11/2012.
Tiết 20 Ngày giảng : 03/11/2012.
BÀI THỰC HÀNH 3
PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ DẤU HIỆU
CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức : biết được
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm.
- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
- Hiện tượng hóa học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hóa than.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng dụng cụ, hóa chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hóa học
- Viết tường trình hóa học.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học , tính cẩn thận , chính xác khi sử dụng cụ ,tiết kiệm hoá chất.
4. Trọng tâm:
- Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tuợng hóa học.
- Điều kiện phản ứng hóa học xảy ra và dấu hiệu để nhận biết phản ứng hóa học xảy ra.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
Tên thí nghiệm
Hoá chất
Dụng cụ
TN1.Hoà tan và đun nóng Kalipemanganat
KMnO4 , nước
ống nghiệm18c, ống hút6c, đèn cồn6c,kẹp gỗ 6c, que diêm
TN2. Phản ứng của Canxihidroxit.
CaO ,nước , Na2CO3, giấy lọc
ống nghiệm 24c, ống hút6c,kẹp gỗ 6c, ống tt 6c, phễu tt ,cốc tt
b. Học sinh: ôn tập các kiến thức có liên quan đến bài thực hành.
2. Các phương pháp dạy học chủ yếu:
- Thí nghiệm thực hành , hỏi đáp
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số
2. Giới thiệu bài mới (1’): Trong bài thực hành này sẽ giúp các em phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học và nhận biết được dấu hiệu khi có phản ứng xảy ra.
3. Vào bài mới (41’):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1(6’):Kiểm tra việc chuẩn bị của HS và hướng dẫn các thao tác của thí nghiệm.
-Gv kiểm tra việc chuẩn bị bài thí nghiệm của hs và kiểm tra kiến thức có liên quan :
+ Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
+ Dựa vào dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra ?
-Gv đặt câu hỏi và hướng dẫn HS các thao tác của từng thí nghiệm:
+ Rót chất lỏng vào ống nghiệm.
+ Hòa tan chất rắn trong ống nghiệm có nước.
+ Lắc ống nghiệm.
+ Cách đun nòng ống nghiệm.
+ Thổi hơi thở vào chất lỏng trong ống nghiệm qua ống dẫn thủy tinh.
+ Cách đưa tàn đóm lên miệng ống nghiệm.
-HS báo cáo việc chuẩn bị của mình
-Hs nhắc lại khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
-Dấu hiệu là dựa vào chất mới xuất hiện có tính chất khác với chất ban đầu.
HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi về thao tác tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động2: thực hành(28’)
1.Thí nghiệm 1:Hoà tan và đun nóng Kalipemangannat.
-Gv gọi 1 HS nêu các dụng cụ và hóa chất cần thiết cho thí nghiệm 1.
-Gọi 1 hs nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
-Gv nhận xét và hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước:
* Lấy 1 lượng thuốc tím chia làm 3 phần .
+Phần 1:bỏ vào ống nghiệm 1 đựng nước lắc cho tan,quan sát .
+Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 rồi đun nóng. Lấy que đóm còn tàn đỏ để thử , nếu thấy que đóm còn cháy thì tiếp tục đun, không cháy nữa thì ngừng đun, để nguội đổ nước vào. Quan sát ( chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không) , màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm.
- Trong 2 ống nghiệm , ở ống nào xảy ra hiện tượng vật lí , ống nào xảy ra hiện tượng hoá học ?
- Gv theo dõi hs làm thí nghiệm, giúp đỡ khi cần thiết.
2.Thí nghiệm 2: Phản ứng của caxi hidroxit.
Gv gọi 1 HS nêu các dụng cụ và hóa chất cần thiết cho thí nghiệm 1.
-Gọi 1 hs nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
-Gv nhận xét và hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước:
a. Lấy 2 ống nghiệm, ống 1 cho nước, ống 2 cho nước vôi trong vào. Dùng ống thuỷ tinh thổi hơi vào 2 ống nghiệm. Quan sát .
b.Nhỏ dung dịch Natricacbonat vào 2 ống nghiệm ở trên. Quan sát .
-Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra? Viết phương trình chữ của phản ứng?
- Gv yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm.
- Gv theo dõi hs làm thí nghiệm , giúp đỡ khi cần thiết .
1.Thí nghiệm:Hoà tan và đun nóng Kalipemangannat.
-Hs nêu các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
- Hs nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
-HS theo dõi, nắm các bước tiến hành.
-HS làm thí nghiệm , nhận xét hiện tượng:
+ Phần 1 : Ống nghiệm chỉ xảy ra hiện tượng vật lý (KMnO4 tan hết trong nước thành dung dịch và vẫn giữ nguyên màu tím).
+ Phần 2 :
- Tàn đóm bùng cháy khi đưa lên miệng ống nghiệm (2) do có oxi thoát ra từ KMnO4 bị nhiệt phân khi đun nóng ( phản ứng xảy ra và đó là hiện tượng hóa học).
- Đổ nước vào ống nghiệm (2) sau khi d0e63 nguội thì chất rắn không tan hết g KMnO4 đã tham gia phản ứng hóa học biến đổi thành chất rắn khác, chất rắn này không tan trong nước và màu của dung dịch trong ống nghiệm (2) sau phản ứng hóa học không còn màu tím.
2.Thí nghiệm 2: Phản ứng của caxi hidroxit.
-Hs nêu các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
- Hs nêu các bước tiến hành thí nghiệm.
-HS theo dõi, nắm các bước tiến hành.
-HS làm thí nghiệm , nhận xét hiện tượng:
- Ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì g không có phản ứng hóa học xảy ra.
- Ống nghiệm (2) đựng nước vôi trong (dung dịch canxi hdroxit )thấy có vẩn đục g có phản ứng hóa học xảy ra giữa CO2 trong hơi thở với dung dịch canxi hidroxit.
- Ống nghiệm (1) đựng nước không có hiện tượng gì g không có phản ứng hóa học xảy ra.
- Ống nghiệm (2) đựng nước vội trong thấy có vẩn đục g có phản ứng hóa học xảy ra giữa natri cacbonat với dung dịch canxi hidroxit.
- 2HS viết phương trình chữ :
a.Cacbonđioxit + canxihidroxit gcanxi cacbonat + nước
b. Caxihiđrôxit + natri cacbonat ® Canxi cacbonat + natri hiđrôxit
Hoạt động 3 :(7’) :Viết bảng tường trình thí nghiệm – Vệ sinh phòng thực hành.
-Gv hướng dẫn hs làm báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu
-Gv hướng dẫn hs thu hồi hoá chất , vệ sinh dụng cụ , phòng thực hành
-Hs viết báo cáo theo mẫu hướng dẫn và nộp lại cho giáo viên.
- Hs dọn dẹp , rửa dụng cụ ,vệ sinh phòng thực hành
4. Củng cố - Dặn dò (2’) : - Gv nhận xét ý thức , thái độ của hs khi thực hành .
- Chuẩn bị bài mới : Xem trước bài “ Định luật bảo toàn khối lượng
IV.Nhận xét- Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_20_bai_thuc_hanh_3_phan_ung_hoa_h.doc