I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :Biết được:
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi) và sản xuất oxi trong công nghiệp.
- Khái niệm phản ứng phân hủy.
2. Kỹ năng:
- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3 và KMnO4.
- Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp (từ không khí và nước).
- Khái niệm phản ứng phân hủy.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 13/07/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 41, Bài 27: Điều chế khí Oxi. Phản ứng phân hủy - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn : 19/01/2013.
Tiết 41 Ngày giảng : 21/01/2013.
Bài 27: ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY.
I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức :Biết được:
- Phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ( hai cách thu khí oxi) và sản xuất oxi trong công nghiệp.
- Khái niệm phản ứng phân hủy.
2. Kỹ năng:
- Viết được phương trình điều chế khí oxi từ KClO3 và KMnO4.
- Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn được điều chế từ phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú học tập bộ môn.
4. Trọng tâm:
- Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp (từ không khí và nước).
- Khái niệm phản ứng phân hủy.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên:
+ Dụng cụ: giá sắt, ống nghiệm, ống dẫn khí, đèn cồn, diêm, chậu thủy tinh, lọ thủy tinh có nút nhám (2 cái), bông gòn, que đóm.
+ Hóa chất: KMnO4 , KClO3.
b. Học sinh: Học bài, làm bài, ôn lại phản ứng hóa hợp và đọc bài mới” Điều chế khí oxi – phản ứng phân hủy”.
2. Phương pháp: Trực quan, hợp tác nhóm, đàm thoại gợi mở.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’): kiểm tra sĩ số – việc làm bài ở nhà của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ:( 5’)
GV treo bảng phụ bài tập:
Câu 1: Cho các oxit có công thức hóa học sau: Fe2O3, SO2, Al2O3, P2O5, CuO, SO3, CO2. Dãy công thức hóa học nào sau đây đều thuộc loại oxit axit.
A. P2O5, CuO, SO3, CO2 B. : Fe2O3, Al2O3, CuO.
C. SO2, P2O5, SO3, CO2. D. SO2, P2O5, CuO, Al2O3.
t0
t0
Câu 2: Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào thuộc loại phản ứng hóa hợp:
t0
a). t0
S + O2 ® SO2 . c). 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O ® 4Fe(OH)3.
b). 2Cu + O2 ® 2CuO. d). CH4 + 2O2 ® CO2 +2 H2O.
A. a, b, d. B. b, c, d. C. a, c, d. D. a, b, c.
GV yêu cầu học sinh gọi tên các oxit axit ở bài 1.
3. Vào bài mới :(23’)
- GV phân tích cho học sinh thấy: để có các oxit từ các phản ứng trực tiếp như trên thì cần phải có oxi.
- GV yêu cầu học sinh nêu 1 vài ứng dụng của oxi trong thực tế mà các em biết.(Cần cho thợ phi công , thợ lăn, cần cho bệnh nhân, cần để đốt nhiên liệu.)
* Như vậy, để có được những bình khí oxi phục vụ cho 1 số thí nghiệm ở trong phòng thí nghiệm, cũng như để có được 1 lượng lớn khí oxi phục vụ cho đời sống thì chúng ta cần phải biết cách điều chế, cũng như cách để thu khí oxi. Vậy để điều chế khí oxi người ta dùng những hóa chất nào? Cách thu khí ra sao? Và những phản ứng như thế thuộc loại phản ứng nào? Chúng ta cùng vào tìm hiểu ở bài mới hôm nay
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học Sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (11’)
GV qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy cho biết:
? Những chất nào có thể dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
GV cho học sinh quan sát lọ đựng : KMnO4 và KClO3 và giới thiệu đây là 2 chất giàu oxi và dễ bị phân hủy bởi nhiệt.
GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm điều chế khí O2 từ KMnO4 và nhận biết khí thoát ra bằng tàn đóm đỏ.
GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi :
?1 Các em có nhận xét gì khi đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ?
?2. Chất khí sinh ra trong ống nghiệm làm que đóm bùng cháy là khí gì ?
GV vậy khí oxi được thu vào bình bằng cách nào ?
GV tiến hành thí nghiệm thu khí oxi theo 2 cách : đẩy không khí và đẩy nước.
? Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí và đẩy nước, vì sao?
GV giới thiệu : khi đun nóng KMnO4, ngoài khí oxi sinh ra, trong phản ứng còn có 2 chất mới được tạo thành là K2MnO4 và MnO2.
GV gọi học sinh lên bảng viết phương trình hóa học.
GV giới thiệu : Khi đun nóng KClO3 trong ống nghiệm cũng có khí oxi thoát ra. Ngoài khí oxi sản phẩm còn có KCl.
GV yêu cầu học sinh lên bảng viết phương trình điều chế khí oxi từ KClO3.
? Các em có kết luận gì khi điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4 và KClO3.
HS lắng nghe.
HS trả lời: KMnO4, KClO3.
HS quan sát và lắng nghe.
HS làm thí nghiệm theo nhóm.
Đại diện nhóm trả lời:
HS1. Que đóm bùng cháy.
HS2. Khí oxi.
HS theo dõi giáo viên làm thí nghiệm.
HS trả lời: vì khí oxi nặng hơn không khí và do oxi ít tan trong nước.
HS lắng nghe.
HS lên bảng viết phương trình điều chế.
HS lắng nghe.
HS lên bảng viết phương trình điều chế.
HS nêu kết luận.
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:
1. Thí nghiệm.
t0
2. Phương trình hóa học:
t0
2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 .
2KClO3® 2KCl + 3O2 .
* Cách thu khí oxi: 2 cách
+ Đẩy không khí.
+ Đẩy nước.
3. Kết luận:
* Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phản ứng phân hủy ( 12’).
GV treo bảng phụ:
* Hãy điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng sau:
t0
Phản ứng hóa học
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
t0
1). 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2 .
t0
2). 2KClO3 ® 2KCl + 3O2
3). CaCO3 ® CaO + CO2.
?. Em có nhận xét gì về số chất phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng trên?
GV: giới thiệu: những phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng phân hủy.
? em hãy rút ra định nghĩa về phản ứng phân hủy.
GV treo bảng phụ:
* Em hãy so sánh phản ứng phân hủy với phản ứng hóa hợp ( ở phần kiểm tra bài cũ) và điền vào bảng sau:
Số chất phản ứng
Số chất sản phẩm
Phản ứng hóa hợp
Phản ứng phân hủy.
HS thảo luận nhóm 2’, đại diện nhóm lên bảng điền.
HS: chỉ có 1 chất phản ứng, có hai hoặc nhiều chất sản phẩm.
HS lắng nghe.
HS nêu định nghĩa phản ứng phân hủy.
HS thảo luận nhóm 2’ hoàn thành bảng.
III. Phản ứng phân hủy:
* Định nghĩa: phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
t0
* Ví dụ:
CaCO3 ® CaO + CO2.
4. Củng cố – Dặn dò: (16’)
a. Củng cố (15’): GV treo bảng phụ bài tập:
t0
t0
t0
* Bài 1: Cân bằng các phương trình phản ứng và cho biết trong các phản ứng đó, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp, phản ứng nào là phản ứng phân hủy.
t0
t0
t0
a). Fe + Cl2 ® FeCl3. b). CuO + H2 ® Cu + H2O. c). KNO3 ® KNO2 + O2.
d). HgO ® Hg + O2. e). CH4 + O2 ® CO2 + H2O. f). P + O2 ® P2O5.
* Bài 2: Tính thể tích khí oxi (ở đktc) thu được khi nhiệt phân 12,25 gam kaliclorat (KClO3) trong phòng thí nghiệm.
- GV yêu cầu học sinh làm bài tập và nhận xét.
- GV nhận xét tình hình học tập của lớp.
b. Dặn dò (1’): - Về nhà làm bài tập: 1,2,3,4,5,6/sách giáo khoa/94.
- Đọc trước bài mới ”Không khí – sự cháy ”.
- Nhóm 3 lên bê dụng cụ, hóa chất xuống lớp học.
IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_41_bai_27_dieu_che_khi_oxi_phan_u.doc