I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
- Đa số học sinh ở trường có đầy đủ sách vở để học tập môn hoá như: sách giáo khoa, sách bài tập.
- Chương trình có sự đổi mới phù hợp với đặc điểm của từng học sinh và giáo viên.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp đến việc dạy và học trong nhà trường.
- Các giáo viên đều được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn thay sách giáo khoa.
- Giáo viên đã được dạy học phương pháp đổi mới. Có nhiều đồ dùng trực quan.
- Sách giáo khoa rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể, đẹp gây hứng thú học tập ở HS , đặc biệt một số thông tin qua mục “em có biết” đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho HS.
2/ Khó khăn:
- Phương tiện, đồ dùng giảng dạy như đèn chiếu, tranh ảnh, hoá chất, dụng cụ dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Trường chưa có phòng bộ môn.
- Phân phối chương trình một số tiết chưa phù hợp.
- Đa số học sinh là dân tộc ít người nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học, chưa hứng thú trong việc học tập môn hoá học.
- Phân bố dân cư ở quá xa so với trường nên học sinh đi học chưa đều, khó cho việc học tổ, học nhóm.
- Đa số học sinh còn thụ động trong việc học tập. Kỹ năng tính toán còn yếu.
11 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Khái quát một số nét chung - Võ Thị Bưởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT CHUNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1/ Thuận lợi:
Đa số học sinh ở trường có đầy đủ sách vở để học tập môn hoá như: sách giáo khoa, sách bài tập.
Chương trình có sự đổi mới phù hợp với đặc điểm của từng học sinh và giáo viên.
Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp đến việc dạy và học trong nhà trường.
Các giáo viên đều được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn thay sách giáo khoa.
Giáo viên đã được dạy học phương pháp đổi mới. Có nhiều đồ dùng trực quan.
Sách giáo khoa rõ ràng, có hình ảnh minh họa cụ thể, đẹp gây hứng thú học tập ở HS , đặc biệt một số thông tin qua mục “em có biết” đã cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho HS.
2/ Khó khăn:
Phương tiện, đồ dùng giảng dạy như đèn chiếu, tranh ảnh, hoá chất, dụng cụ dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu.
Trường chưa có phòng bộ môn.
Phân phối chương trình một số tiết chưa phù hợp.
Đa số học sinh là dân tộc ít người nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học, chưa hứng thú trong việc học tập môn hoá học.
Phân bố dân cư ở quá xa so với trường nên học sinh đi học chưa đều, khó cho việc học tổ, học nhóm.
Đa số học sinh còn thụ động trong việc học tập. Kỹ năng tính toán còn yếu.
3/ Thống kê số học sinh của lớp dạy:
Lớp
TSHS
GHI CHÚ (Những HS cần giáp đỡ)
9
11
II. YÊU CẦU, CHỈ TIÊU BIỆN PHÁP:
1/ Yêu cầu:
Cung cấp cho học sinh các bài lí thuyết, sau mỗi chương đều có luyện tập và thực hành nhằm đánh giá sự tiếp thu kiến thức từ phía học sinh, đồng thời tạo được hứng thú với môn học (trong nhữnh tiết thực hành). Học sinh biết làm thí nghiệm trong sách giáo khoa, làm được một số bài tập ở sách giáo khoa.
Biết quy trình thao tác với các hoá chất đã học, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản.
Biết vận dụng thành thạo và chắc chắn những kiến thức đã học trong việc học tập ở nhà cũng như trong cuộc sống.
Nắm được phương pháp giải bài tập.
2/ Chỉ tiêu:
Học kì
Lớp
TSHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
I
9
11
II
9
11
CN
9
11
3/ Biện pháp:
Thường xuyên kiểm tra.
Xây dựng tổ nhóm học tập, cuối mỗi bài học có bài tập củng cố và nâng cao.
Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời.
III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH:
1/ Chương trình:
HK I: 19 tuần x 2 tiết/ tuần = 36 ( có 2 tuần chỉ thực hiện 1 tiết/ tuần)
HK II: 18 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 ( có 2 tuần chỉ thực hiện 1 tiết/ tuần)
CẢ NĂM: 37 tuần x 2 tiết/ tuần = 70
Gồm 5 chương, 56 bài (70 tiết), trong đó:
47 tiết kí thuyết (chiếm 67,1%).
6 tiết luyện tập (chiếm 8,6%).
7 tiết thực hành (chiếm 10%).
4 tiết ôn tập (chiếm 5,7%).
6 tiết kiểm tra n(chiếm 8,6%).
2/ Cụ thể:
Chương I: CÁC LỌAI HỢP CHẤT
OXÍT
Kiến thức:
Tính chất hóa học: Oxít axít tác dụng với nước, dung dịch bazơ, oxít bazơ; Oxít bazơ tác dụng vớinước, dung dịch axít, oxít axít; Sự phân loại axít.
Tính chất, ứng dụng, điều chế CaO, SO2.
Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm và rút ra được tính chất hóa học của oxít bazơ, oxít axít.
Dự đoán, kiểm tra và kết luân được về tính chất hóa học của CaO, SO2.
Viết PTHH minh họa cho mỗi tính chất.
Phân biệt được một số oxít cụ thể.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxít trng hỗn hợp hai chất.
AXÍT
Kiến thức:
Tính chất hóa học của axít: Tác dụng với quì tím, với bazơ, oxít bazơ và với kim loại.
Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axít HCl, H2SO4 loãng và axít H2SO4 đặc (tác dụng với kim loại, tính háo nước). Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất của axít nói chung.
Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của axít HCl, H2SO4 đặc với kim loại.
Viết các PTHH chứng minh tính chất của H2SO4 loãng và axít H2SO4 đặc nóng.
Nhận biết được dd HCl và dd muối clorua, axít H2SO4 và dd muối sunfat.
Tính nồng độ hoặc khối lượng đ HCl, H2SO4 trong phản ứng.
BAZƠ
Kiến thức:
Tính vhất hóa học chung của bazơ (tác dụng với axít), tính chất riêng của kiềm (tác dụng với oxít axít, dd muối), tính chất riêng biệt của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).
Tính chất, ứng dụng của NaOH, Ca(OH)2, phương pháp sản xuất NaOH từ muối ăn.
Thang PH và ý nghĩa của thang PH trong dd.
Kỹ năng:
Tra bảng tính tan để biết một bazơ cụ thể thuộc loại kiềm hoặc bazơ không tan.
Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất của bazơ, tính chất riêng của bazơ không tan.
Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hóa học của NaOH, Ca(OH)2.
Nhận biết môi trường dd bằng chất chỉ thị màu (giấy quỳ tím, dd phenolphtalein): Nhận biết dd NaOH và dd Ca(OH)2.
Viết các PTHH minh họa tính chất của bazơ.
Tính khối lượng hoặc thể tích dd NaOH và Ca(OH)2 tham gia phản ứng.
MUỐI. PHÂN HÓA HỌC
Kiến thức:
Tính chất hóa học của muối: Tác dụng với kim loại, dd axít, dd bazơ, dd muối khác, phản ứng nhiệt phân và điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra.
Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa thông dụng.
b. Kỹ năng:
Tiến hành một số thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng, rút ra được tính chất hóa học của muối .
Viết được các PTHH minh họa cho mỗi tính chất hóa học của muối.
Tính khối lượng hoặc thể tích dd muối trong phản ứng.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
a. Kiến thức:
Biết và chứng minh được mối quan hệ giữa oxít, axít, bazơ, muối.
b. Kỹ năng:
Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.
Phân biệt một số hợp chất vô cơ cụ thể.
Tính thành phần phần trăm về kim loại hoặc thể tích của hỗn hợp chất rắn, hỗn hợp lỏng, hỗn hợp khí.
Chương II: KIM LOẠI
TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI, DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.
a. Kiến thức:
Biết được:
Tính chất vật lí của kim loại.
Tính chất hóa học của kim loại: Tác dụng với phi kim, dd axít, dd muối.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại: K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. Ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học.
b. Kỹ năng:
Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể, rút ra được tính chất hóa học chung của kim loại và dãy hoạt động của kim loại.
Vận dụng được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại để dự đoán kết quả phản ứng của kim loại cụ thể với dung dịch axít, với nước và với dd muối.
Tính khối lượng của kim loại trong phản ứng, thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp kim loại.
NHÔM- SẮT VÀ HỢP KIM SẮT
a. Kiến thức:
Biết được:
Tính chất hóa học: Nhôm, Sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại. Nhôm, Sắt không phản ứng được với H2SO4(đặc, nguội), Nhôm phản ứng được với dd kiềm, Sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
Phương pháp sản xuất Nhôm bằng cách điện phân nhôm oxít nóng chảy.
Thành phần chính của gang và thép.
Kỹ năng:
Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của Nhôm và Sắt. Viết PTHH minh hoạ.
Quan sát sơ đồ, hình ảnh, để rút ra được nhận xét về phương pháp sản xuất Nhôm, luyện gang, thép.
Phân biệt được Nhôm và Sắt bằng phương pháp hóa học.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp bột Nhôm, Sắt hoặc tham gia phản ứng hoặc sản xuất được theo hiệu suất phản ứng.
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
a. Kiến thức:
Biết được:
Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Kỹ năng:
Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
Vận dụng để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
Chương III: PHI KIM, SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
1.TÍNH CHẤT CỦA PHI KIM
a. Kiến thức:
Biết được:
Tính chất vật lí của phi kim.
Tính chất hoá học của phi kim: Tác dụng với kim loại, với Hiđrô và với Oxi.
Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của một số phi kim.
Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
Viết một số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng.
2. CLO
a. Kiến thức:
Biết được:
Tính chất vật lí của Clo.
Clo có một số tính chất hóa học của phi kim nói chung (tác dụng với kim loại, với Hiđrô), Clo còn tác dụng với nước và dd bazơ, Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
Ứng dụng, phương pháp điều chế và thu khí Clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b. Kỹ năng:
Dự đoán, kiểm tra, kết luận được tính chất hoá học của Clo và viết các PTHH.
Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét về tác dụng của Clo với nước, với dd kiềm, tính tẩy màu của clo ẩm.
Nhận biết Clo bằng giấy màu ẩm.
Tính thể tích Clo tham hoặc tạo thành trong phản ứng ở đktc.
3. CACBON.
a. Kiến thức:
Biết được:
Cacbon có 3 dạng chính: Than chì, kim cương và cácbon vô định hình.
Cacbon vô định hình có tính hấp phụ và hoạt động hoá học mạnh nhất ( tính phi kim yếu, tác dụng với oxi và một số kim loại).
Ứng dụng của Cacbon.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra nhận xét về tính chất của cacbon.
Viết cá PTHH của Cacbon với Oxi, với một số oxít kim loại.
Tính lượng Cacbon và hợp chất của Cacbon trong phản ứng.
HỢP CHẤT CỦA MCACBON
a. Kiến thức:
CO là hợp chất không tạo muối, độc, khử được nhiều oxít kim loại ở nhiệt độ cao.
CO2 có tính chất của oxít axít.
H2SO4 là axít yếu, không bền.
Tính chất hoá học của muối cacbonat (tác dụng với dd axít, đ bazơ, dd muối khác, bị nhiệt phân hủy).
Chu trình của cacbon trong thiên nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường sống.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hóa học của CO, CO2, muối cacbonat.
Xác định được phản ứng có thực hiện được hay không và viết các PTHH.
Nhận biết khí CO2, một số muối cacbonat cụ thể.
Tính thành phần phần trăm thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp.
SILIC.CÔNG NGHIỆP SILICAT.
Kiến thức:
Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu (tác dụng được với oxi, không phản ứng trực tiếp với hiđrô), SiO2 là oxít axít (tác dụng với kiềm, với muối cacbonat của kim loại kiềm ở nhiệt độ cao).
Một số ứng dụng quan trọng của Silic, Silic đioxit và muối Silicat.
Sơ lược về thành phần và các công đoạn chính sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
Viết được các PTHH minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2, muối Silicat.
b. Kỹ năng:
Ứng dụng vào trong thực tế.
6. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUÂN FHOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
a. Kiến thức:
Các nghuyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử.
Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: Ô nguyên tố, chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh họa.
Quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim trong chu kì, nhóm. Lấy ví dụ minh họa.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn: Sơ lược về mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử, vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó.
b. Kỹ năng:
Quan sát bảng tuần hoàn, ô nguyên tố cụ thể, nhóm I, VII, chu kì 2,3 và rút ra nhận xét về ô nguyên tố, chu kì , nhóm.
Từ cấu tạo nguyên tử của một số nguyên tố điển hình ( thuộc 20 nguyên tố đầu tiên) suy ra vị trí và tính chất hóa học cơ bản của chúng và ngược lại.
So sánh tính kim loại hoặc phi kim của một nguyên tố cụ thể với các nguyên tố lân cận.
Chương IV: HIĐROCACBON VÀ DẪN XUẤT HIĐROCACBON
I. HIĐROCACBON
1. MỞ ĐẦU:
a. Kiến thức:
Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.
Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Công thức phân tử (CTPT), công thức cất tạo (CTCT) và ý nghĩa của nó.
b. Kỹ năng;
Phân biệt được chất vô cơ hay chất hữu cơ theo CTPT.
Quan sát mô hình cấu tạo phân tử, rút ra được đặc điểm cấu tạo phân tử của hợp chất hữu cơ.
Viết được một số công thức cấu tạo mạch hở, mạch vòng của một số chất hữu cơ đơn giản ( tối đa 4 nguyên tử Cacbon) khi biết CTPT.
2. METAN:
a. Kiến thức:
Biết được:
CTPT, CTCT, đặc điểm CTPT của Metan.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
Tính chất hóa học: Tác dụng được với Clo (phản ứng thế), với Oxi (phản ứng cháy).
Metan được dùng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hiện tượng thực, hình ảnh thí nghiệm, rút ra nhận xét.
Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
Phân biệt khí Metan với một vài khí khác; Tính thành phần phần trăm về thể tích khí Metan trong hỗn hợp.
3. ETYLEN:
a. Kiến thức:
Biết được:
CTPT, CTCT, đặc điểm CTPT Etylen.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
Tính chất hóa học: Phản ứng công với dd Brom, phản ứng trùng hợp tạo Polietilen, phản ứng cháy.
Ứng dụng: Làm nguyên liệu để điều chế nhựa PE, Etanol, axít Axetic.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, rút ra được nhận xét về CTPT và tính chất của Etylen.
Viết các PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
Phân biệt khí Etylen với khí Metan bằng phương pháp hóa học.
Tính thầnh phần phần trăm về thể tích khí Etylen trong hỗn hợp khí. Tính thể tích khi đã tham gai phản ứng ở đktc.
4. AXETILEN:
a. Kiến thức:
CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo phân tử Axetilen.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.
Tính chất hoá học: Phản ứng cộng với Brom trong dd, phản ứng cháy.
Ứng dụng làm nhiên liệu, nguyên liệu trong công nghiệp.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mô hình, và rút ra nhận xét về CTPT và tính chất của Axetilen.
Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
Phân biệt khí Axetilen với khí Metan bằng phương pháp hóa học.
Tính thành phần phần trăm về thể tích của Axetilen trong hỗn hợp, thể tích của Axetilen tham gia phản ứng ở đktc.
5. BEZEN:
a. Kiến thức:
CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo phân tử Bezen.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
Tính chất hóa học: Phản ứng thế với Brom lỏng (có bộe Fe, nung nóng); phản ứng cộng với Clo và Hiđro.
Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong hợp chất hữu cơ.
b. Kỹ năng:
Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử, hình ảnh thí nghiệm, mẫu vật rút ra được nhận xét về cấu tạo phân tử và tính chất.
Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
Tính khối lượng Bezen đã tham gia phản ứng để tạo thành sản phẩm trong phản ứng thế theo hiệu suất phản ứng.
6. DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN:
a. Kiến thức:
Khái niệm, thành phần, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ, khí thiên nhiên, khí mỏ dầu và phương pháp khai thác chúng. Một số sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
Ứng dụng: Dầu mỏ và khí thiên nhjiên là nguồn nhiên liệu va fnguyên liệu qúy trong công nghiệp.
b. Kỹ năng:
Đọc, trả lời câu hỏi, tóm tắt được thông tin về dầu mỏ, khí thiên nhiên và ứng dụng của chúng.
Sử dụng có hiệu qủa một số sản phẩm dầu mỏ và khí thiên nhiên.
7. NHIÊN LIỆU:
a. Kiến thức:
Biết được khái niệm nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến.
Hiểu được cách sử dụng nhiên liệu (ga, dầu hỏa, than,) an toàn, hiệu qủa, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
b. Kỹ năng:
Sử dụng nhiên liệu có hiệu qủa, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí Metan và thể tích khí Cacbonic tạo thành.
II. DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON. POLIME
1. ETANOL:
a. Kiến thức:
CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo phân tử của Etanol.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
Khái niệm độ rượu.
Tính chất hóa học: Phản ứng với Na, với axít Axetic, phản ứng cháy.
Ứng dụng: Làm nguyên liệu, dung môi trong công nghiệp.
Phương pháp điều chế Etanol từ tinh bột, đường hoặc từ Etilen.
b. Kỹ năng:
Quan sát mô hình phân tử, thí nghiệm, mẫu vật, hình ảnh, rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học.
Viết PTHH dạng CTPT và CTCT thu gọn.
Phân biệt Etanol với Bezen.
Tính khối lượng Etanol tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất của quá trình.
2. AXÍT AXETIC:
a. Kiến thức:
CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo phân tử của axít Axetic.
Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.
Tính chất hóa học: Là một axít yếu, có tính chất chung của axít; Tác dụng với Etanol tạo thành este.
Ứng dụng: Làm nguyên liệu trong công nghiệp, sản xuất giấm ăn.
Phương pháp điều chế axít Axetic bằng cách leen men Etanol.
b. Kỹ năng:
Quan sát mô hình, hình ảnh, mẫu vật, rút ra được nhận xét về CTPT, tính chất hóa học.
Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học của axít Axetic.
Viết được PTHH minh họa cho tính chất hóa học của axít Axetic.
Phân biệt axít Axetic với Etanol và chất lỏng khác.
Tính nồng độ axít hoặc khối lượng dd axít Axetic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA ETILEN, RƯỢU ETYLIC VÀ AXÍT AXETIC
a. Kiến thức:
Nắm được mối liên hệ giữa các hợp chất: Etilen, rượu etylic, axít axetic.
b. Kỹ năng
Lập sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất.
Viết được các phương trình hóa học biểu diễn sơ đồ chuyển hóa.
Phân biệt một số hợp chất cụ thể.
Làm được các bài tập vận dụng.
4. CHẤT BÉO
a. Kiến thức:
Biết định nghĩa chất béo.
Nắm được trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của chất béo.
b. Kỹ năng:
Viết CTCT của glyxeerol, CTTQ chất béo.
Viết được sơ đồ phản ứng bằng chữ của chất béo.
5. GLUCOZƠ
a. Kiến thức:
Nắm được CTPT, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của glucozơ.
b. Kỹ năng:
Viết PTPƯ tráng bạc, phản ứng lên men glucozơ.
6. SACCAROZƠ
a. Kiến thức:
Nắm được CTPT, tính chất vật lí, tính chất hoá học của saccarozơ.
Biết trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.
b. Kỹ năng:
Kỹ năng viết PTHH các phản ứng của saccarozơ.
Kỹ năng phân biệt các hợp chất hữu cơ.
7. TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ
a. Kiến thức:
Nắm được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ.
Nắm được tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ.
b. Kỹ năng:
Viết PTHH phản ứng thuỷ phân của tinh bột và xenlulzơ; phản ứng tạo thành những chất này trong cây xanh.
Phân biệt tinh bột với các hợp chất hữu cơ khác.
PTHH thể hiện mối quan hệ giữa tinh bột với các hợp chất hữu cơ khác.
8. PROTEIN
a. Kiến thức:
Nắm được protein là chất cơ bản, không thể thiếu được của cơ thể sống.
Protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên.
Hai tính chất quan trọng của protein là phản ứng thuỷ phân và sự đông tự.
b. Kỹ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học về protein để giải thích một số hình tượng trong thực tế.
9. POLIME
a. Kiến thức:
Nắm được đinh nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung của các polime.
Khái niệm chất dẻo, tơ, cao su, những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
b. Kỹ năng:
Từ CTCT một số polime, viết CTTQ suy ra công thức của monome và ngược lại.
File đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_9_khai_quat_mot_so_net_chung_vo_thi_buoi.doc