A. Mục tiêu giáo dục
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐN.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho đất nước.
- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương.
B. Nội dung hoạt động
- Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?”.
- Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.
93 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2413 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 11
Chủ đề hoạt động tháng 9
Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước
A. Mục tiêu giáo dục
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định rõ nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐN.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để phấn đấu trở thành những công dân có ích cho đất nước.
- Tích cực chủ động trong học tập và rèn luyện. Hăng hái tham gia các hoạt động của lớp, của trường, của địa phương.
B. Nội dung hoạt động
- Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?”.
- Thi hùng biện về trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể.
Hoạt động 1
Thảo luận chuyên đề: “Bạn hiểu gì về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ? “
I. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu được nội dung cơ bản của CNH, HĐH đất nước và bày tỏ ý kiến của mình về CNH, HĐH.
- Xác định rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh là tích cực, chủ động, tự giác học tập và rèn luyện đề sau này góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH.
- Tin tưởng ở sự thành công của sự nghiêp CNH, HĐH đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
II. Nội dung hoạt động
Thảo luận chuyên đề “Bạn hiểu gì về CNH, HĐH đất nước ?” với các nội dung sau:
- Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ?
- Nội dung của CNH, HĐH.
- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
- Quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Định hướng cho học sinh thảo luận về các nội dung với những câu hỏi sau:
+ Em hiểu thế nào là CNH, HĐH ?
+ Vì sao đất nước ta phải tiến hành CNH, HĐH ?
+ Hãy nêu mục tiêu của CNH, HĐH ở nước ta.
+ CNH, HĐH đất nước bao gồm những nội dung gì?
+ Để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thanh niên học sinh phải học tập và rèn luyện như thế nào ?
+ Hãy nêu vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho buổi thảo luận (Xem phần Tư liệu tham khảo ở cuối sách để làm đáp án cho các câu hỏi trên). Cần gợi ý cho các em tìm hiểu các Điều 12, 13, 29 của Công ước LHQ về Quyền trẻ em, trong đó xác định rõ các em có quyền tự di bày tỏ ý kiến và những hiểu biết của mình về các vấn đề liên quan đến phát triển nhân cách, đến quyền được thu nhận thông tin và phát triển tối đa năng lực cũng như các khả năng về thể chất và tinh thần trong sự phát triển chung của đất nước, dân tộc cũng như xu hướng phát triển toàn cầu.
- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp, Ban chấp hành (BCH) Chi đoàn chuẩn bị và triển khai tổ chức thảo luận (Tham khảo Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ VIII, IX và X).
- Duyệt kế hoạch của cán bộ lớp và BCH chi đoàn, cho học sinh tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp, BCH chi đoàn xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý nội dung thảo luận cho các bạn chuẩn bị.
- Hướng dẫn lớp tìm hiểu tài liệu và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện của bản thân, chuẩn bị lựa chọn nghề nghiệp và hướng tới sự phát triển trong tương lai.
- Cách thức chuẩn bị nội dung để thảo luận: có thể phân công theo lớp, tổ học tập, theo nhóm sở thích hoặc từng cá nhân đối với những nội dung hay từng câu hỏi.
- Phân công trang trí lớp, người dẫn chương trình và mời đại biểu.
- Cử một bạn điều khiển thảo luận. Người điều khiển thảo luận phải nắm vững nội dung thảo luận.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm đan xen để tạo không khí vui vẻ (nên giao cho mỗi tổ một tiết mục).
IV. Tổ chức hoạt động.
- Tuyến bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Người điều khiển nêu vấn đề cần thảo luận theo các câu hỏi đã được gợi ý ở phần chuẩn bị.
- Tiến hành thảo luận.
Sau mỗi vấn đề nêu ra, học sinh có thể phát biểu ý kiến đã chuẩn bị của mình hoặc tổ cử đại diện phát biểu (nếu phân công chuẩn bị theo tổ). Xen kẽ giữa các phần là các tiết mục văn nghệ.
V. Kết thúc hoạt động.
(Xem hướng dẫn ở mục 2, Phần III, Tr. 7 - 8).
Hoạt động 2
Thi hùng biện về “Trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”
I. Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu sâu sắc về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Xác định được trách nhiệm cụ thể của mình khi đang ngồi trên ghế nhà trường, từ đó biết lập kế hoạch phấn đấu cho mình trong học tập và rèn luyện.
- Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể; Sẵn sàng tham gia các hoạt động vưói tinh thần trách nhiệm cao.
II. Nội dung hoạt động.
Thi hùng biện với các nội dung sau:
- Vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đối với thanh niên học sinh:
+ Thanh niên học sinh phải có hoài bão lớn.
+ Thanh niên học sinh phải có năng lực tiếp thu, sáng tạo trong khoa học và công nghệ; biết kế thừa và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc.
+ Thanh niên học sinh phải rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện tinh thần yêu lao động và tác phong công nghiệp.
+ Thanh niên học sinh phải xây dựng cho mình lí tưởng, ý chí và tinh thần cách mạng.
+ Thanh niên học sinh phải có sức khoẻ.
+ Thanh niên học sinh phải luôn ý thức sâu sắc rằng chính họ chứ không phải ai khác là lực lượng xung kích trong sự nghiêp CNH, HĐH đất nước.
- Nhiệm vụ của thanh niên học sinh với CNH, HĐH đất nước:
Thi đua học tập, rèn luyện, làm chủ khoa học, công nghệ; là lực lượng nòng cốt trong phong trào thanh niên xung kích, tình nguyện xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên:
- Họp cán bộ lớp, BCH Chi đoàn, giao trách nhiệm cho lớp, Chi đoàn chuẩn bị các bước để tiến hành cuộc thi hùng biện.
- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn bị cho cuộc thi hùng biện. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Điều 12, Điều 29 Công ước LHHQ về Quyền trẻ em để học sinh hiểu rõ quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được thể hiện những ước mơ, khát vọng của mình khi hùng biện.
- Giải đáp những vướng mắc về kiến thức cho học sinh
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh
- Thành lập ban tổ chức cuộc thi gồm: Cán bộ lớp, BCH chi đoàn (Có thể xây dựng kế hoạch, chương trình thi theo hình thức hùng biện cá nhân hoặc thi theo đội).
+ Nếu thi cá nhân thì nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ để tránh sự khô khan, nhàm chán. Mỗi cá nhân dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 - 7 phút.
+ Nếu thi theo đội thì nên có 4 nội dung như: màn chào hỏi; hùng biện theo nội dung đã được chuẩn bị (hình thức là đại diện mỗi đội trình bày); trình diễn tiểu phẩm về vai trò, quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; văn nghệ. Thời gian của mỗi đội từ 15 - 17 phút.
- Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban tổ chức (phụ trách các công việc cụ thể về nội dung cuộc thi, trang trí, lên danh sách cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời ban giám khảo, phân công người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu…)
- Yêu cầu các cá nhân hoặc các đội đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu, tập dượt.
- Chuẩn bị và phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia dự thi.
- Chuẩn bị phần thưởng cho các cá nhân hoặc đội tham gia thi.
- Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi.
IV. Tổ chức hoạt động
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.
- Khai mạc cuộc thi
- Giới thiệu các cá nhân, các đội tham gia thi.
- Giới thiệu Ban giám khảo cuộc thi.
- Thông báo thể lệ cuộc thi và điểm các phần thi.
- Tiến hành thi: Người dẫn chương trình giới thiệu từng cá nhân, từng đội lần lượt ra dự thi.
Những điều cần lưu ý:
+ Sau mỗi phần thi, giám khảo có thể công bố điểm ngay.
+ Có tiết mục văn nghệ hoặc trò chơi giao lưu xen kẽ.
+ Dựa vào kết quả thi qua số điểm, công bố các giải nhất, nhì, ba và trao giải thưởng (nếu có).
V. Kết thúc hoạt động.
Chủ đề hoạt động tháng 10
Thanh niên với tình bạn, tình yêu gia đình.
A. Mục tiêu giáo dục:
Sau chủ đề này, học sinh cần:
- Nhận thức rõ hơn về giá trị của tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, tình yêu và gia đình.
- Rèn luyện các kĩ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và trong gia đình.
- Có ý thức xây dựng và hình thành tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn bè và gia đình.
B. Nội dung hoạt động.
- Tổ chức diễn đàn thanh niên về “Vẻ đạp trong tình bạn và tình yêu”
- Thi văn nghệ “Hát về tuổi 17”
- Hoạt động tư vấn tâm lí lứa tuổi.
C. Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1
Diễn đàn thanh niên “vẻ đẹp trong tình bạn và tình yêu”.
I. Mục tiêu hoạt động.
Sau hoạt động này học sinh cần:
- Hiểu được vẻ đẹp của tình bạn, tình yêu trong sáng, lành mạnh ở lứa tuổi vị thành niên và ý nghĩa quan trọng của những tình cảm đó trong việc hình thành nhân cách của các em.
- Hiểu thanh niên học sinh có quyền được bày tỏ và bảo vệ quan điểm của mình về tình bạn, tình yêu và trong quan hệ gia đình.
- Biết cách giao tiếp có văn hoá và cùng hợp tác xây dựng mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng trong tình bạn, tình yêu.
- Xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong gia đình. Có thái độ đúng đắn trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp đẽ, trong sáng và bình đẳng.
II. Nội dung hoạt động.
Tổ chức diễn đàn để học sinh có cơ hội được cung cấp kiến thức và được bày tỏ ý kiến về bốn nội dung cơ bản sau:
- Giới tính và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu của tuổi vị thành niên.
- Làm thể nào để xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng và bình đẳng.
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp.
- Quyền và trách nhiệm của người thanh niên học sinh trong việc xây dựng “Gia đình văn hoá”.
Lưu ý: Nội dung chủ yếu của diễn đàn là tập trung làm rõ khái niệm về giới nam và giới nữ, về tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu của lứa tuổi vị thành niên nhằm giúp các em nhận biết rõ giá trị của tình bạn, tình yêu tuổi học trò, trên cơ sở đó có thể phân biệt với tình bạn, tình yêu không chân chính trong thời hiện đại. Từ đó biết cách xây dựng nét đẹp trong mối quan hệ ứng xử và có trách nhiệm với mọi người và bạn bè, đặc biệt với bạn bè khác giới.
III. Công tác chuẩn bị.
1. Giáo viên
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho diễn đàn.
- Định hướng nội dung hoạt động diễn đàn cho học sinh, hướng dẫn các em sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu có liên quan về chủ đề hoạt động. Có thể tham khảo một số tài liệu sau:
+ Trò chuyện về giới tính, tình yêu và sức khỏe, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1997.
+ Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống và sức khoẻ sinh sản vị thành niên, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003.
+ Cửa sổ tình yêu với bạn trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2006.
+ áp dụng Quyền trẻ em vào nhà trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
+ Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (tìm đọc các Điều 15, 16, 34 trong Công ước).
+ Sách giáo khoa lớp 11 môn Sinh học, môn Giáo dục công dân (chú ý tham khảo phần Phụ lục).
- Cung cấp cho học sinh những nội dung cần trao đổi trong diễn đàn, cùng học sinh chuẩn bị một số câu hỏi, tình huống ứng xử, giúp học sinh chia sẻ thông tin nhằm củng cố và nâng cao kiến thức.
- Gợi ý một số nội dung cụ thể để học sinh trao đổi trong diễn đàn như sau:
+ Bạn hiểu bình đẳng giới và vẻ đẹp trong tình bạn, tình yêu là gì ?
+ Theo bạn, yếu tố quan trọng của tình bạn và tình yêu đẹp là gì ?
+ Có sự khác nhau giữa tình bạn cùng giới với tình bạn khác giới không ? Giải thích tại sao ?
+ Có ý kiến cho rằng không thể có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ, ngược lại có ý kiến cho rằng hoàn toàn có thể có tình bạn thân thiết giữa nam và nữ. Bạn đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?
+ Những điểm tốt trong tình bạn khác giới là gì? Làm thế nào để giữ gìn và duy trì tình bạn khác giới ?
+ Bạn hiểu nội dung của Điều 15 (khoản 1) trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em như thế nào? Nếu bố mẹ ngăn cấm bạn chơi với người bạn thân hoặc người yêu mà bạn đã lựa chọn thì bạn sẽ làm gì ?
+ Để chứng tỏ tình yêu đích thực có nhất thiết phải tiến tới quan hệ tình dục không ? Là thanh niên học sinh, bạn có cho rằng chúng ta cần phải tôn trọng và có trách nhiệm bảo vệ “sự trong trắng” cho tình yêu của tuổi học trò hay không ? Vì sao ?
+ Hậu quả gì có thể xảy ra khi có quan hệ tình dục trong tuổi vị thành niên ?
+ Hãy nêu ít nhất 2 câu ca dao về tình bạn hoặc tình yêu. Nêu rõ ý nghĩa của mỗi câu ca dao đó. ý nghĩa giáo dục của chúng có còn phù hợp với xã hội Việt Nam hiện nay không ? Vì sao ?
+ Cần phải ứng xử như thế nào cho đúng trong quan hệ với bạn khác giới và bạn cùng giới ?
+ Hãy kể lại một tình hướng xử sự chưa đẹp trong tình bạn, tình yêu đã gặp trong nhà trường. Nếu gặp phải tình huống đó thì bạn sẽ xử sự như thế nào ?
+ Đã bao giờ bạn nghe thấy những câu chuyện về bạo lực đối với các bạn gái hoặc đối với phụ nữ nơi bạn sống hoặc ở trong trường học chưa ? Nếu có, cho ví dụ.
+ Tại sao các em gái, bạn gái lại là đối tượng đặc biệt dễ bị ngược đãi và phân biệt đối xử ? Chúng ta cần phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng trên ?
+ Hãy nêu ít nhất 2 câu ca dao nói về mối quan hệ trong gia đình. Nêu rõ ý nghĩa của chúng. Theo bạn, ý nghĩa của những câu ca dao đó còn phù hợp trong xã hội hiện đại không ? Vì sao ?
+ Sau giờ học buổi tối, bạn thường chơi game và “chat” với bạn bè rất khuya. Sau nhiều lần nhắc nhở, bố mẹ đã cấm không cho bạn sử dụng máy tính nữa. Bạn có cho rằng bố mẹ can thiệp vào quyền tự do của bạn không ? Vì sao ?
+ Trong một gia đình, nếu bố mẹ chỉ yêu cầu con gái làm việc nhà (nấu cơm, giặt quần áo, rửa bát đũa…) mà không yêu cầu con trai làm việc đó thì bạn có đồng tình với cách sử xự đó không ? Vì sao ?
+ Khi có những nỗi niềm trong tình bạn, tình yêu, bố mẹ có phải là người đầu tiên bạn tìm đến để tâm sự không ? Vì sao ?
- Khuyến khích học sinh tìm các tình huống có thật đã xảy ra ở nơi sinh sống hoặc trong trường có liên quan đến chủ đề diễn đàn để cùng nhau thảo luận, tìm ra cách ứng xử phù hợp.
- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để thống nhất về nội dung và phương pháp tổ chức diễn đàn.
- Gợi ý cho cán bộ lớp lựa chọn hình thức tổ chức diễn đàn và đề cử người điều khiển diễn đàn.
- Bồi dưỡng và hướng dẫn người điều khiển thiết kế chương trình và viết lời dẫn cho diễn đàn.
- Chuẩn bị đáp án cho các câu hỏi và tình huống, hướng dẫn cho người điều khiển cách kết luận từng vấn đề nêu ở phần nội dung.
- Sẵn sàng làm cố vấn, giúp các em giải đáp những vấn đề còn lúng túng, vướng mắc.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh
- Cán bộ lớp phổ biến thời gian, nội dung và hình thức tổ chức diễn đàn.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các tổ trưởng, nhóm trưởng, yêu cầu mỗi tổ chuẩn bị 2 - 3 ý kiến để tham luận tại diễn đàn.
- Từng học sinh tích cực sưu tầm các tài liệu mà giáo viên đã định hướng, chuẩn bị ý kiến cùng tham gia diễn đần có hiệu quả.
- Chuẩn bị một bài hát, bài thơ có nội dung liên quan đến tình bạn, tình yêu , gia đình và một số trò chơi để giao lưu.
- Chuẩn bị cở sở vật chất và trang trí phù hợp với yêu cầu của diễn đàn.
- Chuẩn bị giấy mời đại biểu và phân thưởng (nếu có).
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho chương trình của diễn đàn.
IV. Tổ chức hoạt động
Diễn đàn thanh niên là nơi để thanh niên học sinh bày tỏ chính kiến của mình về một vấn đề nào đó. Diễn đàn thanh niên thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng. Vì thế mỗi lớp hoàn toàn có thể thiết kế một chương trình diễn đàn phù hợp với điều kiện cụ thể sao cho gây được hứng thú, kích thích sự sáng tạo và lôi cuốn mọi người tham gia diễn đàn. Quy trình dưới đây chỉ có tính chất gợi ý:
- Bí thư chi đoàn hoặc lớp trưởng (không phải người điều khiển diễn đàn) làm công tác tổ chức:
+ Tuyên bố lí do.
+ Giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm với tư cách là cố vấn.
+ Giới thiệu người điều khiển diễn đàn lên làm việc.
- Người điều khiển diễn đàn tiến hành các hoạt động cơ bản sau:
+ Thông qua chương trình diễn đàn, cử thư kí ghi biên bản.
+ Nêu lần lượt từng nội dung chính của diễn đàn.
+ Mỗi cá nhân hoặc đại diện tổ đã phân công chuẩn bị ý kiến lên trình bày.
+ Tiếp theo, người điều khiển cho cả lớp thảo luận (tranh luận) về chủ đề đó bằng cách:
Mời cả lớp đặt câu hỏi (hoặc nêu các tình huống) có liên quan đến nội dung vừa trình bày để cùng thảo luận, tranh luận.
Nếu các bạn còn rụt rè, chưa nêu được nhiều câu hỏi hoặc tình huống hay thì người điều khiển sử dụng các câu hỏi và tình huống mà giáo viên chuẩn bị để cả lớp thảo luận.
Có thể sử dụng thêm hình thức hái hoa dân chủ hoặc tổ này đặt câu hỏi cho tổ khác trả lời để làm tăng cơ hội tranh luận và tinh thần thi đua phát biểu ý kiến của học sinh.
Chú ý khai thác các câu hỏi, các vấn đề nảy sinh trong khi tranh luận để tăng thêm sự sôi nổi và sáng tạo của diễn đàn.
+ Người điều khiển kết luận từng nội dung về chủ đề đang thảo luận trên cơ sở thống nhất ý kiến của các bạn trước khi chuyển sang nội dung của chủ đề khác.
Lưu ý:
- Mỗi học sinh đều có quyền phát biểu và bày tỏ quan niệm của mình về tình bạn, tình yêu và mối quan hệ trong gia đình. Vì vậy, người điều khiển diễn đần cần tôn trọng chính kiến của các bạn, không nên phê phán, chỉ trích.
- Trong quá trình điều khiển diễn đàn, nếu có vấn đề nào gây tranh cãi hoặc có nhiều ý kiến trái ngược nhau, khó kết luận thì mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn và “trọng tài” (những không áp đặt).
- Kết thúc mỗi chủ đề nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ và trò chơi tập thể (khuyến khích tinh thần thi đua giữa các tổ).
- Người điều khiển thông qua biên bản của diễn đàn kết luận về những quan điểm, chính kiến và sự cam kết hành động tích cực của các bạn nhằm xây dựng một tình bạn, tình yêu đẹp; Trở thành một người con ngoan, trò giỏi.
- Trao quà tặng cho những cá nhân hoặc tổ có nhiều ý kiến hay (nếu có).
V. Kết thúc hoạt động
Hoạt động 2
Thi Văn nghệ: “Hát về tuổi 17”
I. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Nhận thức sâu sắc về vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của tình bạn, tình yêu tuổi học trò. Biết xây dựng tình cảm gắn bó giữa những người bạn.
- Biết cách tổ chức và điều khiển một chương trình hội diễn văn nghệ ở cấp chi đoàn.
- Có thái độ tích cực, sẵn sàng tham gia các hoạt động tập thể cũng như tham gia phong trào văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường.
II. Nội dung hoạt động
- Ca ngợi vẻ đẹp “thần tiên” của tuổi học trò: Có rất nhiều bài hát, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng với những ước nmơ của tuổi học trò.
- Ca ngợi tình cảm gắn bó của học sinh với thầy cô và mái trường là nơi gieo trồng tri thức, ươm mầm, động viên, khích lệ nâng cánh cho những ước mơ xa.
- Ca ngợi tình cảm bạn bè trong sáng, vô tư, chân thành của tuổi 17, những xúc cảm tình yêu đầu đời rất đáng trân trọng.
- Ghi nhận cả những trò tinh nghịch, hiếu động “nhất quỷ, nhì ma”… những “dỗi hờn” đáng yêu của tuổi 17.
Hình thức thể hiện: Sưu tầm hoặc sáng tác tất cả các thể loại: bài hát, bài thơ, hò vè, kịch câm.v.v…
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Cùng học sinh xây dựng chương trình và chuẩn bị cho buổi hội diễn văn nghệ.
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để trao đổi thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức:
+ Nêu mục tiêu và yêu cầu của hoạt động.
+ Phổ biến các chủ đề, các thể loại chính ở phần nội dung hoạt động để các tổ, các nhóm và từng học sinh chuẩn bị.
+ Giao cho BCH Chi đoàn phát động phong trào thi đua hướng về hoạt động “Hát về tuổi 17” của Chi đoàn.
+ Cùng cán bộ lớp và BCH Chi đoàn lựa chọn hình thức tổ chức hội diễn văn nghệ phù hợp với điều kiện của lớp. Gợi ý cách tổ chức và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
+ Giao cho ban cán sự lớp chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực, địa điểm, trang trí (có thể chọn địa điểm ngoài trời nếu phù hợp với thời gian và không gian).
+ Giao cho BCH Chi đoàn đôn đốc các tổ luyện tập, lập danh sách các tiết mục đăng kí của các tổ. Phân loại các tiết mục theo từng thể loại.
- Kiểm tra sự chuẩn bị và động viên, khích lệ tính sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động của học sinh
2. Học sinh
- Họp cán bộ lớp và BCH Chi đoàn để thông qua kế hoạch tổ chức hoạt động (chú trọng đến công tác chuẩn bị luyện tập của các tổ, nội dung chủ đề, thể loại thể hiện, tiến độ thực hiện, chất lượng của chương trình, thời gian và địa điểm tổ chức, các biện pháp thực hiện và phân công người chịu trách nhiệm).
- Phát động phong trào thi đua giữa các tổ hướng về hoạt động văn nghệ “Hát về tuổi 17” với tâm thế sôi nổi, hào hứng, sẵn sàng tham gia.
- Giao chỉ tiêu cho mỗi tổ sưu tầm hoặc sáng tác từ 3 - 4 tiết mục. Nên đa dạng hoá các thể loại: đơn ca, tam ca, hợp ca, kịch câm, thơ.v.v… nhất là nên có 1 tiết mục đồng ca với sự tham gia của các thành viên trong tổ.
- Xây dựng thể lệ thi, cách thức tham gia hoạt động và phổ biến cách chấm điểm thi đua giữa các tổ trong hoạt động. Điểm thi đua bao gồm các tiêu chí sau:
+ Chất lượng tiết mục.
+ Số người tham gia (càng đông càng tốt).
+ Đa dạng thể loại.
+ Hình thức thể hiện sinh động, sáng tạo.
+ Trang phục đẹp, cộng thêm điểm sáng tác cho các tiết mục tự biên.
- Các tổ tiến hành luyện tập (có kiểm tra, đôn đốc, theo dõi thường xuyên của BCh Chi đoàn)
- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phần thưởng v.v…. (nếu có)
- Duyệt thử chương trình để loại bỏ các tiết mục trùng nhau và không đạt yêu cầu. Sau đó lựa chọn mỗi tổ từ 1 - 2 tiết mục đặc sắc đẻ tham gia hội diễn.
- Thiết kế chương trình hội diễn theo một cấu trúc chặtc hẽ về nội dung và hình thức thể hiện; tránh tình trạng các tiết mục văn nghệ chỉ có toàn đơn ca hoặc toàn đồng ca.
- Sắp xếp lớp học theo yêu cầu của hoạt động.
- Viết giấy mời đại biểu và một số Chi đoàn cùng khối tham dự (nếu có).
- Nếu mời được nhạc công tự nguyện càng tốt.
- Cử người dẫn chương trình (nên chọn 1 nam, 1 nữ).
IV. Tổ chức hoạt động
Hội diễn văn nghệ là một hoạt động thường xuyên diễn ra với rất nhiều hình thức phong phú, đa dạng, linh hoạt, sáng tạo tuỳ theo tình hình, điều kiện cụ thể, năng lực tổ chức hoạt động và khả năng văn nghệ của từng lớp. Do vậy có thể gợi ý một chương trình hội diễn văn nghệ “Hát về tuổi 17” như sau:
- Người dẫn chương trình ra mắt, tự giới thiệu và làm công tác tổ chức:
+ Tuyên bố lí do.
+ Giới thiệu đại biểu (nếu có).
+ Giới thiệu Ban giám khảo và công bố tểh lệ cuộc thi.
- Người dẫn chương trình xin phép cho hội diễn được bắt đầu.
- Mời các tổ dự thi giới thiệu bằng hình thức độc đáo, sáng tạo, gây ấn tượng toát lên được chủ đề “Hát về tuổi 17” (ví dụ: quần áo được trang trí bằng những nốt nhạc, ánh sao, vầng trăng; Tóc kết bằng hoa cỏ tự nhiên v.v…. Tiết mục này cũng phải được luyện tập trước những phải bí mật để gây bất ngờ, nếu các đội ra mắt thành công thì sẽ gây được sự hấp dẫn, cuốn hút ngay từ đầu.
- Sau tiết mục tự giới thiệu, người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục lên biểu diễn theo chương trình đã duyệt. Lời giới thiệu nên dí dỏm, hài hước, phù hợp với nội dung của từng tiết mục, phù hợp với đặc điểm nổi bật nào đó của người (hoặc tổ) trình bày tiết mục đó để tạo không khí hấp dẫn.
- Kết thúc chương trình biếu diễn văn nghệ, mời Ban giám khảo công bố điểm cho các đội và trao phần thưởng cho đơn vị đạt giải nhất.
V. Kết thức hoạt động.
Hoạt động 3
Hoạt động tư vấn tâm lí lứa tuổi.
I. Mục tiêu hoạt động
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu được ý nghĩa của tình bạn, tìnhyêu trong cuộc sống gia đình và xã hội. Hiểu thanh niên học sinh có quyền đựơc tư vấn về tâm lí, tình cảm và các vấn đề liên quan đến sự phát triển lứa tuổi, phát triển nhân cách, có quyền đảm bảo bí mật về các thông tin cần tư vấn.
- Có khả năng vận dụng những thông tin được tư vấn để xử lí các tình huống trong quan hệ hằng ngày, nhằm phòng tranýh có hiệu quả các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển tâm sinh lí vị thành niên.
- Cởi mở, lắng nghe và mạnh dạn trao đổi với các chuyên gia tư vấn. Tích cực tự điều chỉnh thái độ và hành vi của mình sao cho có trách nhiệm hơn đối với các hoạt động liên quan đến Giới tính và sức khoẻ sinh sản nhằm xây dựng tình bạn, tình yêu đẹp, trong sáng.
II. Nội dung hoạt động
1. Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu, đến quyền của các em được bảo vệ, không bị xâm hại và lạm dụng tình dục.
2. Tư vấn về quyền được tìm hiểu, giúp đỡ và được cung cấp kiến thức, thông tin về bình đẳng giới, sức khoẻ sinh sản và những vấn đề tâm sinh lí liên quan đến sự phát triển của vị thành niên.
III. Công tác chuẩn bị
1. Giáo viên
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị cho hoạt động tư vấn.
- Họp với cán bộ lớp nêu rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động.
- Định hướng và cung cấp cho học sinh những nội dung cần được tư vấn.
- Có thể gợi ý một số câu hỏi và tình huống tư vấn như sau:
a. Tư vấn về tâm lí, tình cảm vị thành niên liên quan đến tình yêu và quyền được bảo vệ của các em khỏi sự xâm hại, lạm dụng tình dục:
+ Tình yêu là gì ? Xin cho biết
File đính kèm:
- Giao an Hoat dong Ngoai gio len lop 10.doc