Giáo án hoạt động Làm quen với Toán - Đề tài Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 - Chủ điểm: Động vật

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết số lượng 10

- Trẻ biết mói quan hệ hơn kém trong phạm vi 10.

- Trẻ biết thứ tự các số tự nhiên từ 1- 10. Trẻ biết các số liền trước, liền sau, các số tự nhiên từ 1- 10.

- Trẻ biết số lượng giữa 2 nhóm có 10 đối tượng: nhiều hơn- ít hơn, nhiều bằng nhau.

- Trẻ biết mối quan hệ giữa 2 số tự nhiên: lớn hơn, nhỏ hơn.

- Trẻ biết tên gọi một số động vật nuôi trong gia đình

 2. Kỹ năng

 - Trẻ có kỹ năng đếm to và đếm nhẩm trong phạm vi 10.

 - Biết tìm số tự nhiên lớn hơn hoặc nhỏ hơn đứng trước (hoặc đứng sau)

 - Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi theo nhóm hoặc cá nhân, tập thể.

 + Trẻ biết xếp đúng thứ tự các số tự nhiên từ 1- 10 .

 + Tạo nhóm số lượng theo yêu cầu.

 + Trẻ biết thêm hoặc bớt để tạo được 2 nhóm có số lượng theo yêu cầu.

 + Bù chữ số thiếu trong các số tự nhiên, viết số liền trước, liền sau

 + Trẻ biết thêm hoặc bớt nhóm số lượng ( luật tiếp sức) theo yêu cầu.

- Có kỹ năng tự kiểm tra, so sánh kết quả theo yêu cầu.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 21104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động Làm quen với Toán - Đề tài Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 - Chủ điểm: Động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hoạt động Làm quen với Toán Đề tài Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10 Chủ điểm : Động vật Đối tượng dạy: Mẫu giáo lớn Số trẻ : 24-26 trẻ Thời gian : 30 - 35 phút Người dạy : Đặng Thị Huyền I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết số lượng 10 - Trẻ biết mói quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. - Trẻ biết thứ tự các số tự nhiên từ 1- 10. Trẻ biết các số liền trước, liền sau, các số tự nhiên từ 1- 10. - Trẻ biết số lượng giữa 2 nhóm có 10 đối tượng: nhiều hơn- ít hơn, nhiều bằng nhau. - Trẻ biết mối quan hệ giữa 2 số tự nhiên: lớn hơn, nhỏ hơn. - Trẻ biết tên gọi một số động vật nuôi trong gia đình 2. Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng đếm to và đếm nhẩm trong phạm vi 10. - Biết tìm số tự nhiên lớn hơn hoặc nhỏ hơn đứng trước (hoặc đứng sau) - Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi theo nhóm hoặc cá nhân, tập thể. + Trẻ biết xếp đúng thứ tự các số tự nhiên từ 1- 10 . + Tạo nhóm số lượng theo yêu cầu. + Trẻ biết thêm hoặc bớt để tạo được 2 nhóm có số lượng theo yêu cầu. + Bù chữ số thiếu trong các số tự nhiên, viết số liền trước, liền sau + Trẻ biết thêm hoặc bớt nhóm số lượng ( luật tiếp sức) theo yêu cầu. - Có kỹ năng tự kiểm tra, so sánh kết quả theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Tích cực tham gia hoạt động do giáo viên tổ chức. - Hứng thú, có nền nếp học tập. II. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử - Đàn oocgan có ghi nhạc bài hát: Gà trống, mèo con và cún con, đĩa nhạc. - Máy chiếu prọecter. Máy vi tính, que chỉ. 2. Đồ dùng tự tạo của nhóm và cá nhân trẻ: - 4 bảng gai dính có các chữ số từ 1- 10 nhưng xếp không theo thứ tự - Con vật nuôi trong gia đình và một số động vật khác có số lượng không giống nhau ( Chó, mèo, gà, vịt, hổ, báo, cua, cá, ...) - 24 túi: 1 ngăn đựng 1 bộ đồ dùng ( 10 con mèo, 10 con cá do trẻ tự làm), 1 ngăn để 1 bài tập về bù chữ số còn thiếu - Một số con vật để trẻ thêm hoặc bớt. - 2 bảng đa năng gắn số lượng các con vật và chữ số bên cạnh. III. Cách tiến hành: Nội dung Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. ổn định tổ chức  2.Nội dung chính 3. Kết thúc: Cho trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con” Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát Phần 1 : Ôn đếm đến 10. Nhận biết chữ số từ 1- 10. Trò chơi: “Bé nhanh trí” Chia trẻ thành 4 đội, mỗi đội 6 bạn, mỗi đội có 1 bảng dính và 1 rổ đồ chơi đựng các con vật. - Cách chơi: + Các nhóm xếp đúng các chữ số theo thứ tự từ nhỏ nhất đến lớn nhất- theo chiều từ trái sang phải + Các nhóm tạo số lượng các con vật nuôi trong gia đình có số lượng tương ứng với chữ số lớn nhất ở - Luật chơi: Xếp đúng các số tự nhiên từ 1- 10, chỉ chọn các con vật nuôi có số lượng tương ứng với chữ số lớn nhất mà nhóm mình vừa xếp được. VD: Nhóm 1 xếp thứ tự các số 1- 10, chọn 10 vật nuôi trong gia đình, lấy số 10 để vào nhóm vật nuôi. (sau khi hướng dẫn cách chơi, luật chơi cô hỏi lại yêu cầu của trò chơi để trẻ nhắc lại). - Tổ chức cho trẻ chơi( Cô bật nhạc bài hát cho trẻ chơi trên nền nhạc). - Kiểm tra kết quả( Xếp 4 bảng thành hàng ngang, kiểm tra kết quả theo từng yêu cầu) Phần 2: Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 10. (sử dụng giáo án điện tử) * So sánh 2 nhóm số lượng: Trong túi của con có gì? - Hãy xếp tất cả mèo theo hàng ngang từ trái sang phải. Đếm nhẩm và đặt thẻ số tương ứng? - Xếp 9 con cá. Đặt thẻ số tương ứng. - Số mèo và số cá như thế nào với nhau? - 10 con mèo nhiều hơn 9 con cá là mấy - 9 con cá ít hơn 10 con mèo là mấy? *Cô khái quát: 10 con mèo nhiều hơn 9 con cá là 1, 9 con cá ít hơn 10 con mèo là 1. - Vậy số 10 và số 9 số nào lớn hơn? số nào nhỏ hơn? - Số 10 lớn hơn số 9, số 9 nhỏ hơn số 10. Vậy số nào đứng trước? số nào đứng sau trong dãy số từ 1-10. ( Màn hình hiện dãy số 1- 10) * Khái quát: 10 con mèo nhiều hơn 9 con cá nên số 10 > 9, số 10 đứng sau số 9, 9 con cá ít hơn 10 con mèo nên số 9 < 10 và số 9 đứng trước số 10 (Minh hoạ bằng chữ số trên màn hình) - Phải thêm mấy con cá để số cá nhiều bằng số mèo? - 9 con cá thêm 1 con cá tất cả là mấy con cá? - Vậy có 9 muốn có 10 phải thêm mấy? Cô khái quát: Có 9 để có 10 phải thêm 1. - Có bao nhiêu con cá? Đặt thẻ 9 có đúng không? Thay thẻ số mấy? - Có bao nhiêu con mèo? - Số cá và số mèo như thế nào? - Bằng nhau và bằng mấy?. - Bớt đi 2 con cá còn mấy con cá?( Đếm to 8 con cá). Đặt thẻ số 10 có đúng không? Thay thẻ số mấy? - 10 con mèo nhiều hơn 8 con cá là mấy? - 8 con cá ít hơn 10 con mèo là mấy? - Nếu không thêm 2 con cá còn cách nào để số cá và số mèo bằng nhau? - Có 10 muốn còn 8 phải bớt mấy? - Nhưng cô muốn số cá bằng số mèo và cùng bằng 10 ? - 8 con cá thêm 2 con cá bằng mấy con cá ? Cô khái quát:Có 8 để có 10 phải thêm 2 - Số mèo và số cá bằng nhau và bằng mấy? ( Cho trẻ đếm) - Cho trẻ cất lần lượt tập hợp cá và để lại 10 con mèo. Cho trẻ bớt dần số mèo, lấy chữ số tương ứng. (Sau mỗi lần trẻ thêm, bớt cô cho trẻ đếm lại để kiểm tra kết quả). Trò chơi chuyển tiếp: Cho trẻ chơi trò chơi: “ Lộn cầu vồng” Phần 3: Trò chơi củng cố. 1. Trò chơi 1: “ Ai thông minh nhất” ( Sử dụng công nghệ thông tin) - Cách chơi: Yêu cầu1: Trẻ viết được số liền trước, liền sau của số 9 Yêu cầu2: Trẻ bù chữ số còn thiếu trong dãy số từ 1-10 ( Thời gian là một bản nhạc) Tổ chức cho trẻ chơi *Kiểm tra kết quả: Yêu cầu trẻ tự so sánh kết quả của trẻ với kết quả kiểm tra hiện trên màn hình Nếu đúng giơ bảng cao Nếu sai giơ bảng thấp * TC 2: “Xem đội nào giỏi” - Cô cho trẻ chia thành 4 đội, mỗi đội 6 bạn: - Cách chơi: Yêu cầu trẻ thêm hoặc bớt con vật sao cho số con vật tương ứng với thẻ số gắn bên cạnh .Sau một bản nhạc đội nào có nhiều kết quả đúng sẽ là đội chiến thắng.( Lưu ý: nếu bạn sau nhìn thấy đội mình gắn sai có thể sửa lại). - Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức và mỗi bạn lên chơi chỉ được thêm hoặc bớt 1 lần - Tổ chức cho trẻ chơi. - Kiểm tra kết quả chơi của cả 3 đội. ( Cô yêu cầu trẻ kiểm tra, sửa sai( nếu có) Cho trẻ hát một bài Hoạt động chuyển tiếp; Cho trẻ sang phòng máy chơi trò chơi Kismart Trẻ chia 4 nhóm, đếm số trẻ trong nhóm đủ 6 bạn. Trẻ chơi trò chơi - Mỗi trẻ đi lấy túi đồ dùng - Trẻ trả lời - Trẻ xếp và đặt thẻ số. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời .Trẻ thay thẻ số 8. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ cất lần lượt số mèo, đặt thẻ số tương ứng. Trẻ lật đồ dùng chơi trò chơi. - Trẻ chơi trò chơi Một số hình ảnh minh hoạ cho tiết học Làm quen với toán 1. Ôn đếm đến 10. NB chữ số từ 1-10:ổTò chơi:“ Bé nhanh trí” 2. Bài mới: 10 con Mèo nhiều hơn 9 con Cá là mấy? 2. Củng cô và ôn luyện: Trò chơi 1: “Bé thông minh” … 9 .. . 1 2 3... 5... 7...9 10 8 10 4 6 8 8 Trò chơi: “Thi xem đội nào giỏi” 10 10 9

File đính kèm:

  • docLQVT Day tre NB moi quan he hon kem trong pham vi 10.doc
Giáo án liên quan