Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp- Chủ đề hoạt động tháng 9 thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2 tiết)

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

 - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Hoạt động 1 ( 1 tiết) 19/8/2011

 Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Hoạt động 2 ( 1 tiết) 26/8/2011

- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT

 - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

 1. Giáo viên

 - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận

 - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.

 - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.

 - Phân công nhiệm vụ cho học sinh.

 - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận

 2. Học sinh

 - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.

 - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.

IV: TỔ CHỨC TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định: 10a2 .

2. Tiến hành hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13601 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp- Chủ đề hoạt động tháng 9 thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 & 2 Ngày soạn: 18 /8 /2011 Tiết: 1 & 2 Ngày Dạy: Chủ đề hoạt động tháng 9 THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC (2 tiết) I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai. - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1 ( 1 tiết) 19/8/2011 Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Hoạt động 2 ( 1 tiết) 26/8/2011 - Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận… - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế. - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động. - Phân công nhiệm vụ cho học sinh. - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận… 2. Học sinh - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động. - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui… thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động. IV: TỔ CHỨC TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG Ổn định: 10a2 …………………………………………………………………………………. Tiến hành hoạt động: Tên hoạt động Nội dung hoạt động Người thực hiện -Khởi động. -Tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu, chủ đề (5 phút). *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (30 phút). *Hoạt động 2: Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT (30 phút). *Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục (20 phút) - Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên. VD bài hát “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa). - Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. - Xin giới thiệu đại biểu: GVCN là cô Nông Thị Kim Cúc - Vỗ tay… * Nêu và giải quyết các câu hỏi thảo luận đã được giáo viên gợi ý ở phần chuẩn bị: 1) Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không? Vì sao? Đáp: Không! Vì sẽ không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới về kinh tế, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới. 2) Vậy, phải làm gì để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta? Đáp: Phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3) Công nghiệp hóa là gì? Đáp: CNH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động cao hơn. 4) Tại sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ở nước ta hiện nay? Đáp: Vì nước ta đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nên phải công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và muốn phát triển nhanh theo kịp các nước thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa (phải biết đi tắt, đón đầu). 5) HĐH là gì? Đáp: HĐH là quá trình dựa vào điều kiện của đất nước, ứng dụng và trang bị những phát minh, những thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất vào sản xuất, kinh doanh và quản lý. 6) Con người sống trong thời đại CNH,HĐH, hiện đại hóa sẽ như thế nào? Đáp: Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp… 7) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước? Đáp: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh… 8) Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần những điều kiện nào? Đáp: Vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người (quyết định nhất). 9) Có quan điểm cho rằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội ngàn vàng cho đoàn viên thanh niên nước ta rèn luyện, cống hiến và nhanh chóng trưởng thành”. Các bạn có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao? Đáp: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều nhân tài (đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm), nên nếu phấn đấu rèn luyện thì có việc làm tốt, cống hiến nhiều cho đất nước, có cơ hội phát huy tài năng, đoàn viên thanh niên do rèn luyện mà nhanh chóng trưởng thành. 10) Để thực hiệ CNH, HĐH, cần có những điều kiện, đòi hỏi gì ở con người? Đáp: Người lao động phải vừa có đạo đức, vừa tài năng, chuyên môn nghiệp vụ. 11) Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu CNH - HĐH, chúng ta phải làm thế nào? Đáp: Đầu tư cho giáo dục để giáo dục thực hiện nhiệm vụ của mình. 12) Học sinh đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa không? Bằng cách nào? Đáp: học tốt, chuẩn bị mọi điều kiện, rèn luyện tốt để sau này góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 13) Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH, HĐH là gì? Đáp: Học tập, rèn luyện, sẵn sàng xông pha cống hiến. => GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận. * Trao đổi một số vấn đề liên quan đến phương pháp học tập và tác dụng của phương pháp học tập tích cực: 1) Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không? Đáp: Cần phải học tập theo phương pháp tích cực, hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất trong thời đại mới. 2) Theo các bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực? Đáp: Học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, đó là quá trình dạy (của giáo viên) – tự học (của học sinh). Học sinh vừa bị chỉ đạo bởi người dạy vừa là tự chỉ đạo trong quá trình dạy học, tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, luôn chủ động tự tìm hiểu tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, tích cực, tự lực, sáng tạo. Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra…, luôn tạo điều kiện cho học sinh phải làm việc tích cực, luôn làm việc nhiều. Hoạt động chỉ đạo của thầy là giúp người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá, tự hoàn thiện mình. Đối với phương pháp học tập tích cực, nó đòi hỏi học sinh ý thức tự nghiên cứu nội dung bài học trước và sau khi đến lớp, có gì không hiểu thì trao đổi với thầy, với bạn. 3) Theo bạn, phương pháp học tập tích cực có tác dụng như thế nào? Đáp: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững bài học, vận dụng tốt, góp phần phát triển trí lực, rèn luyện tính năng động, sáng tạo. 4) Theo bạn, muốn thực hiện được phương pháp học tập tích cực cần phải có những yêu cầu và điều kiện nào? Đáp: Học sinh phải có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, có tài liệu, phương tiện học tập đầy đủ; giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. 5) Khi thực hiện việc học bằng phương pháp tích cực, bạn có gặp phải những khó khăn gì không? Đáp: Khó khăn về thay đổi nề nếp, thói quen, tác phong, phương pháp học tập và điều kiện học tập… - GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các bạn. - Học sinh giỏi chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn. - GVCN: Trao đổi với học sinh về việc sử dụng phương pháp học tập tích cực trong môn GDCD ở một tiết học cụ thể (45 phút). - GV: Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm, yêu cầu của một tiết học cụ thể. - HS: Thảo luận, chỉ ra cách học mà các em cho là tích cực đối với tiết học cụ thể - GV: Nhận xét kết quả thảo luận, khẳng định nội dung đúng, bổ sung… * Thực hiện thi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi dạng trắc nghiệm. MC giới thiệu thể lệ cuộc thi, quy định thời lượng 30 phút. Thí sinh trả lời đúng câu hỏi sẽ được quyền yêu cầu bất kỳ học sinh nào trong lớp hát tặng mình một đoạn bài hát hoặc phải thực hiện một trò chơi phạt vui. Nếu thí sinh trả lời câu hỏi sai, thì thí sinh đó sẽ bị phạt bằng cách thực hiện một trò chơi phạt vui. Hết thời gian quy định, sẽ ngừng cuộc thi, không mở tiếp các câu hỏi còn lại. Học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm nội dung của Luật Giáo dục để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. 1) “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều mấy, chương mấy trong Luật Giáo dục? a. Điều 7, chương I b. Điều 10, chương I c. Điều 12, chương I 2) Giáo dục phổ thông gồm: a. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS b. Giáo dục THCS và giáo dục THPT c. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT 3) Câu mở đầu của điều 10, chương I là câu nào trong 3 câu sau đây? a. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục b. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số … c. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân 4) Trong chương II, mục 2, điều 27 của Luật Giáo dục nói về: a. Phương pháp giáo dục phổ thông b. Chương trình giáo dục phổ thông c. Mục tiêu của giáo dục phổ thông 5) Trong chương II, mục II, điều 28 của Luật Giáo dục nói về: a. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông b. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa c. Cơ sở giáo dục phổ thông 6) Trong chương 3, mục 1, điều 48, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình nào sau đây? a. Trường công lập và trường dân lập b. Trường công lập, trường bán công và trường dân lập c. Trường công lập, trường dân lập và trường tư thục 7) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục nói về: a. Người học b. Học viên c. Giáo viên 8) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục, đã nêu người học bao gồm: a. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non và học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học. b. Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học, học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ, học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên. c. Bao gồm cả a và b 9) Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nêu nhiệm vụ của người học là: a. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường; phát huy truyền thống của nhà trường. b. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường; tham gia lao động, hoạt động xã hội, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường. c. Gồm cả a và b Câu 10: Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nói về: a. Nhiệm vụ của người học b. Quyền của người học c. Các hành vi người học không được làm Câu 11: Ở chương V, điều 85 của Luật Giáo dục, khi nói về nhiệm vụ của người học, nhiệm vụ nào được đề cập đầu tiên trong các nhiệm vụ sau: a. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường b. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường c. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường Câu 12: Ở chương V, điều 86 của Luật Giáo dục, đã đề cập đến nội dung nào sau đây: a. Quyền của người học b. Nghĩa vụ của người học c. Quyền và nghĩa vụ của người học Câu 13: Ở chương V, điều 86 của Luật Giáo dục, đã đề cập đến mấy quyền cơ bản của người học? a. 5 quyền b. 6 quyền c. 7 quyền Câu 14: Người học có quyền “được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình” được ghi ở khoản mấy trong điều 86, chương V của Luật Giáo dục? a. Khoản 1 b. Khoản 2 c. Khoản 3 - MC ( phó VTM hoặc Bí thư CĐ) hướng dẫn. -Cả lớp - MC đọc câu hỏi -HS thảo luận và phát biểu ý kiến (đại diện nhóm hoặc cá nhân phát biểu) - MC : Mời một bạn học giỏi trong lớp lên chia sẻ kinh nghiệm học tốt cho các bạn. - MC nêu câu hỏi. HS thảo luận và phát biểu ý kiến -NDCT: Dẫn chương trình cuộc thi, thưởng cho mỗi bạn trả lời đúng một món quà tượng trưng. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG (5 PHÚT) - MC đại diện phát biểu ý kiến kết thúc hoạt động. - GVCN nhận xét kết quả hoạt động: nêu ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm, kết thúc hoạt động; thông báo và hướng dẫn học sinh một số nội dung cụ thể để chuẩn bị cho chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10 của tháng 10: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”./. IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTiết 1,2.doc