Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề tháng 9: thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cnh - Hđh đất nước

A/ Mục tiêu giáo dục.

 - Học sinh hiểu được vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của mình.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành người có ích.

 - Chủ động tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động đóng góp vào sự nghiệp chung.

B/ Nội dung hoạt động.

 - Tham gia khai giảng năm học mới.

 - Tìm hiểu nhiệm vụ năm học, truyền thống nhà trường, vai trò của người học sinh trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước.

 - Trao đổi về phương pháp học tập.

 - Thi tìm hiểu 1 số vấn đề cơ bản trong Luật giáo dục.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3090 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Chủ đề tháng 9: thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp cnh - Hđh đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề tháng 9: thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. A/ Mục tiêu giáo dục. - Học sinh hiểu được vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của mình. - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành người có ích. - Chủ động tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động đóng góp vào sự nghiệp chung. B/ Nội dung hoạt động. - Tham gia khai giảng năm học mới. - Tìm hiểu nhiệm vụ năm học, truyền thống nhà trường, vai trò của người học sinh trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. - Trao đổi về phương pháp học tập. - Thi tìm hiểu 1 số vấn đề cơ bản trong Luật giáo dục. Hoạt động 1: vị trí vai trò của người thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước A/ Mục tiêu hoạt động. - Học sinh hiểu được nội dung, vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. - Có thái độ tin tưởng vào sự thành công của sự nghiệp CNH -HĐH của đất nước. - Xác định vai trò vị trí trách nhiệm của thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước tích cực rèn luyện học tập. B/ Nội dung hoạt động. 1. Cung cấp khái niệm, nội dung CNH - HĐH 2. Vai trò của CNH - HĐH trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. 3. Các điều kiện để thực hiện CNH - HĐH đất nước. 4. Vai trò trách nhiệm của thanh niên học sinh trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. C/ Hình thức hoạt động 1. Thảo luận. - Tầm quan trọng của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Những điều kiện cần thiết. - Vị trí vai trò trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH. 2.Xem tranh ảnh về CNH-HĐH của đất nước và của địa phương. 3. Văn nghệ xen kẽ. D/ Chuẩn bị hoạt động. 1. Giáo viên. - Tài liệu có liên quan. - Câu hỏi gợi ý nêu vấn đề. - Giao cho cán bộ lớp phân công các bạn chuẩn bị. 2. Học sinh. - Nhận câu hỏi thảo luận và chuẩn bị trả lời. - Trang trí lớp. - Chuẩn bị một số bài hát theo chủ đề (Bài ca xây dựng, Tôi là người thợ lò...) E/ Tổ chức hoạt động - GVCN nêu mục đích, yêu cầu buổi thảo luận. - Cán bộ lớp điều khiển buổi hoạt động - Chia nhóm để trình bày. - Chủ toạ tổng kết, thống nhất ý kiến. Xem tranh ảnh. F/ Kết thúc hoật động - Yêu cầu HS viết chương trình hành động của bản thân để góp sưca vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. hoạt động 2. trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường trung học phổ thông A/ Mục tiêu hoạt động. - Học sinh hiểu được ý nghĩa và tác dụng, yêu cầu của phương pháp học tập tích cực. - Có ý thức sẵn sàng giúp đỡ bạn cùng nhau khắc phục khó khăn, học theo phương pháp tích cực. - Bước đầu biết vận dụng phương pháp học tập tích cực vào từng tiết học. B/ Nội dung hoạt động. 1. Sự cần thiết phải học tập theo phương pháp học tích cực. 2. Thế nào là phương pháp học tập tích cực 3. Cách thực hiện phương pháp học tập tích cực. C/ Công tác chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Chuẩn bị nội dung, câu hỏi gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận về cách sử dụng phương pháp học tập tích cực trong từng môn học cụ thể. - Chuẩn bị một số câu hỏi trấc nghiệm . 2. Học sinh. - Tìm hiểu về các vấn đề do giáo viên chủ nhiệm đưa ra. - Có thể viết bản thu hoạch về kinh nghiệm học tập của bản thân để trao đổi. - Cử một thư ký ghi các ý kiến phát biểu. - Chuẩn bị trang trí. D/ Tổ chức hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu và nội dung chính của hoạt động trong buổi thảo luận. - Cán bộ lớp điều khiển buổi thảo luận, yêu cầu cả lớp chú ý lắng nghe. - Mời thầy cô giáo phát biểu ý kiến. - Chủ toạ đưa ra ý kiến thống nhất, kết luận buổi thảo luận. D/ Kết thúc hoạt động. - Yêu cầu mỗi học sinh viết một bản thu hoạch về phương pháp học tập của bản thân. - Giáo viên nêu yêu cầu của bản thu hoạch, giao cho học sinh chấm chéo. hoạt động 3. thi tìm hiểu những vấn đề cơ bản của luật giáo dục A/ Mục tiêu hoạt động. - Học sinh nắm được quyền và nghĩa vụ học tập của mình và một số vấnm đề cơ bản của Luật Giáo dục có liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của học sinh. - Có ý trức tôn trọng và có trách nhiệm với việc thực hiện Luật Giáo dục. - Thực hiện và vận động người xung quanh thực hiện Luật Giáo dục. B/ Nội dung hoạt động. - Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản trong Luật Giáo dục nhưng được tổ chức dưới hình thức thi để khấc sâu kiến thức cho học sinh. - Cho học sinh đọc, học trước một số điều khoảntrong Luật Giáo dục, sau đó có thể thi. C/ Công tác chuẩn bị. 1. Giáo viên. - Cung cấp cho học sinh tài liệu về Luật Giáo dục. - Hướng dẫn cho học sinh những điều gắn với nhà trường, gia đình người học. - Soạn 3 bộ câu hỏi, mỗi bộ có 6 câu hỏi trắc nghiệm về các điều khoản trong 5 chương đã nêu. Mỗi câu hỏi có 3 phương án trả lời, trong đó chỉ có một phương án đúng. 2. Học sinh. - Đọc trước để nắm các điều luật trong 6 chương. - Chia lớp thành 4 đội thi. Nếu thi đấu loại trợc tiếp thì sẽ có 2 cặp đấu. Mỗi cặp lấy một đội thắng vào vòng 2. - Cử 2 người dẫn chương trình và 1 thư ký ghi biên bản. - Kê bàn ghế trang trí cho hội thi. D/ Tổ chức hoạt động. 1. Thi theo hình thức đấu loại trực tiếp: Chia lớp thành 4 đội. Bốc thăm chia làm 2 bảng, mỗi bảng 2 đội. a) Thể lệ thi Người dẫn chương trình nêu mục đích và công bố thể lệ cuộc thi. b) Tiến hành. - Người dẫn chương trình lần lượt giới thiệu từng đội, cho bốc thăm chia bảng. - Giới thiệu 2 đội bảng 1 lên thi đấu. Người dẫn chương trình bốc thăm chọn câu hỏi rồi đọc cho 2 đội nghe, chờ 2 đội ghi bảng có đáp án và công bố đội đúng, đội sai. - Lần lượt hết số câu hỏi, thư ký công bố số điểm của từng đội; đội nào có số điểm lớn hơn thì đội đó giành phần thắng, nếu 2 đội có số điểm bằng nhau thì người dẫn chương trình đưa thêm câu hỏi phụ. - Bảng 1 thi xong về chỗ làm khán giả; bảng 2 tiếp tục cuộc thi. Hai bảng thi xong giới thiệu 2 đội thắng lên thi tiếp vòng 2. - Điều khiển thi vòng 2 như vòng 1. - Sau khi kết thúc vòng 2 người dẫn chương trình công bố thứ tự các đội và mời giáo viên chủ nhiệm phát phần thưởng theo thứ tự cho các đội. V/ Kết thúc hoạt động. - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá mức độ hiểu biết Luật Giáo dục của học sinh. Nhấn mạnh cho học sinh hiểu rõ: các em có quyền được học tập những cũng có nghĩa vụ hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao. Tuyên dương học sinh nắm vững những vấn đề thi, nhắc nhở học sinh chưa nắm chắc (chưa hiểu) Luật Giáo dục. - Dùng kết quả thi của các đội để đánh giá học sinh. - Đọc các tài liệu về chủ đề "Thanh niên với tình ban, tình yêu và gia đình"

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio T9.doc