I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh cuối cấp ở trường.
- Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường trong lòng mỗi học sinh.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kỹ năng sống. Kỹ năng lựa chọn loại cây thích hợp trồng trong trường học.
3.Thái độ: Rèn luyện tình yêu thiên nhiên và ý thức trồng cây, bảo vệ màu xanh cho trái đất.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về cây lưu niệm cho nhà trường
- Kĩ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, thảo luận, hoàn thành một nhiệm vụ.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- 1 cây non - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng - Que rào
- Bàn bạc cùng cán bộ lớp về việc chọn cây gì để trồng và vị trí trồng cây thích hợp
24 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 02/07/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 9 - Chương trình cả năm - Trường THCS Kỳ Đồng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
TiÕt 1- Ngµy so¹n: 07/01/2013
Ngµy d¹y: 12/01/2013
TÌM HIỂU VỀ “ SỰ ĐỔI MỚI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẤT NƯỚC”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:.
- Học sinh hiểu quyền được tiếp nhận thông tin, tư liệu về sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Học sinh biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kĩ năng sống, biết bày tỏ những quan điểm của mình trong việc đấu tranh với những mặt tiêu cực trong đời sống hàng ngày.
3.Thái độ: Học sinh có ý thức trách nhiệm trong việc học tập, phát huy những mặt tích cực trong thời kỳ đổi mới.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
- Tìm kiếm và xử kí thông tin về sự đổi mới và phát triển đất nước.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về những nét đổi mới và phát triển đất nước.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
- Suy nghĩ- thảo luận cặp đôi- chia sẻ.
- Thảo luận, biểu đạt sáng tạo, trình bày một phút.
IV. Tài liệu và phương tiện:
Những nét chính trong việc đổi mới đất nước ở một số lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội từ năm 1986 đến nay.
Các bài hát, bài thơ, truyện kể về Đảng cộng sản Việt Nam.
- Các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, câu hỏi có liên quan đến sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo.
- Thực tiễn đời sống văn hoá, chính trị, xã hội của đất nước mà học sinh được trải nghiệm được nhận thức.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
DCT nêu câu hỏi: Bạn hãy trình bày những hiểu biết của mình về sự đổi mới của đất nước về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội từ 1986 đến nay.
HS dựa vào tư liệu mà mình đã sưu tầm được suy nghĩ, trả lời.
Quản ca bắt nhịp bài hát: “Hành khúc măng non Việt Nam” - Nhạc và lời: Xuân Huấn.
2. Kết nối:
HĐ 1: Thảo luận
Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến trao đổi, thảo luận:
1.Sự đổi mới và phát triển đất nước do Đảng lãnh đạo bắt đầu từ năm nào?
2. Bạn hãy kể những nét chính về sự đổi mới kinh tế của nước ta hiện nay
3. Bạn hãy kể tên những thành phần kinh tế của nước ta hiện nay?
4. Bạn có thể nói cảm nhận của mình về sự đổi mới đất nước về mặt đời sống văn hóa hiện nay?
5. Hãy bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn đối với những biểu hiện tiêu cực trong xã hội hiện nay cần phải đấu tranh loại bỏ
6. Bạn có quyền được biết những thông tin về sự đổi mới và phát triển của đất nước không? Tại sao?
7. Bạn có quyền được bày tỏ ý kiến và quan điểm của bạn về những hiện tượng tiêu cực, sai trái hiện nay không? Tại sao?
( câu 6,7 vận dụng điều 12,13 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em)
Các thành viên trong lớp trao đổi thảo luận và có thể nêu thắc mắc để cả lớp cùng trao đổi.
Người điều khiển chương trình chốt lại kết quả trao đổi thảo luận.
HĐ 2: Văn Nghệ
Người điều khiển văn nghệ (Thñy) giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ đã phân công chuẩn bị.
HS có thể hát, đọc thơ, kể chuyện.
3. Thực hành:
GV yêu cầu HS thực hành bằng cách viết bài luận: Em có suy nghĩ gì về sự đổi mới và phát triển của đất nước?
HS trình bày bài viết của mình.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
- Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận vấn đề: Trồng cây lưu niệm ở nhà trường.
Phân công chuẩn bị và trang trí cho hoạt động
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Vân
Bản chương trình
2
Trang trí
Tổ 3
Phấn màu
3
Văn nghệ
Hương
Bài hát
4
Chuẩn bị câu hỏi
BCS lớp
Giấy bút
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
TiÕt 2- Ngµy so¹n: 19/01/2013
Ngµy d¹y: 26/01/2013
“TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh cuối cấp ở trường.
Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường trong lòng mỗi học sinh.
2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kỹ năng sống. Kỹ năng lựa chọn loại cây thích hợp trồng trong trường học.
3.Thái độ: Rèn luyện tình yêu thiên nhiên và ý thức trồng cây, bảo vệ màu xanh cho trái đất.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ về cây lưu niệm cho nhà trường
- Kĩ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, thảo luận, hoàn thành một nhiệm vụ.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- 1 cây non - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng - Que rào
- Bàn bạc cùng cán bộ lớp về việc chọn cây gì để trồng và vị trí trồng cây thích hợp
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá
- Trồng cây lưu niệm cho trường có ý nghĩa như thế nào? Em sẻ lựa chọn loại cây nào để trồng cho phù hợp.
2. . Kết nối:
- HĐ 1: Nêu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm - Văn nghệ
DCT: Kể một câu chuyện về kỉ niệm của HS khi quay trở về trường cũ
HS thảo luận ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm đối với HS cuối cấp.
HS trình bày suy nghĩ của mình trước tập thể.
- Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Kỷ nguyên xanh” của nhạc sĩ: Ngô Khải.
- HĐ 2: Trồng cây- Phát biểu cảm tưởng
- Đưa cây ra vị trí cần trồng.
- Giới thiệu các bạn tham gia trồng cây: Hải, Hậu, Y Tuấn, Kiều Trinh, Trang,Loan
-Bạn Loan phát biểu cảm tưởng của mình khi tham gia công việc trồng cây lưu niệm.
- Cô giáo chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
3. Thực hành
-Đội trồng cây thực hiện việc trồng cây, tưới nước cho cây non...
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
- Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
b. Giao việc cho hoạt động sau:
Chuẩn bị câu hỏi, bài hát để giao lưu với Đảng viên tiêu biểu ở địa phương.
Phân công chuẩn bị cho hoạt động
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Nhung
Bản chương trình
2
Dụng cụ trồng cây
Tổ trực
Cuốc, thuổng, bình phun nước, cây non
3
Văn nghệ
Bằng
Bài hát
4
Phát biểu cảm tưởng
Phương
Bài viết
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
TiÕt 3- Ngµy so¹n: 04/02/2012
Ngµy d¹y: 11/02/2012
“GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN Ở ĐỊA PHƯƠNG”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
HS hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các ĐV ưu tú của chi bộ Đảng ở địa phương.
2. Kĩ năng:
Không ngừng học tập và rèn luyện tốt theo gương các đảng viên tiêu biểu
Rèn luyện kĩ năng sống; tự tin trình bày suy nghĩ và kĩ năng lắng nghe, chia sẻ.
3.Thái độ:
- Biết tôn trọng, tin tưởng, tự hào về các ĐV trong chi bộ Đảng ở địa phương nơi mình cư trú.
- Học sinh học tập theo gương tốt Đảng viên.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng tự tin khi giao lưu
- Kĩ năng giao tiếp/ ứng xử, lắng nghe, phản hồi tích cực
- Kĩ năng quản lí thời gian phù hợp trong giao lưu
- Kĩ năng kiểm soát cảm súc trong giao lưu.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Động não, trò chơi giáo dục, thảo luận, hỏi -đáp
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Bản báo cáo tóm tắt về vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương, vể các đảng viên ưu tú ở địa phương
- Câu hỏi giao lưu
- Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương
Yêu cầu HS tìm hiểu các phong trào ở địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa, những nét đổi mới, những gương đảng viên tiêu biểu.
V. Tiến hành hoạt động.
1. Khám phá: DCT nêu câu hỏi: bạn hãy kể lại những tấm gương Đảng viên tiêu biểu mà bạn biết qua sách báo, bài học, tư liệu.
DCT giới thiệu đại biểu, khách mời và tuyên bố lí do hoạt động.
2. . Kết nối:
- Quản ca bắt nhịp bài hát : “Thanh niên làm theo lời Bác” Nhạc sĩ: Hoàng Hoà.
HĐ 1: Giao lưu và văn nghệ
Người điều khiển chương trình lần lượt mời:
+ GVCN báo cáo những nét cơ bản của tình hình lớp.
+ Đại diện đảng viên tiêu biểu báo cáo tóm tắt tình hình địa phương, về công tác đảng và các đảng viên ưu tú.
HS lần lượt nêu các câu hỏi với đảng viên ưu tú.
Đảng viên ưu tú trả lời những vấn đề HS đặt ra
Trong quá trình giao lưu có xen kẽ các tiết mục văn nghệ ( của lớp và các đảng viên).
Người điều khiển tổ chức cho lớp chơi trò chơi
3. Thực hành
HĐ 2: Hỏi đáp:
DCT nêu câu hỏi:
+ Sau hoạt động này bạn thu hoạch được những gì bổ ích về tấm gương trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước?
+ Điều gì làm bạn tâm đắc nhất trong hoạt động?
Yêu cầu các bạn trả lời và nhận xét .
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học. GVCN nhận xét giờ học
- GVCN nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
- Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Ca hát mừng Đảng mừng xuân
c. Phân công chuẩn bị cho hoạt động
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Tân
Bản chương trình
2
Báo cáo tình hình lớp
GVCN
Bản báo cáo thống kê
3
Báo cáo tình hình địa phương về CT Đảng..
Đại biểu Đảng viên
Bản báo cáo
4
Văn nghệ
Thanh Huyền
Bài hát, câu chuyện
5
Câu hỏi giao lưu
HS cả lớp
Câu hỏi
6
Tặng quà
HS
Hoa
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 1 - 2
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
TiÕt 3- Ngµy so¹n: 16/02/2013
Ngµy d¹y: 23/02/2013
“SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
Học sinh phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc.
2. Kĩ năng
HS được rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ; tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
3.Thái độ:
Học sinh ngày càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước mình
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Lựa chọn các bài thơ, bài hát liên quan đến chủ đề. - Tặng phẩm.
- Các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm tự biên tự diễn. - Trang phục biểu diễn.
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
-DCT nêu lí do hoạt động
-Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Cánh én tuổi thơ” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên
2. Kết nối:
- DCT lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
- Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình.
- Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa.
3. Thực hành:
DCT tổ chức trò chơi tìm lời của bài hát.
HS tham gia hoạt động tích cực.
Yêu cầu HS về nhà sưu tầm những bài hát ca ngợi quê hương đất nước.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
- Động viên học sinh cố gắng tham gia các hoạt động ngoài giờ học.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Tìm hiểu về vai trò của Đoàn viên thanh niên
Phân công chuẩn bị và trang trí cho hoạt động
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Vân
Bản chương trình
2
Thư kí
Thư
Bút , giấy
3
Văn nghệ
Tài
Bài hát, câu chuyện
4
Trang trí
Tổ trực
Phấn màu
5
Tặng quà
HS
Hoa
. Rót kinh nghiÖm.
Ký duyệt của tổ chuyªn m«n
Ngày th¸ng năm 2013
TT.Phan B¸ Bắc
Chủ điểm tháng 3 – TiÕt 1
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Ngµy so¹n: 02/03/2013
Ngµy d¹y: 09/03/2013
“TỌA ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN VÀ LÍ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của đoàn TNCS Hồ Chí Minh và lí tưởng của người thanh niên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Lí tưởng sống của Bác là độc lập tự do cho đất nước, là hạnh phúc của nhân dân.
2. Kĩ năng:
Biết biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của đoàn, lí tưởng c ủa thanh niê, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của người đoàn viên.
3.Thái độ:
.Tin tưởng và tự hào về tổ chức đoàn thanh niện cộng sản Hồ Chí Minh
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ về vai trò của Đoàn và lí tưởng của thanh niên hiện nay.
- Kĩ năng tự tin, tự trọng tham gia tọa đàm.
- Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn khác trong tọa đàm.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
Thảo luận- Tranh luận- Hỏi và trả lời- Trình bày 1 phút.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
Điều lệ đoàn
Tư liệu báo chí phản ánh chương trình hành động của đoàn, về nhiệm vụ, lí tưởng của thanh niên.
Các câu hỏi để tọa đàm, thảo luận.
Điều 12,13,15,31 công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em
- Phân công người điều khiển chương trình
- Yêu cầu mỗi học sinh tìm đọc đều lệ đoàn, sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu về Đoàn.
- Mời cố vấn
- Phân công trang trí
V. Tiến hành hoạt động.
DCT tuyêb bố lí do hoạt động và giới thiệu đại biểu (nếu có)
1. Khám phá
DCT phỏng vấn nhanh:
+ Đoàn TNCSHCM thành lập ngày tháng năm nào?
+ Trước khi mang tên như hiện nay, Đoàn đã từng có những tên gọi nào?
- HS trả lời và DCT kết nối hoạt động.
2. . Kết nối:
HĐ 1: Tọa đàm, thảo luận:
Chi đội trưởng nêu tóm tắt quá trình thành lập đoàn và các quyền, nghĩa vụ của người đoàn viên
Người điều khiển chương trình lần lượt đưa ra các câu hỏi. Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và tích cực trao đổi, thảo luận. Động viên khích lệ các bạn tham gia
+ Bạn hãy nêu ý của ngày thành lập Đoàn.
+ Vai trò của Đoàn trong sự cách mạng và xây dựng đất nước
+ Bạn hãy kể tên các phong trào của Đoàn mà bạn biết
+ Bạn hãy nêu ý nghĩa của một phong trào của Đoàn mà bạn biết ( gợi ý: PT tiếp sức mùa thi)
+ Bạn hãy kể một tấm gương đoàn viên , thanh niên mà bạn biết (trong chiến đấu, lao động hoặc học tập).
+ Chương trình VTV6 “Sinh ra từ làng” mang ý nghĩa gì.
- HS suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình.
- Các bạn khác lắng nghe tích cực và góp ý kiến bổ sung hoặc tranh luận.
- Sau các ý kiến, người điều khiển chương trình có thể chốt lại hoặc đề nghị thầy cô cố vấn giúp đỡ.
- Sau cùng người điều khiển khái quát lại những nét chủ yếu nhằm củng cố khắc sâu nhận thức cho mọi thành viên trong lớp.
HĐ 2: Văn nghệ
Huyền lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ điểm 26 tháng 3 đã chuẩn bị.
-HS trình diễn các bài hát, bài thơ về đoàn, về thanh niên.
3. Thực hành
HĐ 3: Trình bày một phút.
DCT yêu cầu một số HS trình bày mộtphút các câu hỏi liên quan đến chủ đề hoạt động.
+ Bạn thu hoạch được điều gì sau buổi tọa đàm hôm nay?
+ Bạn có suy nghĩ gì cho mai sau?
- HS suy nghĩ và trả lời.
4. Vận dụng .
a. Nhận xét giờ học.
- GVCN nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh.
- Hướng dẫn HS về nhà liên hệ và tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương.
b. Giao việc cho hoạt động sau: Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày 26-3
Phân công chuẩn bị cho hoạt động
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Văn
Bản chương trình
2
Tóm tắt QT TL đoàn
Hảo
Bản báo cáo tóm tắt
3
Câu hỏi thảo luận
BCS lớp
Câu hỏi
4
Văn nghệ
Huyền
Bài hát, câu chuyện
5
Tặng quà
HS
Hộp quà
VI Tư Liệu :
*Bài nói chuyện tại buổi lễ khai mạc trường đại học nhân dân Việt Nam
Hôm nay Bác thay mặt Chính phủ đến hỏi thăm các cháu và chúc các cháu vui vẻ, mạnh khoẻ, thi đua học tập, cố gắng tiến bộ.
Sau đây Bác nêu vài ý kiến về việc giáo dục thanh niên để giúp các thầy giáo và các cháu nghiên cứu.
Trước hết chúng ta phải hiểu rõ học thế nào? Học cái gì? Học để làm gì?
Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng. Ngày nay dân tộc ta đã được giải phóng, thì thanh niên ta cũng cần phải mạnh dạn chuyển hướng trong việc học tập. Nay Bác chỉ tóm tắt nêu mấy điểm:
Những điều nên làm : Phải vạch rõ ranh giới, chia rõ phải trái.
Vạch rõ ranh giới là phải nhận rõ ai là bạn, ai là thù? Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù. Thế là chẳng những ở ngoài, mà chính ở trong mình ta cũng có bạn và thù. Vì vậy chúng ta cần phải ra sức tăng cường bạn ở trong và ở ngoài, kiên quyết chống lại kẻ thù ở ngoài và ở trong mình ta.
Điều gì phải, thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
- Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì nước ta là một bộ phận của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước ta cũng quan hệ với thế giới. Thí dụ: Đế quốc Mỹ ép Quốc hội Pháp thông qua hiệp định để Tây Đức vũ trang lại, tức là để gây chiến tranh, nếu có chiến tranh thì sẽ ảnh hưởng không ít đến nước ta. Nhân dân ta ra sức giữ gìn hoà bình, khôi phục lại kinh tế, chống đế quốc Mỹ, như thế là góp phần thiết thực vào việc bảo vệ hoà bình thế giới.
- Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?
- Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng.
Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
Những điều nên chống: Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt uỷ mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang.
Thanh niên và xã hội:
- Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội. Trong xã hội cũ có nhiều nọc độc nó làm hại thanh niên. Nhất là văn hoá độc ác của Mỹ, nó dùng mọi cách như sách báo, phim ảnh, v.v... để làm cho thanh niên hư hỏng, truỵ lạc. Thậm chí một số thanh niên hoá ra lưu manh, trộm cắp, cờ bạc, v.v... Vì vậy, sự giáo dục thanh niên phải liên hệ vào dư luận của xã hội, lực lượng của Chính phủ để ngăn ngừa những cái gì có thể ảnh hưởng xấu đến thanh niên, để nâng cao tính cảnh giác của thanh niên.
Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối bằng đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngon để cho học sinh ăn no, học tốt.
Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên.
Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi.
Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên. Ở trường này, các cháu học tập, ăn ở tập thể đông đảo, trai có, gái có. Các cháu phải thương yêu giúp đỡ nhau như anh em, chị em; đồng thời phải kính trọng nhau như đồng học, đồng chí. Quyết chớ phóng túng, lôi thôi. Phải làm cho cha mẹ các nữ học sinh yên tâm và tin cậy, phải giữ vững danh dự của trường và danh dự của tất cả học sinh. Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hoá, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng.
Trường học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động và sinh hoạt hằng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa.
- Trường này là Trường Đại học nhân dân, các cháu học với các thầy giáo, đồng thời phải học nhân dân. Trong bộ đội ta, trong dân công và những ngành hoạt động khác, có nhiều thanh niên gương mẫu. Điều đó chứng tỏ rằng thanh niên ta nói chung rất hăng hái, rất tốt. Vài thí dụ: trong bộ đội có những thanh niên anh hùng như La Văn Cầu, Giáp Văn Khương, Nguyễn Thị Chiên...; ở công trường đường xe lửa có những chiến sĩ gương mẫu như Lê Văn Quy, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Trọng Tuỳ, Lê Văn Phát và nhiều thanh niên khác. Trong thời kỳ kháng chiến, họ là những chiến sĩ du kích anh dũng. Ngày nay trong công cuộc khôi phục kinh tế nước nhà, họ là những chiến sĩ lao động anh dũng. Thanh niên ở các công trường, các nhà máy khác cũng vậy. Như đoàn thanh niên xung phong, gặp việc gì khó, việc gì cần, họ cũng đều xung phong. Mong các cháu noi theo những gương thanh niên kiểu mẫu ấy, các cháu cùng thi đua học tập, thi đua tiến bộ, xung phong công tác xã hội, để góp phần vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân cho hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước, để xứng đáng là lớp đầu tàu của Trường Đại học nhân dân, để rèn luyện thành chủ nhân xứng đáng tương lai của nước nhà.
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 3 – TiÕt 2
TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Ngµy so¹n: 16/03/2013
Ngµy d¹y: 23/03/2013
“SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN 26-3 ”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 - 3
- Học sinh phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi Đoàn.
2. Kĩ năng:
- Học sinh được rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ; tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
3.Thái độ:
- Tinh thần tự giác tham gia văn nghệ, sinh hoạt tập thể.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.
III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.
IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động
- Tập hợp các bài hát về Đoàn: tên bài hát, tên tác giả
- Câu hỏi, câu đố trong cuộc thi
- Trang phục biểu diễn.
- Tặng phẩm.
V. Tiến hành hoạt động.
DCT tuyên bố lí do và giới thiệu đại biểu
1. Khám phá
DCT nêu câu hỏi: Bạn có biết bài đoàn ca do ai sáng tác? Nội dung bài đoàn ca là gì?
2. . Kết nối:
Quản ca bắt nhịp bài hát : Tiến lên đoàn viên.
HĐ 1: Thi hát tập thể
- Lớp chia ra làm 2 đội chơi mỗi đội 4 bạn đại diện cho các tổ.
+ Đội 1 gồm các bạn tổ 1 & 2
+ Đội 2 gồm các bạn tổ 3 & 4
DCT nêu chủ đề: các đội thi tham gia hát theo chủ đề
DCT nêu một số câu hỏi liên quan đến tên bài hát, nhạc sĩ sáng tác , hoàn cảnh sáng tác.
Các tổ tham gia trả lời câu hỏi bằng cách rung chuông giành quyền trả lời; nếu trả lời đúng sẽ có điểm; nếu không đúng thì đội kia trả lời lại; nếu 2 đội trả lời sai thì cổ động viên trả lời thay; ai trả lời đúng sẽ có quà tặng.
- Xen giữa phần thi của 2 đội là phần câu hỏi giành cho các cổ động viên tham gia trả lời.
- Ban giám khảo chấm điểm cho 2 đội và công bố đội nào thắng điểm khi kết thúc phần chơi.
HĐ 2: Thi hát đơn ca
DCT nêu từ khóa và các bạn bấm tín hiệu để giành quyền hát bài hát có từ khóa.
Bạn nào hát được nhiều từ khóa nhất sẻ thắng cuộc.
Tặng quà cho cá nhân và đội thắng cuộc.
3. Thực hành
DCT tổ chức trò chơi hát chuyển: luật chơi quản ca hát bài hát, dừng và gọi tên bạn nào thì bạn đó tiếp tục hát một bài hát khác hoặc hát tiếp theo bài của quản ca, tiêps tục chuyển lần lượt
4. Vận dụng
a. Nhận xét giờ học.
- GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS về nhà sưu tầm các bài hát về chủ đề trên
b. Giao việc cho hoạt động sau: Tìm hiểu chủ đề thanh niên với hòa bình và hữu nghị
Phân công chuẩn bị cho hoạt động:
TT
Nội dung công việc
Người thực hiện
Phương tiện
Ghi chú
1
Dẫn chương trình
Thanh Nga
Bản chương trình
2
Thành lập đội chơi
Ban văn nghệ của lớp
Các bài hát về Đoàn
3
Câu đố
BCS lớp
Câu hỏi
4
Văn nghệ
Quang Liêm
Bài hát tiến lên đoàn viên
5
Tặng quà
HS
Hộp quà
VI Tư Liệu :
Các bài hát về đoàn
----------------------------------- -----------------------------------
Chủ điểm tháng 4 – TiÕt 1
HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ
Ngµy so¹n: 06/04/2013
Ngµy d¹y: 13/04/2013
“THANH NIÊN VỚI CHỦ ĐỀ HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ ”
I. Mục tiêu : HS có
1. Kiến thức:
Nâng cao hiểu biết về vấn đề hòa bình, ý nghĩa của hòa bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như: môi trường, đói nghèo, chiến tranh
2. Kĩ năng:
Có kĩ năng phân tích các sự kiện, các tình huống có liên quan đến hòa bình, biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó.
3.Thái độ:
Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hỗ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực, tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác.
Học sinh biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết, ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tốt đẹp và hoàn mỹ.
II. Các kĩ năng sốn
File đính kèm:
- giao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_lop_9_chuong_trinh_ca_na.doc