Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2008 - 2009

A/ Mục tiêu hoạt động:

 Sau chủ đề hoạt động học sinh cần:

 + Hiểu được vai trò của CNH-HĐH trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

 + Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện cho bản thân.

B/ Nội dung hoạt động:

 Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện của năm học cuối cùng ở THPT.

C/ Hoạt động cụ thể:

 

doc14 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Yên Bái Trường THPT nguyễn Huệ ----------------@&?---------------- Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2008 - 2009 Giáo viên: Tổ bộ môn: Văn 1 CHỦ ĐỀ THÁNG 9 THANH NIấN HỌC TẬP RẩN LUYỆN Vè SỰ NGHIỆP CNH – HĐH A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần: + Hiểu được vai trò của CNH-HĐH trong việc xây dựng và phát triển đất nước. + Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện cho bản thân. B/ Nội dung hoạt động: Thảo luận và xây dựng kế hoạch học tập rèn luyện của năm học cuối cùng ở THPT. C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 1,2 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Thảo luận về kế hoạch học tập và rèn luyện của năm học cuối cùng ở trường THPT I/ Mục tiêu hoạt động: Xây dựng được kế hoạch học tập và rèn luyện một cách khoa học, hợp lý, phù hợp. Tích cực, chủ động, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp và tham gia thi vào các trường. II/ Nội dung hoạt động: Học sinh thảo luận + Nhiệm vụ của học sinh lớp 12 trong năm học là gì? + Thảo luận về mẫu thời gian biểu học tập và rèn luyện cá nhân để phân tích tính hợp lý khoa học cho các học sinh học tập khi xây dựng thời gian biểu cho mình. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung học tập, hướng dẫn cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn chuẩn bị các câu hỏi gợi ý để giúp học sinh khai thác các thông tin có liên quan đến các nội dung hoạt động. Duyệt kế hoạch hoạt động của cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn. Học sinh: Cán bộ lớp nhận vấn đề thảo luận từ giáo viên chủ nhiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động, gợi ý nội dung thảo luận cho các bạn chuẩn bị. Xin ý kiến giáo viên chủ nhiệm về nội dung và kế hoạch phân công chuẩn bị cho thảo luận. Cử một học sinh điều khiển thảo luận. IV/ Tổ chức hoạt động: Người điều khiển thảo luận nêu mục đích yêu cầu và vấn đề cần thảo luận. Chia nhóm thảoluận (có thể chia lớp thành 3 nhóm) Tiến hành thảo luận: Các nhóm trình bày ý kiến và bổ sung cho nhau cho đến khi vấn đề thảo luận đi đến thống nhất. Sau mỗi vấn đề nêu ra, người điều khiển thảo lụân tổng kết và thống nhất những ý kiến phát biêủ của các nhóm. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 10 Thanh niên với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động, học sinh cần Nhận thức sâu sắc giá trị của tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình. Rèn luyện các kĩ năng ứng sử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình. Trân trọng vẻ đẹp chân chính trong tình bạn, tình yêu. B/ Nội dung hoạt động: Diễn kịch tiểu phẩm về tình bạn và tình yêu C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 3,4 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Diễn kịch về tình bạn và tình yêu I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Nâng cao hiểu biết về tình bạn, tình yêu, về sự bình đẳng giới. Có quan điểm đúng đắn trong tình bạn và tình yêu. Biết lắng nghe ý kiến của gia đình, thầy cô và bạn bè cũng như biết cách phòng tránh những bất lợi cho bản thân trong quan hệ tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trong tình bạn trong sáng lành mạnh. Có thái độ rõ ràng rứt trước những biểu hiện không lành mạnh trong các quan hệ tình bạn và tình yêu. II/ Nội dung hoạt động: Tổ chức cho các tổ trong lớp thảo luận những tình huống và trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung sau. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị một số câu hỏi hoặc tình huống có vấn đề phù hợp với phần nội dung hoạt động để học sinh thảo luận xây dựng tiểu phẩm. Chuẩn bị tài liệu để giúp học sinh hiểu một số nội dung cơ bản có liên quan đến tình bạn, tình bạn khác giới, tình yêu. Hội ý cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động. Học sinh: Cán bộ lớp phổ biến thời gian, hình thức trình bày tiểu phẩm hoạt động cho các bạn trong lớp. Nêu yêu cầu cụ thể của tiểu phẩm. Chia lớp thành các nhóm. Cán bộ lớp giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị tiểu phẩm. Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo những nội dung đã được phân công. Cán bộ lớp nêu câu hỏi thảo luận và các tình huống thảo luận. Từng học sinh chuẩn bị nội dung tìm hiểu về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. IV/ Tổ chức hoạt động: Phần 1: Trình bày tiểu phẩm Người điều khiển các nhóm bốc thăm thứ tự trình bày tiểu phẩm về tình bạn, tình yêu mà các nhóm đã chuẩn bị. Các nhóm trình bày tiểu phẩm của mình. Sau mỗi tiểu phẩm của các nhóm, người điều khiển mời các bạn trong lớp nhận xét và rút ra ý nghĩa, bài học cho bản thân. Có thể xen kẽ giữa các tiểu phẩm là các tiết mục văn nghệ. Phần 2: Thảo luận về những câu hỏi và tình huống về tình bạn, tình bạn khác giới và tình yêu. Người điều khiển thảo luận mời các đại diện của các nhóm lên bốc thăm câu hỏi và tình huống thảo luận. Các nhóm thảo luận các câu hỏi và tình huống vừa nhận được và cử người báo cáo kết quả thảo luận. Cả lớp nhận xét, bổ xung ý kiến cho nhóm vừa trình bày. Người điều khiển tổng kết và thống nhất các ý kiến phát biểu, đi đến kết luận chính thức, nêu còn điều gì thắc mắc hoặc chưa thống nhất. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 11 Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần Hiểu sâu sắc giá trị của truyền thông hiếu học và vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cũng như công lao của thầy cố giáo trong việc chuẩn bị hành trang cho thanh niên lập nghiệp trở thành con người có ích cho xã hội. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo, truyền thống hiếu học của dân tộc. Kính trọng, yêu quý thầy cô giáo, tích cực học tập rèn luyện để đèn đáp công ơn thầy cô. B/ Nội dung hoạt động: Tổ chức hoạt động tham gia kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 5,6 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Kỷ niệm ngày nhà giáo việt nam 20 – 11 I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Hiểu sâu sắc giá trị truyền thống hiếu học và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. Khắc sâu tình cảm, biết ơn, kính trọng thầy cô giáo. Có hành vi thể hiện sự mong muốn đền đáp thầy cô giáo. Có ý thức và tình thần vượt khó để đạt kết quả cao trong học tập. II/ Nội dung hoạt động: Ôn lại truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Nêu giá trị của truyền thống hiếu học. Nêu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam. Nêu giá trị nhân văn, giá trị xã hội của truyền thống tôn sư trọng đạo. Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của nhà trường và thành tích của một số tập thể lớp tiêu biểu. Đánh giá ý thức của học sinh trong việc giữa gìn và pháp huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Khẳng định trách nhiệm của học sinh và thầy cô giáo trong việc tiếp tục duy trì và phát triển truyền thống đó. Phát biểu cảm tưởng của học sinh. Học sinh phát biểu cảm tưởng ở các khía cạnh Tự hào về truyền thống hiếu học tông sư trọng đạo của dân tộc. Sự trưởng thành của học sinh gắn với công lao của thầy cô giáo. Những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời người học sinh. Sự quyết tâm học tập, tu dưỡng và rèn luyện để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo. Ca ngợi những tấm gương học tập và rèn luyện tốt. Phê phán những biểu hiện không đúng mực đối với thầy cô giáo( nếu có). Phê bình những tính lười biếng, ngại khó trong học tập. Phê phán thói tự kiêu tự mãn. Phát biểu cảm tưởng của thầy, cô giáo. Cảm tưởng của thầy cô giáo thường ở các khía cạnh. Sự hứng thú gắn bó với nghề nghiệp. Sự cần thiết của việc hình thành đức tính cần cù, sáng tạo trong học tập. Biểu dương những tấm gương tiêu biểu tinh thần vượt khó để dạy tốt và học tốt. Mong muốn nguyện vọng của thầy cô đối với học sinh. Những lời khuyên về định hướng nghề nghiệp cho học sinh. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Định hướng nội dung hoạt động để học sinh chuẩn bị. Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, ban chấp hành chi đoàn tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị của học sinh. Học sinh: Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi Đoàn hội ý để xây dựng kế hoạch và chương trình của hoạt động. Chuẩn bị nội dung phát biểu về lý do tổ chức kỷ niệm. Phân công công việc cho từng người. IV/ Tổ chức hoạt động: Nêu những suy nghĩ, cảm tưởng về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam. Phát biểu cảm tưởng của học sinh. Phát biểu cảm tưởng của giáo viên. Đại diện lớp cảm ơn và nói lời quyết tâm hứa thức hiện tốt những lời chỉ bảo của thầy cô. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 12 Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần Nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên – học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tin tưởng vào đường lối xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Đảng và Nhà nước ta. Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. B/ Nội dung hoạt động: Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22/12. Thi tìm hiểu luật nghĩa vụ quân sự. C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 7,8 Thời gian thực hiện: Hoạt động: Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân việt Nam và quốc phòng toàn dân 22 – 12 I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần. Hiểu rõ tầm quan trọng của nền xây dựng quốc phòng toàn dân. Tự hoà về Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng. Tích cực học tập và rèn luyện bản thân nhằm góp phần tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, tích cực bảo vệ thành quả do các thế hệ cha anh đã gian khổ hi sinh giành được. II/ Nội dung hoạt động: Ôn lại truyền thống vẻ vang của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phát biểu cảm tưởng của học sinh. Nêu ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân. Nói lên tình cảm, lòng biết ơn những chiến sĩ đã hi sinh vì nền độc lập tự do của Tổ quốc. Cảm tưởng về nétt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Xác định trách nhiệm của người thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Định hướng nội dung, kế hoạch tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân. Giới thiệu tài liệu để học sinh tham khảo. Bàn bạc với cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung, phương pháp tiến hành. Kiểm tra đôn đốc công tác thực hiện của học sinh. Học sinh: Cán bộ lớp, Ban chấp hành chi đoàn xây dựng kế hoạch tổ chức. Cử người viết bài nói về ý nghĩa ngày Quốc phòng toàn dân. Chọn một đại diện của lớp chuẩn bị nội dung phát biểu. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. Chiến thắng Điện Biên Đỗ Nhuận Tiến bước dưới quân kì Doãn Nho Anh vẫn hành quân Nhạc: Huy Duy, thơ: Trần Hữu Thung IV/ Tổ chức hoạt động: Đại diện lớp tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Hát một bài tập thể ca ngợi quân đội. Đại diện học sinh phát biểu cảm tưởng suy nghĩ của mình về trách nhiệm của người thanh niên đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo viên chủ nhiệm phát biểu. Xen kẽ giữa các mục là các tiết mục văn nghệ. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Tiết 9 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Thi tìm hiểu về luật nghĩa vụ quân sự I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần nắm Hiểu được cơ bản của luật nghĩa vụ quận sự, đặc biệt là những điều liên quan đến thanh niên, học sinh. Nắm được tình hình thực hiện nghĩa vụ quân sự ở địa phương. Biết vận dụng hiểu biết luật nghĩa vụ quân sự vào đời sống. Tích cực chấp hành và có ý thức thực hiện, tuyên truyền vận động mọ người cùng thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tích cực rèn luyện sức khoẻ, tự giác đăng ký nghĩa vụ quân sự sau khi tốt nghiệp THPT. II/ Nội dung hoạt động: Tìm hiểu sự ra đời của luật nghĩa vụ quân sự. Những quy định có liên quan đến thanh niên học sinh. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Chuẩn bị nội dung và hình thức cuộc thi tìm hiểu nghĩa vụ quân sự. Chuẩn bị các đáp án và biểu điểm. Giao cho cán bộ lớp phổ biến các câu hỏi và tổ chức cuộc thi. Hướng dẫn học sinh đọc tài liệu: Nghĩa vụ quân sự. Kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bị của học sinh. Học sinh: Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi Đoàn cùng giáo viên hệ thống nội dung và hình thức hoạt động. Thành lập ban tổ chức cuộc thi. Ban tổ chức xây dựng thể lệ cuộc thi. Phổ biến câu hỏi và thể lệ cuộc thi cho cả lớp. Chuẩn bị 3 đội thi ( mỗi tổ một đội). Mỗi đội cử hai đại diện dự thi. Phân công kê dọn bàn ghê cho cuộc thi. Cử người dẫn chương trình và chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ đan xen giữa các lần thi. IV/ Tổ chức hoạt động: Tổ chức bằng hình thức hái hoa dân chủ. Đại diện cán bộ lớp tuyên bố lý do tổ chức cuộc thi. Người dẫn chương trình giới thiệu ban giám khảo và giới thiệu thể lệ cuộc thi. Biểu diễn văn nghệ xen kẽ các cuộc thi. Ban giám khảo công bố kết quả sau khi kết thúc cuộc thi. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 1 Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần Nhận thức được bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Có kỹ năng nghiên cứu, phân tích tổng hợp các vấn đề văn hoá - xã hội. Trân trọng nền văn hóa dân tộc, quyết tâm duy trì và phát triển những nét riêng và độc đáo của nền văn hoá dân tộc. B/ Nội dung hoạt động: Thảo luận chủ đề “Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”. C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 10,11 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Thảo luận chủ đề “ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ” I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Nâng cao hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, ý nghĩa quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn mới. Biết phân tích các nội dung của bản sắc văn hóa dân tộc và những nét văn hóa của địa phương. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa – xã hội do nhà trường tổ chức. II/ Nội dung hoạt động: Học sinh trao đổi một số nội dung như Bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Nhiệm vụ của thanh niên trong việc giữ gìn và bản sắc văn hóa dân tộc. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Xây dựng các nội dung thảo luận ở dưới dạng câu hỏi hoặc vấn đề. Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và Ban chấp hành chi Đoàn thiết kế và lên kế hoạch cho hoạt động sao cho phù hợp với nội dung hoạt động. Học sinh: Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn phổ biến nội dung hoạt động và phân công các nhóm tham gia ( mỗi tổ một nhóm). Mỗi nhóm giao cho từ 3 đến 4 người làm nòng cốt. Chuẩn bị các phương tiện cho hoạt động (nếu cần). Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ về chủ đề bản sắc dân tộc. Cử người dẫn chương trình. IV/ Tổ chức hoạt động: Phần 1: Thảo luận nhóm. Người điều khiển chương trình nêu lí do của buổi thảo luận. Thảo luận với chủ đề: Bạn hiểu gì về bản sắc dân tộc. Phần 2: Mỗi một nhóm được phát một tờ giấy để hoàn thành một phần hoạt động ra giấy. Nội dung của hoạt động là: Hay nêu một nét văn hoá dân tộc độc đáo của dân tộc ta. Là học sinh theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy nét văn hoá dân tộc đó. Sau khi hoàn thành, mỗi nhóm cử một đại diện và trình bày kết quả. Sau khi các nhóm đã trình bày song, người dẫn chương trình tổng kết các kết quả từ ban giám khảo và công bố kết quả. Phần 3: Giáo viên tổng kết những nét chính và nhấn mạnh đến ý nghĩa sự cần thiết phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 2 Thanh niên với lý tưởng cách mạng A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần Nhận thức đúng đắn về lí tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có hoài bão, có ước mơ về tương lai, biết xây dựng kế hoạch và quyết phấn đấu đê thực hiện ước mơ, hoài bão. Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân, biết tự khẳng định, tự hoàn thiện mình. B/ Nội dung hoạt động: Toạ đàm “Lý tưởng của thanh niên trong thời đại mới”. C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 12,13 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Toạ đàm “ lý tưởng của thanh niên trong thời đại mới ” I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Hiểu rõ lý tưởng của thanh niên cách mạng Việt Nam ngày nay không thể tách rời với lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Biết vận dụng lý tưởng cách mạng vào học tập rèn luyện và gắn với cuộc sống để xây dựng kế hoạch hoạt động. Có thái độ tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện. II/ Nội dung hoạt động: Lý tưởng là lẽ sống, là mục đích sống, ước vọng của con người muốn vươn tới cái tốt đẹp, cái hay và cái tiên tiến nhất của cuộc sống. Toạ đàm theo các nội dung: ý thức về niềm tự hào dân tộc. Niềm tin và ý thức chấp hành các chuẩn mực của cộng đồngvà xã hội. Kế hoạch của mỗi bản thân (công việc sau này). Làm thế nào đê hướng tới vẻ đẹp: Chân – Thiện – Mỹ. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Hội ý với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn để thống nhất nội dung hoạt động. Đề ra người dẫn chương trình. Giao cho các nhóm chuẩn bị nội dung ( mỗi tổ một nhóm). Gợi ý về cách tổ chức toạ đàm và giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh. Kiểm tra công tác chuẩn bị của học sinh. Học sinh: Cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn phổ biến nội dung toạ đàm giao cho các nhóm chuẩn bị theo nội dung toạ đàm. Các nhóm chuẩn bị người đưa ra ý kiến của cả nhóm. Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề toạ đàm. Cử người dẫn chương trình. IV/ Tổ chức hoạt động: Khởi động bằng một bài hát tập thể. Tuyên bố lý do của buổi toạ đàm. Nêu nội dung toạ đàm và mời các nhóm đại diện lên phát biểu ý kiến. Sau mỗi phần trình bày của mỗi nhóm, người dẫn chương trình đưa ra nhận xét đánh giá về phần trả lời của các nhóm. Xen kẽ giữa các toạ đàm là các tiết mục văn nghệ. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 3 Thanh niên với vấn đề lập nghiệp A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề học sinh cần Hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Biết đánh giá và chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở trưởng. Có thái độ nghiêm túc trong việc chọn lựa nghề cho bản thân. B/ Nội dung hoạt động: Thảo luận chuyên đề lựa chọn nghề nghiệp C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 14,15 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Thảo luận chuyên đề lựa chọn nghề nghiệp I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp, biết đánh giá bản thân để lựa nghề phù hợp với năng lực. Tích cực tham gia hoạt động với các câu hỏi, trả lời cụ thể có liên quan đến vấn đề chọn nghề. II/ Nội dung hoạt động: Tổ chức thảo luận về các vấn đề Thế nào là sự lựa chọn nghề đúng đắn. Những yêu cầu của sự lựa chọn nghề. Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Giới thiệu một số nghề trong xã hội. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Xây dựng nội dung thảo luận và dự kiến các tình huống nảy sinh trong quá trình thảo luận. Cùng với cán bộ lớp và Ban chấp hành chi đoàn thiết kế chương trình, nội dung thảo luận để phổ biến cho học sinh. Giao cho cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn điều khiển hoạt động. Gợi ý một số tài liệu tham khảo về hướng dẫn chọn nghề. Học sinh: Cán bộ lớp và ban chấp hành chi đoàn hoàn chỉnh chương trình và xin ý kiến góp ý của giáo viên. Phổ biến nội dung hoạt động cho cả lớp để chuẩn bị. Cử người dẫn chương trình. Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ có liên quan đến nội dung thảo luận. IV/ Tổ chức hoạt động: Người dẫn chương trình nêu mục đích của thảo luận và tuyên bố bắt đầu hoạt động. Mời giáo viên chủ nhiệm nêu một số yêu cầu của hoạt động. Mỗi nhóm cử đại diện nêu quan điểm của mình về vấn đề chọn nghề. Trong quá trình thảo luận giáo viên tham gia đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh nội dung của mỗi nhóm. Biểu diễn văn nghệ sau mỗi lần các nhóm trình bày song ý kiến. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện Chủ đề tháng 4 Thanh niên với hoà bình, hữu nghị và hợp tác A/ Mục tiờu hoạt động: Sau chủ đề hoạt động học sinh cần Hiểu rõ vấn đề hoà bình, hữu nghị và hợp tác là vấn đề toàn cầu mà nhân loại đang quan tâm. Có kĩ năng thu thập thông tin về vấn đề, các sự kiện có liên quan đến hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Có thái độ tích cực và đúng đắn trong các vấn đề của hoà bình và hữu nghị. B/ Nội dung hoạt động: Văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. C/ Hoạt động cụ thể: Tiết 16,17 Thời gian thực hiện: Hoạt động:Văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc I/ Mục tiêu hoạt động: Sau hoạt động học sinh cần Biết thêm nhiều bài hát câu chuyện…ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Rèn luyện kĩ năng tham gia biểu diễn văn nghệ. Có hứng thú và nhiệt tình tham gia vào hoạt động văn nghệ của lớp, của trường. II/ Nội dung hoạt động: Hoạt động văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc thể hiện các nội dung sau Tính đoàn kết tạo lên sức mạnh cho con người vượt qua mọi trở ngại. Tính đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc liên quan tới vấn đề hoà bình. Các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhau vì sự phát triển xã hội. Tình đoàn kết hữu nghị bao hàm cả sự bình đẳng giữa các dân tộc. Đoàn kết hữu nghị là vấn đề của cả nhân loại. III/ Công tác chuẩn bị: Giáo viên: Định hướng cho học sinh về chủ đề của hoạt động: Hoạt động văn nghệ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. Gợi ý về một số thể loại văn nghệ để học sinh lựa chọn hình thức hoạt động. Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình. Học sinh: Phân công các nhóm (mỗi tổ là một nhóm) chuẩn bị từ 4 đến 5 tiết mục văn nghệ và lập kế hoạch tập luyện chuẩn bị tham gia vao chương trình văn nghệ của lớp. Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ theo đăng ký của các nhóm. Cử người dẫn chương trình. IV/ Tổ chức hoạt động: Người dẫn chương trình nêu lí do của buổi sinh hoạt văn nghệ. Các tổ lần lượt nên trình bày các tiết mục văn nghệ đã đăng ký. V/ Kết thức hoạt động: Giáo viên nhận xét về quá trình hoạt động và đưa ra phương hướng thực hiện

File đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio len lop.doc