I. Yêu cầu:
Trò chuyện cùng cô về ngày nghỉ.
Cháu biết được 1 số luật an toàn giao thông.
Giáo dục cháu phải chấp hành luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
Một số câu chuyện kể về luật giao thông, chuẩn bị đèn tín hiệu xanh đỏ.
III. Hướng dẫn:
118 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Kể chuyện ngày nghỉ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, Ngày 21 Tháng 09 năm 2010
Bài số 1:
Họp mặt đầu tuần
Đề tài: KỂ CHUYỆN NGÀY NGHỈ
(Lồng an toàn giao thông)
I. Yêu cầu:
-Trò chuyện cùng cô về ngày nghỉ.
-Cháu biết được 1 số luật an toàn giao thông.
-Giáo dục cháu phải chấp hành luật giao thông.
II. Chuẩn bị:
-Một số câu chuyện kể về luật giao thông, chuẩn bị đèn tín hiệu xanh đỏ.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cho cháu hát 1 bài sáng thứ 2
2. Nội dung:
a. Giới thiệu:
-Cô hỏi: Các cháu vừa hát bài hát gi nào?
-À đúng rồi hôm nay là thứ hai buổi học đầu tuần
-Vậy hôm nay cô cháu mình cùng họp mặt đầu tuần nhé
b. Trò chuyện:
-Cô nói: Lắng nghe, lắng nghe
-Nghe cô đọc 1 bài thơ đèn giao thông
-Cô đọc: Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Ba đèn tín hiệu an toàn giao thông
Đi đường bé nhớ nghe không
Đèn xanh tín hiệu đã thông đường rồi
Đèn vàng chậm lại dừng thôi
Đèn đỏ dừng lại kẻo mà tông nhau
Bé ngoan bé giỏi thuộc làu
Xanh đi đèn đỏ dùng mau đúng rồi
-Vừa rồi cô đã đọc cho cháu nghe bài thơ: Đèn giao thông
-Cô trò chuyện qua bài thơ này đã dặn dò chúng ta đèn vàng chậm lại đèn xanh đi, đèn đỏ phải dừng lại kẻo tông nhau.
-Tiếp đó cô kể cho cháu nghe 1 câu chuyện em đi qua phố
-Cô kể: Qua 2 ngày nghỉ mẹ Bo dắt Bo đi qua phố: Bo liền chỉ tay vào đèn tín hiệu ở giữa ngã tư và hỏi mẹ: Mẹ ơi! Sao cây dendf kia lại có 3 màu hở mẹ? Mẹ Bo liền trả lời đó là đèn tín hiệu luật an toàn giao thông đấy: Khi gặp đèn đỏ người và xe phải dừng lại nhường cho phía bên có đèn xanh đi còn đèn vàng báo hiệu sự thay đổi tín hiệu, Bo liền hỏi nhưng nếu có đèn đỏ mà xe cứ đi thì sao hở mẹ?
mẹ Bo liền nói: Nếu vậy sẽ rất dễ gây ra tai nạn và làm ùn tắc giao thông
*Cô cho cháu chơi trò chơi:
Đèn xanh đèn đỏ
-Cô chia trẻ thành 4 nhóm chơi ở 4 góc cô làm công an giao thông chỉ đường đứng ở giữa 2 tay cầm đèn tín hiệu và hướng dẫn cháu chơi.
-Khi cô giơ đèn đỏ các cháu hãy dừng lại đèn xanh các cháu mới đi
-Cho cháu chơi 5 phhút
*Đàm thoại với trẻ:
Cô hỏi hôm qua ngày nghỉ cháu nào được đi phố nào?
-Đi phố cháu thấy những gi nào ở ngã tư
-Khi đến ngã tư có đèn đỏ thì mọi người như thế nào?
-Nếu có đèn xanh báo hiệu thì thế nào?
-Nếu có đèn đỏ cứ đi thì thế nào?
À đúng rồi nếu khi các cháu đi học nhớ đi bên lề đường về tay phải của mình nhé
*Cùng cố
-Cô mời trẻ nhắc lại tên đề tài hôm nay
-Cho cháu hát bài.
3.Kết thúc:
-Cho cháu hát bài
Cô bắt nhịp cho cháu hát bài
Thưa cô bài hátsáng thứ 2
Trẻ lắng nghe
Nghe gì, nghe gì
Trẻ lắng nghe cô đọc bài thơ về đèn an toàn giao thông
Trẻ quan sát ký hiệu các loại đen an toan toàn giao thông
Trẻ thực hiện cchơi tín hiệu đèn
Trẻ tự kể
Trẻ thưa cô cháu thấy đèn xanh đỏ vàng
Thưa cô được đi
Nếu đèn đỏ cớ đi thì bị phạm luật
1,2 cháu nhắc lại
Cả lớp cùng hát
—————————————————
THỂ DỤC BUỔI SÁNG
Bài số:1
Đề tài: HÔ HẤP 1, TAY 1, CHÂN 3, LƯỜN 1, BẬT 2
I. Yêu cầu:
-Cháu quan sát cô hướng đẫn và được tập động tác mới.
-Rèn cho cháu thói quen để chau tập đúng động tác.
-Giáo dục luôn rèn luyện cho cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị:
-Sân tập bằng và sạch sẽ-nơ hoặc cờ
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động:
-Cho cháu đi thành vòng tròn, vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu. Sau đó kết đi các kiểu, đi bằng mũi chân, đi gót chân, bàn chân chạy nhẹ.
2.Trọng động;
* Bài tập phát triển chung:
-Động tác Hô hấp 1: Gà gáy
+Đưa 2 tay khum trước miệng, vươn người về phía trước bắt chước tiếng gà gáy ò ó o ... o
-Động tác: Tay 1: Đưa tay trước, đưa cao
+Hai 2 tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp
+Đưa tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
-Động tác Chân 3: Ngồi khụy gối
+Đưa hai tay lên cao kiểng chân
+Ngồi khụy gối bàn chân sát sàn
-Động tác lườn 1: Cúi người về trước
+ Bước chân trái sang bên 1bước
+ Cúi gập người vể trước, ngón tay chạm bàn chân
-Động tác bật 2: Bật dang chân, khép chân.
+Bật dang hai chân sang hai bên
+Về tư thế chuản bị khép chân
3. Hồi tĩnh:
-Cô cho cháu chơi trò chơi “Pha nước chanh”. Sau đó cho cháu đi nhẹ nhàng vào lớp.
Cháu đi vòng tròn vừa hát sau đó đi các kiểu
Trẻ thực hiện
-
-
-
-
-
Cháu đi nhẹ nhàng vào lớp
____________________________________
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Đề tài: LỚP MẪU GIÁO CỦA CHÚNG TA (tiết 1)
I. Yêu cầu:
-Cháu được làm quen với lớp mẫu giáo của mình đang học. Tên trường, tên lớp, tên Cô giáo, tên bạn trong lớp.
-Cháu biết giới thiệu tên mình cho bạn và mọi người.
-Giáo dục cháu biết đoàn kết với các bạn trong lớp không dành đồ chơi cảu bạn.
II. Chuẩn bị:
-Cô chuẩn bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”. Để hát cho cháu nghe.
-Chuẩn bị một số đồ dùng trong lớp. Tranh vẽ mái trường lợp ngói đỏ.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cô cho cháu hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
2. Bài mới:
a.Giới thiệu. Cô đố các cháu lớp chúng ta vừa hát bài nói về trường gì?
À đúng rồi bài hát đã nói về mái trường mẫu giáo của chúng ta đấy.
-Vậy hôm nay cô cho các cháu làm quen về lớp mẫu giáo của chúng ta nhé.
-Cho cháu nhắc lại tên đề tài.
b. Nội dung.
-Cô hát cho cháu nghe bài “Bé lên ba”. Khi cô hát xong cô trò chuyện với cháu qua nội dung bài hát.
-Các cháu ạ khi bé lên ba đã đi mẫu giáo, cô thương cháu bởi vì bé không khóc nhè.
-Cô đố các cháu khi bé đi mẫu giáo bé có ngoan không nào?
-Khi đến lớp mẫu giáo các cháu được gặp bạn, gặp cô. Cô giáo dạy cháu hát, múa, dạy đọc thơ và kể chuyện cho cháu nghe
-Để các cháu biết được tên gọi của lớp trường mình và tên cô giáo, tên các bạm trong lớp của mình nhé.
-Cô giới thiệu tên của trường. Trường của chúng ta tên là trường mẫu giáo 20-10 Lớp mẫu giáo.
-Cô giới thiệu tên của cô và các bạn trong lớp cho các cháu biết, sau đó lần lượt mời trẻ tự giới thiệu tên mình.
-Cô đàm thoại với trẻ:
Cháu học trường nào?
Cháu học lớp nào?
Cô giáo cháu tên?
Tên cháu là gì? Trai hay gái?
À dúng rồi các cháu đang học lớp mẫu giáo, Trường mẫu giáo 20-10
-Cô cho tập thể, cá nhân nhắc lại tên lớp, tên trường.
-Cô đố các cháu trong lớp mình gồm có những ai nào?
À đúng rồi: Có cô giáo có các bạn trai, gái.
-Khi các cháu đến trường mẫu giáođược cô dạy hát, dạy múa đọc thơ, kể chuyện rất vui.
-Cô giới thiệu đồ dùng đồ chơi trong lớp cho cháu biết.
-Cô nói. Khi các cháu đến lớp mẫu giáo vừa được học vừa được vui chơi cùng nhau. Vậy các cháu có yêu trường yêu lớp không nào?
-Cô nói: Các cháu yêu trường, Lớp thì phải đi học đầy đủ nhé.
-Các cháu ạ! Muốn trở thành bé ngoan thì trong giời học các cháu phải im lặng, khi muốn nói các cháu phải giơ tay xin phép cô.
-Cô cho cháu đọc bài thơ “Trong lớp”
Thấy cô vào lớp
Nhớ đứng dậy chào
Đừng làm ồn ào
Khi nghe cô hỏi
Lúc nào muốn nói
Em nhớ giơ tay
Ngồi viết cho ngay
Lệch vai xấu lắm!
-Các cháu ạ: Khi thấy cô vào lớp các cháu nhớ đứng dậy chào, trong giờ học không được ồn ào, lúc nào muốn nói phải giơ tay. Khi có khách đến lớp các cháu phải dứng dậy chào nhé. Vào lớp ra về các cháu phải chào cô, chào các bạn nhé.
-Cô mời cả lớp đứng dậy hát múa bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
-Cô mời tập thể, cá nhân hát múa
*Hoạt động theo nhóm:
+Nhóm 1: Tập làm cô giáo, dạy hát, đọc thơ
+Nhóm 2: Cho cháu gọi tên đồ dùng đồ chơi cuả lớp.
*Củng cố:
-Giờ học làm quen MTXQ hôm nay cô đã cho các cháu làm quen trường gì?
*Dặn dò: Khi các cháu về nhà các cháu giới thiệu tên trường, tên lớp cho bố, mẹ và anh chị biết với nhé.
3. Kết thúc.
-Cô nhận xết tuyên dương cháu.
Cho lớp hát 1 bài.
Cả lớp cùng hát
Thưa cô bài hát chúng cháu là trường mầm non
2-3 cháu nhắc lại
Cháu lắng nghe
Thưa cô ngoan ạ
Cháu lắng nghe
Thưa cô trường mẫu giáo 20-10 ạ
Cháu học lớp mẫu giáo
Cô tên thế ạ
Cháu tự giới thiệu tên mình
Cô giáo và các bạn
Thưa cô có ạ
Cả lớp cùng đọc theo cô
Cả lớp đứng dậy múa hát
Cháu thực hiện chơi theo nhóm
1-2 cháu trả lời
Cả lớp vổ tay khen bạn
—————————————————————
GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đề tài: Dạy hát: ĐI HỌC VỀ (tiết 1)
“Glăi mơng H răm”
I. Yêu cầu:
-Cháu hát theo cô bài “Đi học về”.
-Qua nội dung cháu biết chào hỏi bố, mẹ, những người trong gia đình.
-Giáo dục cháu lễ phép, trước khi đi học chào bố, mẹ, đến lớp chào cô giáo.
II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ bạn trên đường đi học về.
-Trò chơi âm nhạc “Gà gáy vịt kêu” Mũ gà mũ vịt.
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể
1. Ổn định tổ chức
-Cô bắt nhịp cho cháu hát 1 bài.
2. Bài mới:
a.Tập hát:
Giới thiệu:
Nhìn xem, nhìn xem
-Cô treo tranh lên bảng và nói các cháu hãy nhìn xem trên bảng cô có bức tranh vẽ các bạn đang làm gì?
-Trên vai các bạn đang đeo gì?
-Trên đầu của bạn đội gì?
-Trong bức tranh đã vẽ các bạn đang đi học. Các cháu hãy đếm xem có bao nhiêu bạn đi học nhé.
-Cô đố các cháu các bạn trong bức tranh mặc áo màu gi? Quần gì?
-Cô hỏi trước khi các cháu đi học phải chào ai? Đến trường mẫu giáo chào ai?
-Vậy hôm nay cô dạy các cháu tập hát bài “Đi họcvề” Nhạc của chú Hoàng long , Hoàng lân
-Cô cho cháu nhắc lại tên đè tài
b. Tập hát
-Trước khi dạy cháu hát. Cô hát mẩu bài “Đi học về” bằng hai thứ tiếng, tiếng Việt, tiếng Ja rai
-Cô hát tiếng việt một lần,
Cô hát tiếng Ja rai một lần
Câu1:GLăi mỡng hrăm, lẽ glăi mỡng hrăm.
Adơimut sang Kơkuh Kơ ama amĩ
A ma abơi bơni ană hiam klă hĩ
Amĩ kiang khăp hôn chum bỗ adơi
Nhười dịch Nay H’ Will
Khi hát xong cô trò chuyện với cháu qua nội dung bài hát bằng 2 thứ tiếng .
*Dạy cháu hát: Cô tiến hành dạy cháu hát từng câu, cứ mổi câu cô dạy cháu hat 1-2 lần cho đến hết bài.
-Cô dạy cháu hát tiếng việt trước sau đó tiếng Ja rai
-Khi cháu đã thuộc từng câu, cô dạy cháu hát cả bài hát.
-Cô tiến hành dạy cháu hát theo từng nhóm.
*Hoạt động theo nhóm:
+Nhóm 1 và nhóm 2 hát nhóm 3 vỗ tay
+Nhóm 2 và nhóm 3 hát nhóm 1 vỗ tay
+Nhóm 3 và nhóm 1 hát nhóm 2 vỗ tay
b. Trò chơi âm nhạc: “Gà vịt kêu”
-Cô giới giệu cách chơi. Bây giờ cô cho các cháu chơi trò chơi âm nhạc nhé, đó là trò chơi gà gáy vịt kêu
-Trước khi hướng dẫn trò chơi thì cho cháu nhắc lại trò chơi
-Cách chơi như sau. Cô đội mũ gà trống, hai tay đưa lên miệng, vươn người lên phía trước rồi bắt chước tiếng gà gáy ò ó o…o. Cô đố các cháu đó là tiếng con gì vừa gáy nào? Âm thanh như thế nào.
-Cô gọi một vài cháu bắt chước tiếng gà kêu giống cô. Cứ lần lượt cho tập thể lớp bắt chước tiếng gà gáy vịt kêu, gà gáy ò ó o vịt kêu cạc, cạc
-Cô cho cháu thực hiện chơi vài lần:
-Sau khi cháu chơi xong cô tuyên dương trẻ
*Củng cố:
-Cô cho cháu hát lại bài hát “Đi học về” một lần:
-Cô hỏi: cháu nào giỏi cho cô biết các cháu vừa hát bài hát gi? Sáng tác của ai?
*Dặn dò: Về nhà các cháu hát cho ông bà, bố mẹ nghe nhé
3. Kết thúc:
-Cô nhận xét tuyên dương cháu và cho cháu hát bài .
Cháu hát cùng cô
Xem gì, xem gì
Trẻ quan sát nhận xét
Thưa cô đeo cặp ạ
Đội mủ
Cháu đếm đồng thanh
Cháu tự nhận xét
Thưa cô chào bố, mẹ, đến lớp chào cô giáo
Trẻ đồng thanh
Cháu lắng nghe cô hát
Cháu hát theo cô
Cháu hát cả bài vài lần
Trẻ vận động theo nhóm
Lắng nghe cô nói cách chơi
Thơa cô tiếng con gà gáy
Trẻ bắt chước tiếng gà kêu
Cháu cùng chơi
1,2 cháu nhắc lại ten trò chơi
Trẻ hát đồng thanh
——————————————————
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Đề tài: CHÁU CHƠI THEO GÓC CHƠI
Góc hoạt động thiên nhiên
I. yêu cầu:
-Cháu biết chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên.
-Cháu biết bảo vệ cây xanh cho tươi tốt
-Giáo dục cháu không được hái lá bẽ cành
II.Chuẩn bị:
-Một số cây xanh
- Các đồ dùng như thùng tưới thau nước cuốc khăn lau
Góc hoạt động giáo dục âm nhạc
I.Yêu cầu
-Cháu hát thuộc những bài đã học
-Cháu biết dùng dụng cụ âm nhạc để gõ đệm theo lời bài hát
-Giáo dục cháu yêu thích am nhạc
II.Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc Xắc xô, phách tre,mũ múa ,các bài hát
Góc hoạt động làm quen văn học
I.Yêu cầu:
-Cháu biết đên goc thưciên để đọc sách báo
-Trẻ tập đọc thơ ,tập kể chuyện
-Giáo dục trẻ yêu thích đọc thơ
II.Chuẩn bị:
-Tranh ảnh về thơ chuyện cho trẻ đọc
III.Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức:
- Cho cháu hát bài “vui đến trương”
Chơi theo góc:
a.Giới thiệu:
-Cho cháu vừa đi vừa hát đến các góc chơi sau đó cô hỏi cháu tên các góc chơi
b. thủa thuận trước khi chơi
*Góc thiên nhiên:
-Cho cháu thực hiện chơi góc thiên nhiên tưới nước cho cây xanh lau lá cây
*Góc giáo dục âm nhạc:
-Day cho cháu hat và biểu diễn những bài hát đã trong chương trình “Rủ nhau đi học, Cô và mẹ
*Góc làm quen văn học:
-Cháu đến góc thư viện đọc sách xem tranh truyện, cháu đọc thơ theo tranh
c.Nhận xét cách chơi ở các góc
-Cô nhận xét cháu chơi và tuyên dương
*Củng cố:
-Cô hỏi các cháu vưa chơi với các gì nào?
3.Kết thúc
-Giáo dục các cháu luôn chăm sóc cây cho xanh tươi tốt
- cho cháu hát bài “ cái cây xanh xanh
Cháu hát cùng cô
Cả lớp cùng hát và đi đến các góc chơi, gọi tên các góc
Trẻ về hoạt động các góc chơi
Trẻ chơi góc nhiên nhiên
Trẻ tập hát
Trễm tranh và độc thơ, chuyện
Trẻ nhận xét cùng cô
1,2 trẻ nhắc lại
Trẻ hát dông thanh
——————————————————
Thứ ba, Ngày 22 Tháng 09 Năm 2010
Bài số 2
LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài : DÀI NGẮN (tiết 1)
I. Yêu cầu:
-Cháu được làm quen với dài - ngắn.
-Cháu biết phân biệt và xác định dài hơn - ngắn hơn.
-Giáo dục cháu biết so sánh dài - ngắn với mọi lúc mọi nơi.
II.Chuẩn bị:
-2 cái thước kẻ, 2 bút chì, dài-ngắn khác nhau, bút màu, kéo, giấy
-Một băng giấy màu đỏ dài, 1 băng giấy màu xanh ngắn
-Mỗi cháu 2 que tính, 2 sợi len (1 dài 1 ngắn) xanh, đỏ khác nhau
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cho cháu hát một bài “ chiếc khăn tay”
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
-Cô nói: Trời tối
-Cô đưa ra 2 búp bê và hỏi có ai đến thăm lớp mình nào? -Bây giờ cô muốn tặng cho bạn búp bê 2 băng giấy, màu sắc khác nhau 1 giây màu đỏ 1 màu xanh. Bây giờ cô lấy giấy màu đỏ vòng qua đầu bạn búp bê và thắt vào, sau đó lấy giấy màu xanh, cô nói à giây màu xanh không cột được vào đầu búp bê, còn băng giấy đỏ cột được.
-Cô đặt 2 sợi giây chồng lên nhau, cô nói giây đỏ dài hơn, giây xanh
-Vậy hôm nay cô sẻ hướng dẫn cho các cháu phân biệt và xác định dài hơn ngắn hơn
-Cô cho cháu nhăc lại tên bài học hôm nay
b. Nội dung:
Nhìn xem, nhìn xem
-Cô đưa ra một con gấu bông và nói có ai đến thăm lớp mình nào? À bạn gấu đã tăng lớp mình 2 dải lụa màu sắc dài ngắn khác nhau cô dùng 2 dải lụa màu đỏ cột lên đầu và hỏi trẻ các cháu thấy màu gì cô đã cột được lên đầu nào? Màu gì cô không cột được?
-Cô nói à đúng rồi màu đỏ cô đã cột được ở trên đầu con màu xanh không cột được.
-Cô cho trẻ đọc màu đỏ dài hơn, màu xanh ngắn hơn
-Cả lớp đồng thanh dài hơn, ngắn hơn
-Cá nhân đọc dài hơn, ngắn hơn
-Cô nói đoán xem, đoán xem
-Cô đưa ra 2 quyển vở và hỏi trẻ trên tay cô cầm gì nào?
-Cô hỏi: Cháu nào giỏi cho cô biết 2 quyển sách nào dài hơn, quyển nào ngắn hơn
-Cô hỏi: Vì sao cháu biết quyển sách màu xanh dài hơn? Quyển sách màu đỏ ngắn hơn?
-Cho trẻ so sánh và tự nhận biết
*Luyện tập:
Trò chơi. Tìm theo yêu cầu của cô
-Cô nói: Trong rổ cô đã phát cho các cháu 1 cái rổ có que tính có băng giấy màu sắc khác nhau để cháu phân biệt dài ngắn.
-Khi cô nói dài hơn thì các cháu hãy lấy que tính dài hơn và nói dài hơn, cô nói ngắn hơn cháu tìm que tính ngắn hơn
-Cô nói dài hơn
Ngắn hơn
-Cô cho cháu thực hiện chơi vài lần
*Trò chơi: “Nhảy lò cò”
-Cô nói: Cách chơi khi nghe cô hướng dẫn cách chơi các cháu chú ý xem và quan sát nhé.
-Khi cô bật tách 2 chân ra thì ô dài, cô co 1 chân lên là ô ngắc hơn và tìm đồ vật, dài hơn, ngắn hơn
-Cô mời cháu thực hiện chơi cô động viên trẻ chơi
*Nhận xét cách chơi cô nhận xét và tuyên dương trẻ
*Hoạt động theo nhóm
+Nhóm 1: Tô màu vàng dài hơn tô màu xanh ngắc hơn
+Nhóm 2: Phân loại dài riêng ngắn riêng
* Củng cố: Các cháu vừa được phân biệt được những gi?
-Dặn dò: Về nhà các cháu thấy đồ vạt nào dài hơn ngắn hơn thì phân biệt cho bố mẹ biết nhé.
3. Kết thúc:
-Cô cho trẻ hát bài
Trẻ hát đồng thanh
Thưa cô bạn búp bê
Trẻ lắng nghe
Cháu nhắc lại tên đê bài
Thưa cô bạn gấu
Màu đỏ cột được màu xanh không cột
Dài hơn, ngắn hơn
Xem gì, xem gì
Quyển vở
Trẻ nhận xét
Vì nó thưa một đoạn
Trẻ tự so sánh và nhận xét
Cháu lắng nghe
Trẻ giơ lên và tự so sánh
Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi
Trẻ thực hiện chơi
1,2 cháu nhắc lại tên đề tài
Cả lớp cùng hát
———————————————————
Làm quen văn học
Đề tài: RỦ CHƠI ĐÙA (tiết 1)
“NGUI NGOR”
I. Yêu cầu:
-Trẻ hiểu được nội dung bài thơ
-Trẻ cảm nhận được điều vui sướng
-Giáo dục trẻ phải đoàn kết với bạn bè
II. Chuẩn bị:
-Tranh ảnh nói về nội dung bài thơ, cô thuộc bài thơ để dạy cháu
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cho cháu hát bài “Một con vịt”
2. Bài mới:
a. Giới thiệu:
-Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
- Cô treo tranh và hỏi và nói xem cô có bức tranh vẽ gi nào?
-Đây là bức tranh các bạn nhỏ đang rủ nhau chơi và có tiếng cồng chiêng, bức tranh đã nói lên nội dung bài thơ “Rủ chơi đùa”
-Vậy hôm nay cô dạy cho các cháu đọc bài thơ “Rủ chơi đùa” của nhà thơ Siu Pơi sáng tác
b.Nội dung:
-Cho cháu nhắc lại tên bài thơ
*Dạy đọc thơ:
-Cô đọc mẫu lần 1 bằng tiếng việt
-Cô đọc lần 2 bằng tiếng Jrai
Ngui ngor
Ơ gơgut! Ơ gơ yao!
Tanh tanh, ngui ngor
Or or hơgor ching
Rinh soang a yun hiam
Tlam mơ guah mơak đơi
Bơi lon ta rơn gai
Bơi dlai ta rơn ang
Bơi sang ta rơn ôm
-Người dịch Siu Pơi
-Khi cô đọc xong cô đàm thoại với trẻ qua nội dung bài thơ theo tranh bằng 2 thứ tiếng
Bài thơ này đã nói lên tình cảm hân hoan vui sướng của các bạn nhỏ đất nước đã độc lập chúng ta cùng múa, điệu múa hoà bình
*Dạy trẻ đọc thơ:
-Cho trẻ đọc từ khó: Múa hát, vang vang, tự do, hoà bình
-Cô dạy cháu đọc từng câu bằng 2 thứ tiếng, cứ mỗi câu dạy cháu đọc 2-3 lần, lần lượt đến hết bài thơ, khi cháu đã thuộc từng câu thì cho cháu đọc theo từng khổ thơ
-Dạy cháu đọc thuộc cả bài thơ,
*Đàm thoại:
-Cô hỏi: Cô vừa dạy các cháu bài thơ gi nào? Do ai sáng tác nào?
-Trong bài thơ có nói về tiếng gì nào?
-Các bạn nhỏ đang làm gi?
*Hoạt động theo nhóm:
+Nhóm 1: Tô màu cồng chiêng
+Nhóm 2: Làm mũ múa bằng lá
+Nhóm 3: Kết vòng hoa
* Củng cố: Cô mời cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
-Cô hỏi các cháu vừa đọc bài thơ có trựa đề gi?
3.Kết thúc:
*Dặn dò: Về nhà các cháu đọc bài thơ cho bố mẹ anh chị nghe nhé.
-Cho trẻ hát bài
Trẻ hát cùng cô
Xem gì, xem gì
Trẻ quan sát và tự nhận xét
Trẻ lắng nghe
Trẻ đồng thanh đọc tên bài thơ
Trẻ lắng nghe cô đọc bài thơ
Trẻ lắng nghe cô nói nội dung bài thơ
Trẻ đọc theo cô 2 thứ tiếng
Trẻ nhận xét trả lời
Tiếng chiêng cồng vang vang
Trẻ hoạt động theo nhóm
Cả lớp đồng thanh
1,2 trẻ nhắc lại
Cả lớp cùng hát
—————————————————
Hoạt động vui chơi
Đề tài: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
I. Yêu cầu:
-Cháu đọc thuộc lời ca, rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn.
-Giáo dục cháu luôn phát âm chuẩn giọng đọc lời ca.
II. Chuẩn bị:
-Sân chơi, lời ca
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cô bắt nhịp cho cháu hát bài háu hát 1 bài
2. Trò chơi mới:
a. Luật chơi:
-Cho cháu ngồi thành vòng tròn từng nhóm nhỏ
b. Cách chơi:
-Cô xèo bà tay ra và đọc lời ca “chi chi chành chành” còn các cháu đặt ngón trỏ vào và đọc lời ca theo cô, dùng ngón tay trỏ đánh nhịp nhàng theo bài hát cô thực hiện 1-2 lần sau đó cho cháu thực hiện.
-Cô cho trẻ chơi theo từng nhóm nhỏ, cô quan sát và động viên trẻ.
Kheo léo hơn nhé
3. Kết thúc
Cô cho cháu hát bài
Cháu hát cùng cô
Trẻ ngồi vòng tròn
Lắng nghe cô nói cách chơi
Trẻ cùng thực hiện chơi
Trẻ hát
———————————————————
Thứ tư, ngày 23 tháng 09 năm 2010
Bài số 3
Thể dục chính khoá
Đề tài: ĐI TRÊN GHẾ BĂNG TAY CHỐNG HÔNG
I. Yêu cầu:
-Trẻ đi tự nhiên không cúi đầu giữ được thăng bằng
-Rèn luyện cho trẻ đôi chân khoẻ mạnh
-Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục
II. Chuẩn bị:
-Sân tập sạch sẽ bằng phẳng, 1 chiếc ghế băng
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1.Khởi động:
-Cho cháu đi vòng tròn vừa đi vừa hát 11 bài 1 đoàn tàu. Sau đó đi các kiểu đi kiễng chân, đi gót chân, đi bằng bàn chân rồi xếp thành 3 hàng ngang.
2.Trọng động:
a.Bài tập phát triển chung:
-Động tác: Tay 1: Đưa tay trước, đưa cao
+Hai tay đưa ra trước lòng bàn tay sấp
+Đưa tay lên cao lòng bàn tay hướng vào nhau
-Động tác: Chân 3: Ngồi khụy gối
+Đưa hai tay lên cao kiểng chân
+Ngồi khụy gối bàn chân sát sàn
-Động tác: Lườn 1: Cúi người về trước
+ Bước chân trái sang bên 1bước
+ Cúi gập người vể trước, ngón tay chạm bàn chân
-Động tác: Bật 2: Bật dang chân, khép chân.
+Bật dang hai chân sang hai bên
+Về tư thế chuẩn bị khép chân lại
b.Vận động cơ bản: (đi chân trên nghế băng tay chống hông)
*Giới thiệu:
-Cô nói: Nhìn xem, nhìn xem
xem cô có 1 bức tranh vẽ bạn nhỏ đang làm gi nào?
-Vậy giờ thể dục chính khoá hôm nay cô dạy các cháu bài thể dục mới “đi chân trên nghế băng tay chống hông”
-Cô cho cháu nhắc lại tên đề tài
- Cho cháu đứng thành 2 hàng ngang
-Cô hướng dẫn làm mẫu và giải thích các thao tác
-Cô nói giải thích 2 tay các cháu chống hông mát nhìn thẳng đầu không cúi đi hết ghế. Sau đó cô đi về đứng cuối hàng
-Cô làm mẫu 2 lần
-Cô mời 1 cháu khá lên làm mẫu
-Cứ lần lượt cô mời 2-4 cháu lên thực hiện
-Khi cháu thực hiện cô quan sát và động viên trẻ
*Hoạt động theo nhóm:
-Cô mời trẻ từng nhóm lên thực hiện đi trên ghế băng
-Nhóm 1 đi trên ghế nhóm 2-3 vỗ tay động viên bạn đi cứ lần lượt từng nhóm thực hiện
-Củng cố .Cô nói: Cháu nào giỏi đi trên ghế băng cho cả lớp xem nào?
3. Hồi tĩnh:
-Cô cho cháu đi nhẹ nhàng 1-2 vòng đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Đi vòng tròn vưa hát sau đó di các kiểu
Trẻ thực hiện các động tác
-
-
-
-
Xem gì, xem gì
Bạn nhỏ đang tập thể dục
Trẻ nhắc tên đề tài
Cháu đứng theo hang và quan sát cô làm mẩu
1,2 trẻ làm mẩu
Cả lớp cùng tập
2,3 trẻ đi trên nghế
———————————————————
Làm quen chữ cái
Đề tài: GHẠCH NÉT XIÊN NÉT THẲNG ĐỨNG
I. Yêu cầu:
-Trẻ biết ngồi đúng tư thế.
-Trẻ biết cách cầm bút ghạch các nét xiên nét thẳng đứng.
-Giáo dục cháu rèn luyện chữ viết của mình.
II. Chuẩn bị:
-Bút chì cho trẻ, bút dạ, giấy A4, kéo hồ dán đất nặn
III. Hướng dẫn:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*Hoạt động tập thể:
1. Ổn định tổ chức:
-Cho cháu hát bài: “Trời nắng trời mưa”
2. Bài mới:
a.Giới thiệu:
-Cô nói: Trời tối
-Cô đưa 1 bức tranh vẽ cảnh mưa
-Cô nói: Trồi sáng
-Cô hỏi: Cháu nào giỏi cho cô biết bức tranh vẽ gi?
À đúng rồi những hạt mưa này rơi có nét xiên, nét thẳng đứng. Vậy hôm nay cô dạy các cháu tô nét xiên, nét thẳng đứng.
b.Nội dung:
-Cho cháu đọc tên đề tài
-Cô treo tranh lên bảng
-Cô thực hện tô mẫu
-Cô dùng bút gạch nét xiên nét thẳng đứng cô cầm bút bằng tay phải cô gạch nét xiên ( / ) từ trên xuống dưới đến hết hàng thứ nhất,gạch tiếp hàng thứ 2, 3 khi cô gạch xong nét xiên cô gạch tiếp nét thẳng đứng
( | )cũng từ trên xuống.
-Cô gạch mẩu hết 3 hàng
-Cô cho cháu thực hiện gạch vào vở, trước khi cháu tô cô cho cháu đọc tư thế ngồi
Ngồi ngay ngắn
Thẳng cái lưng
Đầu hơi cúi
Không tì ngực vào bàn
Tay phải cầm bút
Tay trái giữ vở
-Khi cháu tô cô gợi ý và nhắc cháu tô trùng khít lên nét xiên và nét thẳng.
-Sau khi trẻ tô xong cô chon một số cháu tô đẹp lên nhận xét và tuyên dương.
*Hoạt động theo nhóm:
+Nhóm1: Vẽ mưa rơi
+Nhóm 2 dùng hột hạt xếp nét thẳng đứng
-Cô mời trẻ từng nhóm nhận xét với nhau
*Củng cố:
-Cô mời 2-3 cháu nhận xét bài vừa học
*Dặn dò: Về nhà các cháu nhớ rèn luyện chữ viết cho đẹp nhé.
3. Kết thúc:
-Cho cháu hát bài
Trẻ hát cùng cô
- Bé ngũ
Bé dậy
Trẻ nhận xét
Trẻ đồng thanh
Trẻ quan sát cô tô mẩu
Trẻ thực hiện tô và nhắc lại tư thế ngồi
Trẻ thực hiện tô
Trẻ đưa sản phẩm của mình lên cùng nhận xét
Trẻ hoạt động theo nhóm
1,2 cháu nhắc lại tên đề tài
Trẻ hát đồng thanh
------------------------------
Hoạt động tạo hình
Đề tài: LÀM QUEN VỚI ĐỒ DÙNG ĐỂ VẼ LÀM THỦ CÔNG VÀ TƯ THẾ NGỒI TÔ
I. Yêu cầu:
-Trẻ biết một đồ dùng để vẽ, làm thủ công.
-Trẻ gọi tên các đồ dùng thủ công.
-Rèn luyện cho trẻ tư thế ngồi và đôi tay khéo léo.
II. Chuẩn bị:
-Bàn ghế, bút chì,bút màu, giấy thủ công, kéo, hồ d
File đính kèm:
- Copy of Tuần 11m.doc