I. MỤC TIÊU
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng vai trò của khí ô – xi trong cuộc sống.
- Năng lực: Hợp tác,tự học,tự giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ không khí trong lành bằng nhiều biện pháp.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị mỗi nhóm: 2 lọ thủy tinh, 2 con cào cào, 1 nắp đậy lọ thủy tinh, 1 màng bọc thực phẩm có lỗ nhỏ.
- Mỗi nhóm chuẩn bị trước ở nhà 2 chậu cây nhỏ đã thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên giao từ tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
5 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Bài 36: Không khí cần cho sự sống - Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHSP TPHCM
Khoa Giáo dục Đặc biệt
Học phần: Lí luận dạy học Tự nhiên – Xã hội
Giảng viên: TS. Nguyễn Minh Giang
NHÓM 9
Nguyễn Thị Lệ Duyên 44.01.904.015
Nguyễn Trang Như Huỳnh 44.01.904.027
Văn Thị Vân Phụng 44.01.904.039
Nguyễn Trường Thịnh 44.01.904.006
Giáo án dạy bằng phương pháp “Bàn tay nặn bột”
Khoa học lớp 4
BÀI 36: KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. MỤC TIÊU
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí để thở thì mới sống được.
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí cần cho sự sống của con người, động vật, thực vật.
- Nêu được ví dụ về ứng dụng vai trò của khí ô – xi trong cuộc sống.
- Năng lực: Hợp tác,tự học,tự giải quyết vấn đề
- Phẩm chất: Có ý thức bảo vệ không khí trong lành bằng nhiều biện pháp.
II. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị mỗi nhóm: 2 lọ thủy tinh, 2 con cào cào, 1 nắp đậy lọ thủy tinh, 1 màng bọc thực phẩm có lỗ nhỏ.
- Mỗi nhóm chuẩn bị trước ở nhà 2 chậu cây nhỏ đã thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của giáo viên giao từ tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- Ô xi có vai trò gì đối với sự cháy?
- Để duy trì sự cháy cần phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài mới:
BƯỚC 1: TÌNH HUỐNG NÊU VẤN ĐỀ
Không khí có cần cho mọi sự sống trên trái đất không ?
BƯỚC 2: BỘC LỘ HIỂU BIẾT BAN ĐẦU:
-Yêu cầu HS viết ra dự đoán vào vở TN
-Yêu cầu các nhóm viết dự đoán lên bảng
BƯỚC 3 : ĐỀ XUẤT CÂU HỎI VÀ GIẢI PHÁP TÌM TÒI NGHIÊN CỨU:
-Với những dự đoán trên, bạn nào có thắc mắc gì không?
- Chốt lại 3 câu hỏi đầu
(Viết câu hỏi thắc mắc lên bảng)
- Khi muốn tìm câu trả lời cho một thắc mắc nào đó của mình các em thường làm cách nào?
- Chúng ta có nhiều cách để tìm kiếm tri thức khoa học nhưng theo cô ở bài học này, với những thắc mắc trên các em nên tự tay làm thí nghiệm để tìm câu trả lời cho mình .
BƯỚC 4 : THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN TÌM TÒI NGHIÊN CỨU:
*TN1: Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người
- Yêu cầu làm việc nhóm.
- Giới thiệu thí nghiệm 1: Các em hãy để tay trước mũi, thở ra và hít vào, sau đó 2 bạn trong nhóm luân phiên bạn này bịt mũi bạn kia và ngược lại. Các em đoán thử xem chuyện gì sẽ xảy ra?
- Yêu cầu thực hành:
Để khẳng định dự đoán của các em đúng hay sai, cô mời các em cùng làm TN1 theo nhóm
- Yêu cầu HS thực hành trong nhóm và nêu kết quả, giải thích hiện tượng.
- Theo dõi, quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng trong việc nhận xét.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả TN.
- Yêu cầu các nhóm nêu lời giải thích
Theo nhóm em tại sao khi bị bịt mũi và ngậm miệng lại chúng ta lại cảm thấy khó chịu, ngạt thở, tức ngực không chịu lâu được?
- Hỏi tiếp cả lớp: Qua TN1 đã chứng minh được điều gì?
(Viết hoặc dán kết luận lên bảng)
*TN2: Thí nghiệm tìm hiểu vai trò của không khí đối với động vật
- Nêu vấn đề: Các em đã biết không khí rất cần cho đời sống của con người. Vậy không khí có cần cho động vật không? Cô mời lớp mình cùng đến với các TN tiếp theo.
- Giới thiệu TN2:Cho 2 con cào cào vào 2 lọ thủy tinh, dùng các đồ dùng dạy học mà cô đã chuẩn bị đậy kín 1 lọ.
- Dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
- Yêu cầu các nhóm tiếp tục làm TN2 và nêu kết quả, giải thích hiện tượng
- Theo các em vì sao con cào cào trong lọ thủy tinh có đậy kín nắp lại chết?
*Chuyển tiếp TN3: Cô mời các nhóm trưng bày 2 chậu cây nhỏ đã thực hiện thí nghiệm theo yêu cầu của cô đã giao từ tiết trước. Khi quan sát chậu cây của các nhóm các em thấy có hiện tượng gì xảy ra?
+ Hạt đậu này khi gieo mọc thành cây thì tại sao lại không sống và phát triển được bình thường?
- Hỏi tiếp cả lớp: Qua TN2 và TN3 đã chứng minh được điều gì?
(Viết hoặc dán kết luận lên bảng)
Hỏi để giới thiệu mục bài:
Vậy không khí có cần cho mọi sự sống trên trái đất không ?
Đó chính là tên của bài học hôm nay( ghi mục bài lên bảng)
*Kết luận chung( dán lên bảng – phần Bạn cần biết SGK)
Yêu cầu HS đọc lại kết luận chung và ghi vào vở.
*Tìm hiểu một số trường hợp phải dùng bình ô xi
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình 5,6 trang 73 chỉ và nói dụng cụ giúp người thợ lặn lặn lâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan
- Gọi HS trình bày kết quả quan sát.
- Kết luận: Không khí có thể hòa tan trong nước. Một số động vật và thực vật có khả năng lấy ô xi hòa tan trong nước để thở.
- Các em hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
1. Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật.
2. Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở?
3. Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô xi?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Cùng HS nhận xét, bổ sung.
BƯỚC 5: KẾT LUẬN VÀ HỢP LÍ HÓA KIẾN THỨC:
- Không khí cần cho sự sống
- Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có ô xi để thở.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho Tiết sau.
- 2 HS lên bảng trả lời.
- HS nhận xét, bổ sung (nếu có).
- HS theo dõi.
Dự đoán: (các nhóm viết phiếu)
+ Không khí cần cho sự sống của động vật
+ Không khí cần cho sự sống của thực vật
.....
- Nhóm trưởng đọc dự đoán của nhóm.
Câu hỏi thắc mắc
Không khí có cần cho sự sống của con người không ?
Không khí có cần cho động vật không ?
Không khí có cần cho cây cối không ?
Làm thế nào để biết không khí cần cho mọi sự sống trên trái đất ?
Trả lời: Em thường hỏi bố mẹ, thầy cô, bạn bè, tìm trên mạng internet, quan sát, làm thí nghiệm,...
- HS nêu dự đoán cá nhân (vài em nêu)
- Thực hành trong nhóm: Nhóm trưởng chỉ đạo nhóm làm thí nghiệm, thảo luận và giải thích hiện tượng.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thảo luận tìm lời giải thích( Vì không khí rất cần cho sự thở của con người. Không có không khí để thở con người sẽ chết.)
Kết luận: Không khí rất cần cho đời sống con người. Trong không khí có chứa khí ô - xi, con người sống không thể thiếu ô - xi nếu quá 3 - 4 phút.
- Lắng nghe
- Nêu dự đoán
- Làm TN và nêu kết quả
- Là do không có không khí để thở. Khi nắp lọ bị đóng kín, lượng ô xi có trong lọ bị hết nên nó chết.
- Nêu ý kiến
- Làm việc nhóm, trao đổi và trả lời: Là do cây đậu đã bị thiếu không khí. Cây sống được là nhờ vào sự trao đổi khí với môi trường.
Kết luận: Không khí rất cần thiết cho hoạt động sống của các sinh vật. Sinh vật phải có không khí để thở thì mới sống được. Trong không khí có chứa ô - xi đây là thành phần rất quan trọng cho hoạt động hô hấp của con người và động, thực vật
- HS trả lời
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn lặn lâu dưới nước là bình ô xi người thợ lặn
+ Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan
- Thảo luận nhóm sau đó trình bày (mỗi nhóm 1 câu)
1. Không có không khí con người, động vật, thực vật sẽ chết, con người không thể nhịn thở quá 3-4 phút.
2. Ô xi là thành phần quan trọng nhất đối với sự thở.
3. Những người thợ lặn, thợ làm việc trong các hầm lò, người bị bệnh nặng cần cấp cứu,...
- Nhận xét.
- Vài HS đọc to trước lớp.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_bai_36_khong_khi_can_cho_su_song_truo.docx