Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016

I- MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh

- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.

- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngồi ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,

- Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên chuẩn bị :

+ Nước vôi trong, các ống hút nhỏ .

+ Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 sách giáo khoa/66,67 (phóng to)

- Học sinh chuẩn bị theo nhóm : 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16 Ngày soạn : 5 / 12/ 2015 Ngày dạy: 8/ 12/ 2015 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. Biết được ứng dụng tính chất của không khí với đời sống - Có ý thức giữ sạch bầu không khí chung . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên : Chuẩn bị bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, một lọ nước hoa Học sinh : Chuẩn bị bóng bay và dây thun . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động : + Không khí có ở đâu ? + Lớp không khí quanh trái đất gọi là gì ? - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài. 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Không khí có những tính chất gì? 3. Khám phá : - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. * Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi vị của không khí + Em có nhìn thấy không khí không ? Tại sao ? + Dùng mũi ngửi, lưỡi nếm em thấy không khí có mùi gì ? vị gì ? + Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hay mùi khó chịu, đó có phải là mùi của không khí không ? Cho ví dụ ? + Không khí có những tính chất gì ? * Hoạt động 2: Thổi bóng bay phát hiện hình dạng của không khí. + Phổ biến cách chơi "Trò chơi thổi bóng bay" - Các nhóm có số bóng bay như nhau cùng bắt đầu thổi. Nhóm nào thổi bóng xong trước, bóng căng, không vỡ là thắng. - Tiến hành cho HS thổi. + Cái gì chứa trong quả bóng bay làm chúng có hình dạng như vậy ? + Vậy không khí có hình dạng nhất định không ? + Lấy ví dụ chứng minh điều đó ? + Vậy không khí có tính chất gì ? * Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất bị nén và dãn ra của không khí - Cách tiến hành: + Bước 1 : Chia nhóm + Bước 2 : Làm thí nghiệm theo nhóm - Yêu cầu các nhóm mô tả thí nghiệm + Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng các tính chất của không khí trong đời sống ? 4. Ứng dụng : - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về những tính chất của không khí - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Mắt ta không nhìn thấy không khí vì không khí không có màu mà trong suốt. - Không khí không có mùi, không có vị. - Không phải là mùi của không khí mà là mùi vị của vật nào đó bay vào không khí. VD: Mùi nước hoa, mùi thịt nướng, mùi xác động vật chết, - Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - HS lắng nghe - HS chơi thổi bóng bay theo nhóm - Không khí có trong quả bóng đẩy quả bóng căng ra mà có hình dạng như vậy. - Không khí không có hình dạng nhất định. - HS lấy ví dụ. - Không khí không có hình dạng nhất định mà có hình dạng của toàn bộ khoảng rỗng bên trong vật chứa nó. - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị thí nghiệm - Hoạt động theo nhóm. - Dùng tay ấn thân bơm vào sâu vỏ bơm. Thả ra ta thấy thân bơm bị đẩy về vị trí ban đầu. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra - Ứng dụng: Bơm hơi vào bánh xe, bóng đá, bóng chuyền, - Lắng nghe. - Ghi nhớ. Ngày soạn : 5 / 12/ 2015 Ngày dạy: 10/ 12/ 2015 KHOA HỌC KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ? I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh - Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc. - Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngồi ra, còn có khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn, - Luôn có ý thức giữ sạch bầu không khí trong lành . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên chuẩn bị : + Nước vôi trong, các ống hút nhỏ . + Các hình minh hoạ số 2, 4, 5 sách giáo khoa/66,67 (phóng to) Học sinh chuẩn bị theo nhóm : 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động : + Không khí có những tính chất gì ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Không khí gồm những thành phần nào ? 3. Khám phá : - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận * Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí . + Cách tiến hành: - Bước 1: Chia nhóm. + Yêu cầu HS đọc mục thực hành. - Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm. + Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào trong cốc ? - GV: Phần mất đi là khí ô-xi, còn khí kia là khí ni-tơ. + Vậy trong 2 thành phần của không khí, khí nào cần cho sự cháy, khí nào không cấn cho sự cháy ? Tại sao ? - Khí ni-tơ có thể tích gấp 4 lần khí ô-xi. * Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí. - Cách tiến hành + Bơm không khí vào lọ nước vôi trong, nước vôi có hiện tượng gì ? - GV: Khí các-bô-níc làm nước vôi trong vẩn đục. + Trong không khí còn có gì nữa ? + Vậy trong không khí, ngoài khí ô-xi, nitơ còn có những thành phần nào ? - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. * KL rút ra bài học. 4 Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân biết về những thành phần của không khí - HS trả lời. - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị thí nghiệm. - HS đọc. - Vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ không khí mất đi đó. - Khí ô-xi là khí cần cho sự cháy, vì khi cháy hết nến tắt. Khí ni-tơ không cần cho sự cháy vì khí ni-tơ vẫn còn trong cốc nhưng nến vẫn tắt. - Thấy nước vôi vẩn đục. - Có hơi nước, bụi và vi khuẩn - Ngoài ô-xi, nitơ trong không khí còn có khí các-bô-nic, hơi nước, bụi, vi khuẩn. - Đại diện các nhóm báo cáo. - Nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe - Lắng nghe. - Ghi nhớ. KÍ DUYỆT TUẦN 16

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_16_bai_khong_khi_co_nhung_tinh_c.doc
Giáo án liên quan