I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí và có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
2. Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
- Nêu được ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Phấn màu, đồ dùng làm thí nghiệm ( ống bơ, trống nhỏ, đồng hồ để bàn .).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
2 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 455 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 21, Bài: Sự lan truyền âm thanh - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Khoa học Thứ ngày tháng năm 2019
Tuần: 21
Tiết :
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hiểu âm thanh được lan truyền trong môi trường không khí và có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
2. Kỹ năng:
Nêu được ví dụ hoặc tự làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn.
Nêu được ví dụ về âm thanh có thể lan truyền qua chất rắn, chất lỏng.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường cuộc sống.
Đồ dùng dạy học:
GV: Phấn màu, đồ dùng làm thí nghiệm ( ống bơ, trống nhỏ, đồng hồ để bàn ...).
Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung HĐ dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học tương ứng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
1. Bài cũ:
Hỏi: Khi nào vật phát ra âm thanh?
- Kể tên một số âm thanh trong cuộc sống
- Giáo viên nhận xét
- 2,3 HS TL, nhận xét
2. Bài mới:
2’
a. Giới thiệu:
GV giới thiệu & ghi bài
- HS ghi vở
b. Dạy bài mới:
13’
Hoạt động 1:
Sự lan truyền âm thanh trong không khí
- Giáo viên nêu hoạt động 1
- GV hướng dẫn học sinh thí nghiệm
Hỏi: Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống ? (do mặt trống rung động tạo ra âm thanh. Âm thanh đó truyền đến tai ta)
- Tìm hiểu thí nghiệm (SGK)
+ Làm thí nghiệm 1: (SGK)
Hỏi: Khi gõ trống có hiện tượng gì?
Vì sao tấm ni lông rung lên? > Kết luận: Mặt trống rung động làm cho không khí xung quanh cũng rung động, rung động này lan truyền trong không khí
- HSLN.
- 2,3 HS thảo luận trả lời
- HS nêu kết quả thu được sau khi làm thí nghiệm
- 2,3 HS trả lời
7’
Hoạt động 2:
Âm thanh lan truyền qua chất lỏng, chất rắn
- Giáo viên nêu hoạt động 2
- Làm thí nghiệm 2: (SGK)
Hỏi: Qua thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào ? (chất lỏng, chất rắn)
- Các nhóm học sinh làm thí nghiệm
- 2 học sinh trả lời
8’
Hoạt động 3:
Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa
- GV nêu hoạt động 3
- Làm thí nghiệm 3:
-> Kết luận: Khi truyền xa âm thanh yếu đi
- HS làm thí nghiệm -> đưa kết luận
5’
3. Củng cố - Dặn dò:
- Âm thanh thường được truyền qua những đâu?
- Giáo viên nhận xét giờ học và dặn dò học sinh chuẩn bị tốt bài sau
- 2 học sinh nêu mục "Bạn cần biết "
- Lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_21_bai_su_lan_truyen_am_thanh_na.docx