Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 22, Bài: Âm thanh trong cuộc sống (2 tiết) - Năm học 2015-2016

I-MỤC TIÊU:

- Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu

( còi tàu, xe, trống trường, ).

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình minh họa 1, 2, 3, 4, 5 SGK

- HS : - Chuẩn bị theo nhóm:

 +5 chai hoặc cốc giống nhau.

 +Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

 +Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau.

 +Một số băng, đĩa.

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 22, Bài: Âm thanh trong cuộc sống (2 tiết) - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 26/ 1/ 2016 KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (TIẾT 1) I-MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu ( còi tàu, xe, trống trường,). II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình minh họa 1, 2, 3, 4, 5 SGK - HS : - Chuẩn bị theo nhóm: +5 chai hoặc cốc giống nhau. +Tranh ảnh về vai trò của âm thanh trong cuộc sống. +Tranh ảnh về các loại âm thanh khác nhau. +Một số băng, đĩa. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Âm thanh truyền được qua những gì ? -Khi ra xa âm thanh sẽ mạnh lên hay yếu đi? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu vai trò của âm thanh trong đời sống ? 3.Khám phá: * Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống - Cách tiến hành: Bước 1: GV chia nhóm: Bước 2: Hướng dẫn giúp đỡ các nhóm. - Gọi đại diện các nhóm trình bày - GVKL: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc, * Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích - Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS lấy tờ giấy chia thành 2 cột: Thích và không thích , yêu cầu HS nêu tên các âm thanh mà các em thích và không thích vào cột cho phù hợp. - Gọi HS trả lời - GVKL: Mỗi người có một sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay, có ý nghĩa đối với cuộc sống sẽ được ghi âm lại * Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh Cách tiến hành: - Các em thích nghe bài hát nào ? Do ai trình bày ? - Nhờ đâu em nghe được bài hát đó ? - Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ? - Hiện nay có những cách ghi âm nào ? -Yêu cầu HS đọc mục: Bạn cần biết 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Vai trò của âm thanh trong đời sống ? Cho ví dụ ? + Việc ghi lại âm thanh có ích lợi gì ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về vai trò của âm thanh trong đời sống. - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - HS làm việc nhóm: Quan sát hình trang 86 SGK, ghi lại vai trò của âm thanh. - HS trình bày , các nhóm khác theo dõi để bổ sung. - Lắng nghe. + HS hoạt động cá nhân với phiếu học tập. - Nêu tên âm thanh thích và không thích. VD: -Âm thanh ưa thích: Tiếng hát,tiếng trống trường, tiếng sáo -Âm thanh không ưa thích:Tiếng còi xe quá to,tiếng nổ lớn,tiếng ồn ào trong lớp - HS nối tiếp nhau trình bày ý kiến. - Lắng nghe. - HS nối tiếp nhau trả lời - HS trả lời - Giúp chúng ta có thể nghe lại những bài hát, đoạn nhạc hay từ những năm trước - Dùng băng hoặc đĩa trắng để ghi lại âm thanh. -2 HS đọc to trước lớp. - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận Ngày soạn : 23/ 1/ 2016 Ngày dạy: 28 1/ 2016 KHOA HỌC ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG ( TIẾT 2) I- MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về: + Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe( đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập; + Một số biện pháp phòng chống tiếng ồn: - Thực hiện các quy định không gây ồn nơi công cộng. - Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe âm thanh quá to, đóng cửa để ngăn cách tiếng ồn, II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: SGK, sách giáo viên, tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. - HS: Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống tiếng ồn. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Khởi động: - Âm thanh trong cuộc sống có vai trò như thế nào ? - Việc ghi lại được âm thanh đem lại được lợi ích gì ? - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài 2. Trải nghiệm: - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Nêu một số tác hại của tiếng ồn ? 3. Khám phá: * Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn. -Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu? - Nơi em ở có những loại tiếng ồn nào? - Có những âm thanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên cũng có những âm thanh chúng ta không ưa thích và cần phải tìm cách phòng tránh -Theo em hầu hết tiếng ồn là do tự nhiên hay con người gây ra? * Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống - Cách tiến hành: - GV chia nhóm, giao việc. -Yêu cầu HS đọc và quan sát các hình trang 88 SGK và tranh ảnh các em sưu tầm được. + Tiếng ồn có tác hại gì ? + Cần có những biện pháp nào để phòng chống tiếng ồn ? - GV nhận xét, kết luận 4. Thực hành: - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: + Nêu các tiếng ồn nơi em ở ? + Em có thể làm gì để góp phần chống tiếng ồn cho bản thân và những người khác ở nhà và ở trường ? - Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học 5. Ứng dụng: - Nhận xét tiết học. - Về nhà chia sẻ với người thân về các biện pháp phòng chống tiếng ồn - 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi - Lắng nghe - HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi - động cơ, ô tô, ti vi, chợ... - HS nêu -Lắng nghe - Hầu hết tiếng ồn đều do con người tạo ra. - HS quan sát hình thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi - Gây chói tai, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, ảnh hưởng tới tai. + Có quy định chung về không gây tiếng ồn ở nơi công cộng. Sử dụng tiếng ồn ngăn cách làm giảm tiếng ồn đến tai. - Lắng nghe - HS suy nghĩ trả lời - HS làm bài - Lắng nghe, ghi nhận KÍ DUYỆT TUẦN 22

File đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_22_bai_am_thanh_trong_cuoc_song.doc