I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Học sinh yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá.
- HS: SGK, nhiệt kế, nước đá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
6 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Ngày soạn : 20/ 2/ 2016
Ngày dạy: 23/ 2/ 2016
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU:
- Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt; không nhìn thẳng vào Mặt Trời, không chiếu đèn pin vào mắt nhau, ...
- Tránh đọc và viết dưới ánh sáng quá yếu.
- HS yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh phóng to trong SGK
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Nêu vai trò của ánh sáng đối vơi sự sống ?
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm:
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn ?
3. Khám phá:
*Khi nào không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và dựa vào kinh nghiệm của bản thân, trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt trời hoặc ánh lửa hàn ?
+ Lấy ví dụ về những trường hợp ánh sáng quá mạnh cần tránh không để chiếu vào mắt.
- GV kết luận: Anh sáng trực tiếp của Mặt Trời hay ánh lửa hàn quá mạnh nếu nhìn trực tiếp sẽ có thể làm hỏng mắt. Năng lượng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất ở dạng sóng điện từ, trong đó có tia tử ngoại là tia sóng ngắn, mắt thường ta không thể nhìn thấy hay phân biệt được. Tia tử ngoại gây độc cho cơ thể sinh vật, đặc biệt là ảnh hưởng đến mắt. Trong ánh lửa hàn có chứa nhiều bụi, khí độc do quá trình nóng chảy sinh ra và ánh sáng quá mạnh nếu chiếu vào mắt sẽ có thể làm hỏng mắt. Do vậy, chúng ta không nên để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt.
* Nên và không nên làm gì để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 98 SGK , thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Tại sao chúng ta phải đeo kính, đội mũ hay đi ô khi trời nắng ?
+ Đeo kính, đội mũ, đi ô khi trời nắng có tác dụng gì ?
+ Tại sao không nên dùng đèn pin chiếu thẳng vào mắt bạn ?
+ Chiếu đèn pin vào mắt bạn có tac hại gì ?
- GV kết luận: Mắt của chúng ta có một bộ phận tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng Mặt Trời, ánh sáng tập trung vào đáy mắt, có thể làm tổn thương mắt.
* Nên và không nên làm gì để bảo vệ đôi mắt.
- Yêu cầu: Quan sát hình minh hoạ 5,6,7,8 trang 99, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+ Những trường hợp nào cần tránh để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết ? Tại sao ?
- Gọi đại diện HS trình bày ý kiến, yêu cầu mỗi HS chỉ nói về một tranh, các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
- GVKL: Khi đọc, viết tư thế phải ngay ngắn, khoảng cách giữa mắt và sách giữ cư li khoảng 30 cm. Không được đọc sách khi đang nằm, đang đi trên đường hoặc trên xe chạy lắc lư. Khi viết bằng tay phải, ánh sáng phải được chiếu từ phía trái hoặc từ phía bên trái phái trước để tránh bóng của tay phải, đảm bảo đủ ánh sáng khi viết.
4. Thực hành:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra , ta nên và không nên làm gì ?
+ Bản thân em có thể làm gì để tránh hoặc khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu ?
- Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học
5. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về vai trò của ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình 1,2 SGK/ 98 thảo luận câu hỏi:
+ Chúng ta không nên nhìn trực tiếp vào Mặt Trời hoặc ánh lửa hàn vì: ánh sáng được chiếu sáng trực tiếp từ Mặt Trời rất mạnh và còn có tia tử ngoại gây hại cho mắt, nhìn trực tiếp vào Mặt Trời ta cảm thấy hoa mắt, chói mắt. Anh lửa hàn rất mạnh, trong ánh lửa hàn còn chứa nhiều tạp chất độc, bụi sắt, gỉ sắt, các chất khí độc do quá trình nóng chảy kim loại sinh ra có thể làm hỏng mắt.
+ Những trường hợp ánh sáng quá manh cần tránh không để chiếu thẳng vào mắt: dùng đèn pin, đèn laze, ánh điện nê-ông quá mạnh, đèn pha ô-tô,
- HS lắng nghe.
- Quan sát, thảo luận
- HS trả lời
- HS nêu
- HS trả lời
- HS trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát, thảo luận
+ H.5: Nên ngồi học như bạn nhỏ vì bàn học của bạn nhỏ kê cạnh cửa sổ, đủ ánh sáng và ánh Mặt Trời k0 thể chiếu trực tiếp vào mắt được.
+ H.6: Không nên nhìn quá lâu vào màn hình vi tính. Bạn nhỏ dùng máy tính quá khuya như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có haị cho mắt.
+ H.7:Không nên nằm đọc sách sẽ tạo bóng tối, làm bóng tối các dòng chữ bị che bởi bóng tối sẽ làm mỏi mắt, mắt có thể bị cận thị.
+ H.8:Nên ngồi học như bạn nhỏ. Đèn ở phía bên trái, thấp hơn đầu nên ánh sáng điện không trực tiếp chiếu vào mắt, không tạo bóng tối khi đọc hay viết.
- HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe, ghi nhận
Ngày soạn : 20/ 2/ 2016
Ngày dạy: 25/ 2/ 2016
KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được ví dụ về vật nóng hơn có nhiệt độ cao hơn, vật lạnh hơn có nhiệt độ thấp hơn.
- Sử dụng được nhiệt kế để xác định nhiệt độ cơ thể, nhiệt độ không khí.
- Học sinh yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá.
HS: SGK, nhiệt kế, nước đá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động:
+ Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra , ta nên và không nên làm gì ?
- Nhận xét¸ đánh giá
- Giới thiệu bài
2. Trải nghiệm-Khám phá:
* Sự nóng, lạnh của vật
+ Em hãy kể tên những vật có nhiệt độ cao (nóng) và những vật có nhiệt độ thấp (lạnh) mà em biết ?
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ và trả lời câu hỏi:
+ Cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào ? Vì sao ?
- GV: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng lại là vật lạnh so với vật khác. Điều đó phụ thuộc vào nhiệt độ ở mỗi vật.Vật nóng có nhiệt độ cao hơn vật lạnh.
- Trong H.1, cốc nước nào có nhiệt độ cao nhất, cốc nước nào có nhiệt độ lạnh nhất ?
* Giới thiệu cách sử dụng nhiệt kế
- GV vừa phổ biến cách làm vừa thực hiện: lấy 4 chiếc chậu và đổ một lượng nước sạch bằng nhau vào chậu A, B, C, D. Đổ thêm một ít nước sôi vào chậu A và cho đá vào chậu D. Yêu cầu HS lên nhúng 2 tay vào chậu A,D sau đó chuyển nhanh vào chậu B,C. Hỏi: Tay em cảm giác như thế nào? Giải thích vì sao co hiện tượng đó ?
- GV: Nói chung, cảm giác của tay có thể giúp ta nhận biết đúng về sự nóng hơn, lạnh hơn. Tuy vậy, trong thí nghiệm vừa rồi mà các em kết luận chậu nước C nóng hơn chậu nước B không đúng. Cảm giác của ta đã bị nhầm lẫn vì 2 chậu B,C có cùng một loại nước giống nhau thì chúng ta phải có nhiệt độ bằng nhau. Để xác định được chính xác nhiệt độ của vật, người ta sử dụng nhiệt kế.
- Cầm các loại nhiệt kế và giới thiệu: Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau: nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, nhiệt kế đo nhiệt lượng không khí. Nhiệt kế gồm một bầu nhỏ bằng thuỷ tinh gắn liền với một ống thuỷ tinh dài và có ruột rất nhỏ, đầu trên hàn kín. Trong bầu có chứa một chất lỏng màu đỏ hoặc chứa thuỷ ngân( một chất lỏng, óng ánh như bạc). Chất lỏng này được thay đổi tuỳ vào mục đích sử dụng nhiệt kế. Trên mặt ống thuỷ tinh có chia các vạch nhỏ và đánh số. Khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào vật muốn đo nhiệt độ thì chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân sẽ dịch chuyển dần lên hay dần xuống rồi ngừng lại. Đánh dấu mức ngừng của chất lỏng màu đỏ hoặc thuỷ ngân ngưng lại và đó chính là nhiệt độ của vật.
-Yêu cầu HS đọc nhiệt độ ở 2 nhiệt kế trên hình minh hoạ số 3.
+Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là bao nhiêu độ ?
+Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu độ ?
-GV: Nhiệt độ của cơ thể người lúc khoẻ mạnh vào khoảng 370 C. Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn hoặc thấp hơn ở mức đó là dấu hiệu cơ thể bị bệnh , cần phải đi khám và chữa bệnh.
3. Thực hành:
+ Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ?
+ Có những loại nhiệt kế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài tập trong vở thực hành khoa học
4. Ứng dụng:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chia sẻ với người thân về vai trò của nhiệt kế
- 2 HS lên bảng trả lời
- Lắng nghe
-HS nối tiếp nhau trả lời
- Quan sát hình và trả lời.
- HS trình bày: Cốc a nóng hơn cốc c và lạnh hơn cốc b, vì cốc a là cốc nước nguội, cốc b là cốc nước nóng, cốc c là cốc nước đá.
- Cốc nước nóng có nhiệt độ cao nhất, cốc nước đá có nhiệt độ thấp nhất, cốc nước nguội có nhiệt độ cao hơn cốc nước đá.
+ Em cảm thấy nước ở chậu B lạnh hơn nước ở chậu C vì do tay ở chậu A có nước ấm nên chuyển sang chậu B sẽ cảm thấy lạnh. Còn tay ở chậu D có nước lạnh nên khi chuyển sang ở chậu C sẽ có cảm giác nóng hơn.
- Quan sát, lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời
- Quan sát, lắng nghe
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nêu
- Lắng nghe
- HS suy nghĩ trả lời
- HS làm bài
- Lắng nghe, ghi nhận
KÍ DUYỆT TUẦN 25
File đính kèm:
- giao_an_khoa_hoc_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2015_2016.doc