Giáo án khối 1 tuần 18

Học Vần

 Tiết 155;156 it - iêt

I.Mục tiêu:

- Học sinh đọc được : it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Học sinh viết được : it, iêt, trái mít, chữ viết.

- Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Em tô ,vẽ ,viết.

 II.Đồ dùng dạy học:

Tranh minh hoạ .

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án khối 1 tuần 18, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 Thứ hai, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Học Vần Tiết 155;156 it - iêt I.Mục tiêu: - Học sinh đọc được : it, iêt, trái mít, chữ viết; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Học sinh viết được : it, iêt, trái mít, chữ viết. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề :Em tô ,vẽ ,viết. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ . III.Hoạt động dạy học: Tiết1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : -Đọc bảng con : chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ -Đọc SGK: “Bay cao cao vút Chim biến mất rồi…” -Đọc cho HS viết bảng con : chim cút, sút bóng, sứt răng, nứt nẻ -Nhận xét bài cũ 2.Bài mới : a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới:it, iêt – Ghi bảng b.Hoạt động 2 :Nhận diện vần và đánh vần *Dạy vần: it -Nhận diện vần:Vần it được tạo bởi: i và t -So sánh: vần it và ut -Gọi HS phân tích vần it -GV đánh vần mẫu: i - tờ - ít c.Hoạt động 3: Ghép tiếng từ và đọc -Có vần it muốn có tiếng mít ta phải cài thêm âm gì? Và thanh gì? -Yêu cầu HS ghép tiếng mới: mít -GV ghi bảng, đánh vần mẫu: mờ- ít – mít - sắc - mít -GV gắn tranh vẽ lên bảng hỏi để rút ra tiếng khóa. GV ghi bảng : trái mít *Dạy vần iêt : ( Qui trình tương tự) -Yêu cầu HS so sánh vần it với iêt - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng Å Giải lao d.Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con : +GV viết mẫu .Hướng dẫn qui trình viết: it, iêt ,trái mít, chữ viết. -GV uốn nắn nhận xét bảng viết của HS e.Hoạt động 5:Dạy từ ứng dụng. -GV viết bảng-Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: con vịt thời tiết đông nghịt hiểu biết -GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc lại bài ở trên bảng lớp Tiết 2: a.Hoạt động 1 : Luyện đọc *Đọc câu ứng dụng: -GV treo tranh- hỏi -GV giảng tranh, ghi bảng : -GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS -GV đọc mẫu câu ứng dụng b. Hoạt động 2 : Luyện viết vở -GV nhắc lại qui trình viết: it, iêt ,trái mít, chữ viết. -GV theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu -Chấm bài, nhận xét bài viết c. Hoạt động 3: Luyện nghe- nói -GV dán tranh- giới thiệu chủ đề- ghi bảng -Cho HS thảo luận tranh theo cặp đôi dựa theo câu hỏi : +Đặt tên từng bạn trong tranh và giới thiệu bạn đang làm gì? Có thể kèm theo lời khen ngợi của bạn. -Liên hệ thực tế , giáo dục HS 3. Củng cố: -Trò chơi: Tìm tiếng ngoài bài có vần vừa học 4. Dặn dò, nhận xét -Về đọc, viết bài cho tốt -Đọc trước bài 74: uôt-ươt -2 – 4 em đọc -2 em đọc -HS viết bài theo tổ. -HS tìm và ghép bìa cài: it Giống: kết thúc bằng t Khác: it bắt đầu bằng i; ut bắt đầu bằng u. -HS phân tích vần it -HS đánh vần thử -HS đọc cá nhân, lớp -Cả lớp ghép tiếng mít -Phân tích tiếng : mít -HS đánh vần thử tiếng mít -HS đọc cá nhân, lớp -HS quan sát, trả lời -HS đọc cá nhân, lớp. -HS đọc toàn bài. -HS so sánh Giống nhau: kết thúc bằng t Khác nhau: it bắt đầu bằng i, iêt bắt đầu bằng iê. -HS đọc lại toàn bài theo thứ tự, không theo thứ tự. -HS viết bảng con: it, iêt ,trái mít, chữ viết. -HS nhẩm bài -HS tìm và gạch dưới tiếng có vần vừa học -HS đọc bài: cá nhân, tổ, lớp. -1 HS đọc lại bài ở trên bảng -HS thi tìm và đọc lên - HS đọc cá nhân, tổ, lớp -Nhận xét tranh- trả lời -HS lên gạch dưới có vần đang học - HS đọc cá nhân, tổ, lớp -2-3 em -HS viết bài theo yêu cầu -Quan sát tranh và trả lời -HS từng cặp thảo luận -Đại diện 1 số cặp trình bà -1-2 em đọc bài trên bảng -1-2 em đọc bài SGK Toán Tiết 69 ĐIỂM – ĐOẠN THẲNG I. Mục tiêu : + Giúp học sinh : - Nhận biết được “điểm”-“ đoạn thẳng”; - Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm - Biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng II. Đồ dùng dạy học : + Mỗi học sinh đều có thước và bút chì III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : + Nhận xét, bài làm trong vở Bài tập toán của học sinh + Gọi vài em đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi từ 2 à 10 + Nhận xét bài cũ 2.Bài mới : a.Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ,đoạn thẳng . -Giáo viên vẽ trên bảng 2 điểm giới thiệu với học sinh khái niệm về điểm -Đặt tên 2 điểm là A vàB . Ta có điểm A và điểm B -Giáo viên dùng thước nối từ điểm A qua điểm B, giới thiệu đoạn thẳng AB -Giới thiệu tên bài học – ghi bảng b.Hoạt động 2 : Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng. * Giáo viên giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng -Giáo viên nói : Muốn vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng -Cho học sinh dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng * Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng Bước 1 : Dùng bút chì chấm 1 điểm rồi nối 1 điểm nữa vào tờ giấy . Đặt tên cho từng điểm Bước 2 : Đặt mép thước qua 2 điểm A, B ,dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tỳ trên mặt giấy tại điểm A , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B. Bước 3 : Nhấc thước ra ta có đoạn thẳng AB c.Hoạt động 3 : Thực hành -Cho học sinh mở SGK . Giáo viên hướng dẫn lại phần đóng khung *Bài 1: Gọi học sinh đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong SGK Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước và bút nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng ( như SGK). Sau khi nối cho học sinh đọc tên từng đoạn thẳng -Giáo viên xem xét theo dõi học sinh vẽ hình. Hướng dẫn học sinh nối các đoạn thẳng cho sẵn để có hình có 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng Bài 3: Cho học sinh nêu số đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng trong hình vẽ A B C D P N M O K H G L 3.Củng cố dặn dò : - Nhận xét, tiết học - Dặn học sinh tập vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng . - Tập đếm số đoạn thẳng trong hình - Chuẩn bị bài hôm sau -Học sinh lặp lại : trên bảng có 2 điểm -Học sinh lặp lại Điểm A – Điểm B -Học sinh lần lượt nêu : Đoạn thẳng AB -Học sinh lặp lại tên bài học : Điểm – Đoạn thẳng -Học sinh lấy thước giơ lên -Học sinh quan sát thước – Làm theo yêu cầu của giáo viên -Học sinh theo dõi quan sát và ghi nhớ -Học sinh luyện tập vẽ trên nháp -Học sinh mở sách quan sát, lắng nghe -Học sinh đọc : Điểm M. Điểm N – Đoạn thẳng MN -Học sinh nối và đọc được -Đoạn thẳng AB, Đoạn thẳng AC, Đoạn thẳng BC . -3 học sinh lên bảng sửa bài -Học sinh nêu số đoạn thẳng và tên các đoạn thẳng Đạo đức Tiết 18 Thực hành kĩ năng cuối học kì I I-Mục tiêu: - Ôn tập tất cả các bài đã học . - Thực hành kĩ năng các bài đã học - Liên hệ thực tế các kĩ năng đã học. II-Đồ dùng dạy học: .GV: -Hệ thống câu hỏi và bài tập của các bài đã học. III-Hoạt động daỵ-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Thảo luận nhóm GV y/c HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học. -Gọi đại diện nhóm nói trước lớp – GV ghi bảng -Gọi một số HS xử lí một vài tình huống đã học Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. -GV nêu câu hỏi HS trả lời +Củng cố: .Gv nhận xét & tổng kết tiết học. . HS hát bài “Ba thương con” +Dặn dò: .Về nhà học bài theo bài học. -HS thảo luận nhóm các bài Đạo đức đã học -Báo cáo – Nhóm khác nhận xét bổ sung. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 1 tháng 1 năm 2013 Học Vần Tiết 157;158 uôt - ươt I.Mục tiêu: - Học sinh đọc được : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Học sinh viết được : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Chơi cầu trượt. II.Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ . III.Hoạt động dạy học: Tiết1 : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : -Đọc bảng con : con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết -Đọc SGK: “Con gì có cánh Mà lại biết bơi …” -Đọc cho HS viết bảng con : con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết -Nhận xét bài cũ 2.Bài mới a.Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới:uôt, ươt – Ghi bảng b.Hoạt động 2 :Nhận diện vần và đánh vần *Dạy vần: uôt -Nhận diện vần:Vần uôt được tạo bởi: uô và t -So sánh: vần uôt và ôt -Gọi HS phân tích vần uôt -GV đánh vần mẫu: u-ô-tờ-uốt c.Hoạt động 3: Ghép tiếng từ và đọc -Có vần uôt muốn có tiếng chuột ta phải cài thêm âm gì? Và thanh gì? -Yêu cầu HS ghép tiếng mới: chuột -GV ghi bảng, đánh vần mẫu: chờ-uốt-chuốt-nặng-chuột -GV gắn tranh vẽ lên bảng hỏi để rút ra tiếng khóa. GV ghi bảng :chuột nhắt -Đọc lại cả bài *Dạy vần ươt: ( Qui trình tương tự) -Yêu cầu HS so sánh vần uôt với vần ươt - Đọc lại hai sơ đồ trên bảng Å Giải lao d.Hoạt động 4: Hướng dẫn viết bảng con : +GV viết mẫu .Hướng dẫn qui trình viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván -GV uốn nắn nhận xét bảng viết của HS e.Hoạt động 5:Dạy từ ứng dụng. -GV viết bảng-Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: trắng muốt vượt lên tuốt lúa ẩm ướt -GV đọc mẫu, kết hợp giải nghĩa từ. -Đọc lại bài ở trên bảng Tiết 2: a.Hoạt động 1 : Luyện đọc *Đọc câu ứng dụng: -GV treo tranh- hỏi -GV giảng tranh, ghi bảng : -GV chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS -GV đọc mẫu câu ứng dụng Å Giải lao b. Hoạt động 2 : Luyện viết vở -GV nhắc lại qui trình viết: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván -GV theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu -Chấm bài, nhận xét bài viết c. Hoạt động 3: Luyện nghe- nói -GV dán tranh- giới thiệu chủ đề- ghi bảng -Cho HS thảo luận tranh theo cặp đôi dựa theo câu hỏi : +Quan sát tranh, em thấy nét mặt của bạn như thế nào? +Khi chơi các bạn đã làm gì để không xô ngã nhau? -Cho HS trình bày kết quả -GV nhận xét , bổ sung, chốt lại nội dung -Liên hệ thực tế , giáo dục HS 3. Củng cố: -Trò chơi: Viết đúng tên hình ảnh và đồ vật ( SGV ) 4. Dặn dò, nhận xét -Về đọc, viết bài cho tốt -Đọc trước bài 75: ôn tập -Nhận xét tiết học. -2 – 4 em đọc -2 em đọc -HS viết bài theo tổ. -HS tìm và ghép bìa cài: uôt Giống: kết thúc bằng t Khác:uôt bắt đầu bằng uô;ôt bắt đầu bằng ô. -HS phân tích vần uôt -HS đánh vần thử -HS đọc cá nhân, lớp - Cả lớp ghép tiếng chuột -Phân tích tiếng : chuột -HS đánh vần thử tiếng chuột -HS đọc cá nhân, lớp -HS quan sát, trả lời -HS đọc cá nhân, lớp. -HS đọc toàn bài. -HS so sánh Giống nhau: kết thúc bằng t Khác nhau: uôt bắt đầu bằng uô, ươt bắt đầu bằng ươ. -HS đọc lại toàn bài theo thứ tự, không theo thứ tự. -HS quan sát -HS viết bảng con: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván -HS nhẩm bài -HS tìm và gạch dưới tiếng có vần vừa học -HS đọc bài: cá nhân, tổ, lớp. -1 HS đọc lại bài ở trên bảng -HS thi tìm và đọc lên- HS đọc cá nhân, tổ, lớp -HS lên gạch dưới có vần đang học - HS đọc cá nhân, tổ, lớp -HS viết bài theo yêu cầu -Quan sát tranh và trả lời -HS từng cặp thảo luận -Đại diện 1 số cặp trình bày -1-2 em đọc bài trên bảng -1-2 em đọc bài SGK -HS cử đại diện lên thi tài Toán Tiết 70 Độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu : + Giúp học sinh : - Có biểu tượng về “ dài hơn – ngắn hơn “ từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “ dài – ngắn ‘ của chúng - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách : so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian II. Đồ dùng dạy học : + Một số thước bút có độ dài khác nhau , màu sắc khác nhau . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : + Gọi 3 HS lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng đó +GV treo 1 số hình yêu cầu HS đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình + Nhận xét bài cũ 2. Bài mới : a.Hoạt động 1 : Giới thiệu độ dài đoạn thẳng. *Giáo viên giơ 2 chiếc thước (độ dài khác nhau ) Hỏi : “làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn ? “ -Gọi học sinh lên so sánh 2 cây bút màu, 2 que tính -Yêu cầu HS xem hình vẽ trong SGK và nói được “ Thước trên dài hơn thước dưới , thước dưới ngắn hơn thước trên “ và “ Đoạn thẳng AB ngắn hơn Đoạn thẳng CD …” -GV hướng dẫn học sinh thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1 rồi nêu : “ Đoạn thẳng MN dài hơn Đoạn thẳng PQ . Đoạn thẳng PQ ngắn hơn Đoạn thẳng MN “ * Từ các biểu tượng về “ dài hơn- ngắn hơn “ giúp học sinh rút ra kết luận b.Hoạt động 2 : So sánh độ dài đoạn thẳng. - Yêu cầu HS xem hình trong SGK và nói “ có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. “Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay “ -GV đo đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để HS quan sát -GV nói : Có thể đặt 1 ô vuông vào đoạn thẳng trên – có thể đặt 3 ô vuông vào đoạn thẳng dưới nên đoạn thẳng ở dưới dài hơn đoạn thẳng ở trên -GV nhận xét : “Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó “ c.Hoạt động 3 : Thực hành *Bài1: Cho HS mở SGK và lấy thước đo xem đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn. *Bài2: Hướng dẫn HS đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số ô vuông thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng *Bài 3 : Tô màu vào băng giấy ngắn nhất -Hướng dẫn HS : Đếm số ô vuông trong mỗi băng giấy ghi số tương ứng . -So sánh các số vừa ghi, xác định băng giấy ngắn nhất -Tô màu vào băng giấy ngắn nhất - Có thể làm bài tập trong vở Bài tập toán ( Tô màu cột cao nhất , cột thấp nhất ) 3.Củng cố dặn dò : - Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Tập đo độ dài quyển sách , cạnh bàn , cửa sổ phòng học của em - Chuẩn bị bài hôm sau + HS dưới lớp vẽ vào bảng con 1 đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng -HS suy nghĩ và theo hướng dẫn của GV – HS nêu được : chập 2 chiếc thước sao cho chiếc thước có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn -HS nêu được : Cây bút đen dài hơn cây bút đỏ. Cây bút đỏ ngắn hơn cây bút đen -HS nhận ra : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài khác nhau. Muốn so sánh chúng ta phải đặt 1 đầu của 2 đoạn thẳng bằng nhau. Nhìn vào đầu kia sẽ biết được đoạn thẳng nào dài hơn -HS quan sát hình vẽ tiếp sau và nêu được đoạn thẳng ở trên ngắn hơn . đoạn thẳng ở dưới dài hơn -HS thực hành đo. -HS làm vào vở. -HS tô màu vào SGK * Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tự nhiên và xã hội Tiết 18 Cuộc sống xung quanh I.Mục tiêu: Giúp HS biết: - Nêu được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi HS ở. * Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị. - HS có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương. -GDMT: Giúp HS hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát về cảnh vật và hoạt động sinh sống của người dân địa phương. -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh cuộc sống ở thành thị và nông thôn. -Phát triển kĩ năng hợp tác trong công việc. III.Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực: -Quan sát hiện trường/ tranh ảnh. -Thảo luận nhóm. -Hỏi đáp trước lớp IV.Đồ dùng dạy học: -Các hình trong bài 18, 19 SGK V. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: + Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa? + Em nên làm gì để giữ cho lớp sạch, đẹp? + Gọi 1 HS lên thực hành lau bảng. 2. Bài mới. a.Giới thiệu bài: Cuộc sống xung quanh b. Hoạt động 1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân khu vực xung quanh trường. - GV giao nhiệm vụ quan sát: + Nhận xét về quang cảnh trên đường( người qua lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì…). + Nhận xét về quang cảnh hai bên đường : Có nhà ở, cửa hàng, các cơ quan, chợ, các cơ sở sản suất, cây cối ruộng vườn… hay không? Người dân ở địa phương thường làm công việc gì là chủ yếu? -GV phổ biến nội qui khi đi tham quan + Phải luôn đảm bảo hàng ngũ, không được đi lại tự do. + Phải trật tự,nghe theo hướng dẫn của GV - GV đưa HS đi tham quan. Sau đó đưa HS về lớp. c. Hoạt động 2: Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân. - GV yêu cầu HS nói với nhau về những gì các em đã được quan sát. -Cuộc sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau? 3. Củng cố – dặn dò - GV yêu cầu HS nói về những công việc mà bố mẹ hoặc những người khác trong gia đình em làm hằng ngày để nuôi sống gia đình. - GV nhận xét, dặn HS về xem lại bài. + 2 HS trả lời +1 HS lên thực hành lau bảng. + HS lắng nghe, ghi nhớ để làm theo + HS xếp thành 4 hàng, đi quanh khu vực trường đóng theo hướng dẫn của GV. + HS thảo lận nhóm 4 rồi đại diện trình bày. -HS trả lời + Một số HS nói trước lớp. * Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư ngày 2 tháng 1 năm 2013 Học Vần Tiết 159;160 Ôn tập I.Mục tiêu: - Học sinh đọc được các vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 68 đến 75 - Học sinh viết được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến 75 - Nghe và hiểu, kể lại được một đoạn tuyện theo tranh truyện kể : Chuột nhà và chuột đồng * HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh II.Đồ dùng dạy học: Bảng ôn. Tranh minh hoạ . III.Hoạt động dạy học: Tiết1 Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ : - Đọc bảng con : chuột nhắt, lướt ván, trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt -Đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng: “Con mèo mà trèo cây cau Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà . - Đọc cho HS viết bảng con : chuột nhắt, lướt ván, trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt -Nhận xét bài cũ 2.Bài mới : a. Hoạt động 1: Giới thiệu bài : Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới? -GV gắn Bảng ôn được phóng to b.Hoạt động 2 :Ôn tập: *Các vần đã học: -GV nêu yêu cầu -GV ghi bảng -Ghép âm thành vần -GV chỉnh sửa, lưu ý HS yếu. -Nhận xét 14 vần có gì giống nhau -Trong 14 vần, vần nào có âm đôi -Cho HS luyện đọc 14 vần Å Giải lao *Đọc từ ngữ ứng dụng: -GV ghi bảng : chót vót bát ngát Việt Nam -Đọc mẫu, giảng từ. (Chót vót: rất cao . Cánh đồng bát ngát: rất rộng) c.Hoạt động 3: Luyện viết bảng con : -GV viết mẫu nêu qui trình viết ( đặt bút, lưu ý nét nối): chót vót, bát ngát. -GV yêu cầu: -GV theo dõi nhắc nhở, lưu ý HS yếu. -GV nhận xét, sửa sai Tiết 2: a. Hoạt động 1: Luyện đọc * Luyện đọc câu ứng dụng. -GV treo tranh- hỏi: -GV giảng tranh- ghi bảng câu ứng dụng “Một đàn cò trắng phau phau Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm ?” ( Là cái gì?) -GV yêu cầu -GV chỉnh sửa phát âm cho HS -GV đọc mẫu Å Giải lao b. Hoạt động 2 : Luyện viết vở -GV yêu cầu HS ngồi ngay ngắn. -GV nhắc lại qui trình viết: chót vót, bát ngát. -GV theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ HS yếu -Chấm bài, nhận xét bài viết c. Hoạt động 3: Kể chuyện: -GV treo tranh- giới thiệu câu chuyện - ghi bảng -GV kể chuyện lần 1, 2 theo tranh vẽ -GV chia nhóm 4, thảo luận - Yêu cầu HS kể lại câu chuyện theo nội dung của từng bức tranh, rút ra ý nghĩa câu truyện. + Ý nghĩa :Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra. 3.Củng cố. -GV yêu cầu -GV nhận xét, sửa sai. 4. Dặn dò, nhận xét. -Về học bài, viết bài vào vở -Xem trước bài 76: oc-ac -Nhận xét tiết học. -4-5 HS đọc. -2 em -HS viết bảng con theo tổ -HS trả lời -HS lần lượt nhớ lại các vần trong tuần đã học và nêu. -HS đọc -HS lần lượt ghép chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn để thành vần và đọc. -Đều có âm t ở cuối vần. -iêt, uôt, ươt -HS đọc: cá nhân, tổ -HS nhẩm và lên gạch dưới tiếng có vần đang ôn -HS đọc: cá nhân, tổ -HS lắng nghe. -Theo dõi qui trình -Cả lớp viết bảng con. -2 HS đọc toàn bài trên bảng -HS tìm và nêu -HS đọc cá nhân, tổ, lớp -HS quan sát tranh- trả lời -HS quan sát, nhẩm -HS lên gạch dưới tiếng có có vần đang ôn. -HS đọc bài: cá nhân, tổ, nhóm. -HS viết bài trong vở -Đai diện từng nhóm lên kể, các nhóm khác nhận xét , bổ sung. * HS khá giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. -1-2 HS đọc lại bài trên bảng -1-2 HS đọc lại bài trong SGK -HS lắng nghe nhận xét. Toán Tiết 71 Thực hành đo độ dài I. Mục tiêu : + Giúp học sinh : - Biết đo độ dài bằng gang tay, sải tay, bước chân ;thực hành đo chiều dài lớp học, bàn học, lớp học. - Thực hành đo bằng que tính, gang tay, bước chân. II. Đồ dùng dạy học : + Thước kẻ học sinh , que tính. Giáo viên vẽ các hình ở bài tập 1 + 2 / 96, 97 SGK ở bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Kiểm tra bài cũ : + Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh nêu tên các đoạn thẳng ở bài tập 1 rồi so sánh từng đôi 1 để nêu đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn + Ở hình B2 yêu cầu học sinh đếm số ô ở mỗi đoạn thẳng và cho biết đoạn thẳng nào dài nhất . Đoạn thẳng nào ngắn nhất + Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 2.Bài mới : a.Hoạt động 1 : Giới thiệu cách đo độ dài. - Giáo viên nói : Gang tay là độ dài (khoảng cánh) tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. -Yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được 1 đoạn thẳng AB và nói : “ độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB “ b.Hoạt động 2 : Nhận biết các cách đo dộ dài. -Giáo viên nói :“ Hãy đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay. -Giáo viên làm mẫu : đặt ngón tay cái sát mép bảng kéo căng ngón giữa, đặt dấu ngón giữa tại 1 điểm nào đó trên mép bảng co ngón tay cái về trùng với ngón giữa rồi đặt ngón giữa đến 1 điểm khác trên mép bảng ; và cứ như thế đến mép phải của bảng mỗi lần co ngón cái về trùng với ngón giữa thì đếm 1 , 2, … Cuối cùng đọc to kết quả . chẳng hạn cạnh bàn bằng 10 gang tay -Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu . *Giới thiệu đo độ dài bằng bước chân. - Giáo viên nói : Hãy đo bục giảng bằng bước chân - Giáo viên làm mẫu : đặt gót chân trùng với mép bên trái của bục giảng . Giữ nguyên chân trái, bước chân phải lên phía trước và đếm : 1 bước . “ Tiếp tục như vậy cho đến mép bên phải của bục bảng “ -Chú ý các bước chân vừa phải, thoải mái, không cần gắng sức c.Hoạt động 3:Thực hành * Giúp học sinh nhận biết đơn vị đo là “gang tay” - Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả : chẳng hạn 8 gang tay * giúp học sinh nhận biết đơn vị đo là bước chân -Đo độ dài chiều ngang lớp học * Giúp học sinh nhận biết -Đo độ dài bằng que tính thực hành đo độ dài bàn, bảng , sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả 3.Củng cố -dặn dò : - Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt - Dặn học sinh về đo chiều rộng của nhà em, cạnh giường, cạnh tủ bằng đơn vị đo “gang tay “, “ bước chân “ , “ que tính “ - Chuẩn bị bài hôm sau + Học sinh nhận xét, bổ sung cho bạn -Học sinh lắng nghe và sải 1 gang tay của mình lên mặt bàn -Học sinh thực hành đo, vẽ trên bảng con -Học sinh quan sát nhận xét -Học sinh thực hành đo cạnh bàn học của mình. Mỗi em đọc to kết quả sau khi đo -Học sinh tập đo bục bảng bằng bước chân -Học sinh thực hành đo cạnh bàn -Học sinh thực hành đo chiều rộng của lớp -Học sinh thực hành đo cạnh bàn, sợi dây * Rút kinh nghiệm …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Thủ công Tiết 18 Gấp cái ví (tiếp theo) I.Mục tiêu: - HS biết cách gấp cái ví bằng giấy. - Gấp được cái ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. * Với HS khéo tay: Gấp được cái ví bằng giấy . Các nếp gấp thẳng, phẳng; làm thêm được quai xách và trang trí cho ví. - Quí trọng sản mình làm sản phẩm. II.Đồ dùng dạy học: -Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật. -Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công. III.Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của HS. - Nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Ghi đề bài. b.Hoạt động1: Nhắc lại bài tiết 1: GV nhắc lại quá trình gấp ví : + Bước 1: Lấy đường dấu giữa. + Bước 2: Gấp 2 mép ví. + Bước 3: Gấp túi ví. - Kết luận: Nêu các quá trình để gấp ví. c.Hoạt động 2: HS thực hành. + GV theo dõi, giúp đỡ khi HSthực hành. ® Gợi ý HS trang trí bên ngoài ví cho đẹp. + Hướng dẫn HS trình bày vào vở. + Chấm bài nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học. - Nhận xét tinh thần, thái độ học tập. - Dặn dò: Chuẩn bị một tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để học bài “Gấp mũ ca lô”. - HS lắng nghe. - 3 HS nhắc lại. - HS thực hành gấp ví trên giấy màu.

File đính kèm:

  • docGiaoan-tuan18.doc
Giáo án liên quan