I.MỤC ĐÍCH KỂ CHUYỆN:
1.Kiến thức:
- HS biết được vì sao có trận đánh Bạch Đằng.
2.Kĩ năng:
- HS tường thuật lại được diễn biến của trận Bạch Đằng.
- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
3.Thái độ:
- Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
GV:
- Hình minh họa
- Video diễn biến trận Bạch Đằng
- Phiếu học tập
HS: bảng con, sách giáo khoa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3 trang |
Chia sẻ: Đinh Nam | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 324 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 4 - Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Môn: Lịch sử
BÀI 5: CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG
DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO (năm 938)
I.MỤC ĐÍCH KỂ CHUYỆN:
1.Kiến thức:
HS biết được vì sao có trận đánh Bạch Đằng.
2.Kĩ năng:
HS tường thuật lại được diễn biến của trận Bạch Đằng.
Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
3.Thái độ:
Luôn có tinh thần bảo vệ nền độc lập dân tộc.
II.CHUẨN BỊ:
GV:
Hình minh họa
Video diễn biến trận Bạch Đằng
Phiếu học tập
Họ và tên:
Lớp: Bốn
Môn: Lịch sử
PHIẾU HỌC TẬP
Em hãy điền dấu x vào o sau thông tin đúng về trận đánh trên sông Bạch Đằng
+ Thái Tử Hoàng Tháo chỉ huy đạo quân Nam Hán dưa 1 đạo quân rất đông sang đánh nước ta vào năm 938 o
+ Mũi tiến công do Hoàng Tháo chỉ huy đã vượt núi tiến vào nước ta o
+ Ngô Quyền chỉ huy quân dân ta đánh quân Nam Hán o
+ Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại o
HS: bảng con, sách giáo khoa
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
3-Hoạt động 3: Tìm hiểu về trận đánh trên sông Bạch Đằng
B1: Xác địnhMục tiêu: HS nêu được diễn biến trận đánh và tài năng quân sự của Ngô Quyền
B2: Hướng dẫn kể chuyện:
GV yêu cầu HS đọc SGK, cùng thảo luận những vấn đề sau:
+ Trong cuộc chiến Bạch Đằng năm 938, quân Nam Hán sang đánh nước ta do ai chỉ huy?
+ Quân Nam Hán tiến đánh nước ta bằng đường nào?
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
→ Quân ta đã đánh quân giặc như thế nào?
→ Khi bị quân ta tấn công, giặc đã lâm vào tình thế ra sao?
+ Kết quả trận đánh ra sao?
*Dựa vào các câu hỏi bên trên, sau khi HS trả lời đúng và đầy đủ thì bảng này sẽ được điền đầy đủ.
Thời gian
Địa điẻm
Sự kiện
Năm 938
Quân Nam Hán dưa 1 đạo quân rất đông sang đánh nước ta do Thái Tử Hoàng Tháo chỉ huy
Sông Bạch Đằng ( Tỉnh Quảng Ninh)
Mũi tiến công do Hoàng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.
Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.
Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước che lấp các cọc nhọn, Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục 2 bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt.
Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn; thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng vào cọc nên không tiến, không lui được.
Quân ta tiếp tục truy kích
Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoàng Tháo tử trận.
Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại
B3: GV kể mẫu
GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ ( GV đã thuộc diễn biến. Trong khi kể GV có biểu cảm, lên, xuống giọng cho phù hợp với nội dung và diễn biến câu chuyện)
B4: Kể theo nhóm
- GV yêu cầu các nhóm tự tổ chức kể chuyện trong nhóm của mình ( trong lúc kể các em tập chỉ vào tranh minh hoạ trong sgk)
- GV quan sát và nhắc nhở các em cần làm việc nghiêm túc không được đùa giỡn.
B5: HS kể trước lớp
- GV gọi và yêu cầu HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến của trận đánh.
B6: Nhận xét , chốt
GV cho HS nhận xét phần kể chuyện của bạn.
GV nhận xét phần kể của HS.
GV chốt: Ngô Quyền là một vị anh hùng mưu lược và tài ba. Ông đã thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi . Nhờ vậy Đất nước ta được độc lập sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_4_bai_5_chien_thang_bach_dang_do_ngo_quyen_l.docx