I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Về kỹ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
3. Về tư tưởng:
Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại đồng trong văn minh.
II. THIẾT BỊ , TÀI LIỆU DẠY HỌC
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Con người có nguồn gốc từ đâu? Thế nào là bầy người nguyên thủy? Người nguyên thủy có đời sống ntnào?
2. Người tinh khôn xuất hiện khi nào? Khi người tinh khôn xuất hiện có những thay đổi gì trong xã hội?
2. Dẫn dắt bài mới:
3. Tổ chức dạy và học :
95 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 1-35 - Đậu Phi Tùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Anh Sơn:15/8/2010
Phần Một
Lịch sử thế giới nguyên thuỷ, cổ đại
và trung đại
Chương 1
Xã hội nguyên thuỷ
Bài 1
Sự xuất hiện của loài người
và bầy người nguyên thuỷ
ppct-1
Yêu cầu và hướng dẫn phương pháp học bộ môn ở nhà, ở lớp.
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Học sinh cần hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.
2. Về kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng SGK; kỹ năng phân tích, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hoá của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời tháy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người.
3. Về tư tưởng:
- Giáo dục cho HS lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học
1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 10
2. Dẫn dắt vào bài học
3. Tổ chức dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
- GV kể chuyện Bọc trăm trứng.
- Học sinh qua hiểu biết, qua câu chuyện giáo viên kể và đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi?
- GV nhận xét bổ sung và chốt ý
? Con người có nguồn gốc từ đâu?Đặc điểm của loài vượn người?
- HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Thời gian tìm được dấu tích người tối cổ? Địa điểm?Đặc điểm của người tối cổ?
+ Nhóm 2: Đời sống vật chất của bầy người nguyên thuỷ?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của mình.
- GV yêu cầu học sinh nhóm khác bổ sung, GV nhận xét và chốt ý
? Em hiểu thế nào là Bầy người nguyên thuỷ?
- HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Thời đại người tinh khôn bắt đầu xuất hiện vào thời gian nào? Bước hoàn thiện về hình dáng và cấu tạo cơ thể được biểu hiện như thế nào?
+ Nhóm 2: Sự sáng tạo của người tinh khôn trong việc chế tạo công cụ lao động bằng đá?
+ Nhóm 3: Những tiến bộ khác trong cuộc sống lao động và vật chất?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày
? Đá mới là công cụ đá có điểm khác như thế nào so với công cụ đá cũ?Sang thời đại đá mới cuộc sống vật chất của con người có biến đổi như thế nào?
?Cuộc cách mạng đá mới đã có những thay đổi gì trong cuộc sống con người?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
- GV kết luận: Như vậy, từng bước, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn. Cuộc sống dần bớt đi sự lệ thuộc vào thiên nhiên, cuộc sống con người tiến bộ hơn, ổn định hơn từ thời đại đá mới.
1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thuỷ.
a) Sự xuất hiện loài người:
- Loài người do một loài vượn cổ chuyển biến thành khoảng 6 triệu năm trước đây.
+ Đặc điểm: Đi đứng bằng hai chân, tay cầm nắm thức ănDi cốt hóa thạch tìm thấy ở Đông Phi, Tây á, Việt Nam
- Người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước đây.
+ Đặc điểm: Đi đứng hoàn toàn bằng hai chân, cơ thể có nhiều biến đổi, bộ não phát triển, dấu vết tìm thấy ở một số nơi như Đông Phi, Inđônêxia, Trung Quốc, Việt Nam.
b) Đời sống vật chất của bầy người nguyên thuỷ.
+ Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ).
+ Tạo ra lửa.
+ Tìm kiếm thức ăn, săn bắt - hái lượm
- Quan hệ xã hội của người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thuỷ.
à Gồm 5- 7 gia đình sống chung trong hang động, mái đá, có quan hệ ruột thịt với nhau.
2. Người tinh khôn và óc sáng tạo
- Khoảng 4 vạn năm người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay(người hiện đại).
- óc sáng tạo là sự sáng tạo của người tinh khôn trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới: dao, rìu, cung tên, lều, nhà cửa
+ Công cụ đá: Đá cũ (thô sơ) đ đá mới (ghè - mãi nhẵn - đục lỗ tra cán).
- 1 vạn năm trước đây loài người tiến vào thời đá mới.
+ Đặc điểm: công cụ gọn, chính xác, phù hợp với từng công việc.
3. Cuộc cách mạng đá mới.
- Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn:
+ Săn bắt, hái lượm à săn bắn àTrồng trọt, chăn nuôi.
+ ở hang động, mái đáà làm nhà cửa, lều để ở.
+ Làm sạch tấm da thú che thân.
+ Làm đồ trang sức.
à Cuộc sống no đủ hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố: GV chốt lại bài
+ Nguồn gốc của loài người, nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hoá?
+ Thế nào là người tối cổ? Cuộc sống vật chất và xã hội của người tối cổ?
+ Những tiến bộ về kĩ thuật khi người tinh khôn xuất hiện.
5. Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK, đọc trước bài mới và làm bài tập.
Anh Sơn:17/8/2010
Bài 2
xã hội nguyên thuỷ
ppct-2
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm tổ chức thị tộc, bộ lạc, mối quan hệ trong tổ chức xã hội đầu tiên của loài người.
- Mốc thời gian quan trọng của quá trình xuất hiện kim loại và hệ quả xã hội của công cụ kim loại.
2. Về kỹ năng:
Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích và đánh giá tổ chức xã hội thị tộc, bộ lạc. Kĩ năng phân tích và tổng hợp về quá trình ra đời của kim loại - nguyên nhân - hệ quả của chế độ tư hữu ra đời.
3. Về tư tưởng:
Nuôi dưỡng giấc mơ chính đáng - xây dựng một thời đại đồng trong văn minh.
II. Thiết bị , Tài liệu dạy học
- Tranh ảnh.
- Mẩu truyện ngắn về sinh hoạt của thị tộc, bộ lạc.
III. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Con người có nguồn gốc từ đâu? Thế nào là bầy người nguyên thủy? Người nguyên thủy có đời sống ntnào?
2. Người tinh khôn xuất hiện khi nào? Khi người tinh khôn xuất hiện có những thay đổi gì trong xã hội?
2. Dẫn dắt bài mới:
3. Tổ chức dạy và học :
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
? Thế nào là thị tộc? Mối quan hệ trong thị tộc?
- HS đọc SGK và trả lời
- GV lấy ví dụ – liên hệ, ptích và chốt lại
? Định nghĩa thế nào là bộ lạc?Nêu điểm giống và điểm khác giữa bộ lạc và thị tộc.
- GV lấy dẫn chứng- liên hệ và phân tích
- GV gthích kim khí
- HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Con người tìm thấy kim loại vào thời gian nào?
+ Nhóm 2: Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất?
- GV gọi đại diện các nhóm trình bàys
? Buổi đầu của thời đại kim khí có ý nghĩa ntnào?
- HS trả lời
- GV lấy dchứng và kết luận
? Thế nào là tư hữu? Tư hữu xuất hiện khi nào?
- HS trả lời
- GV kết luận
? Tư hữu xuất hiện dẫn đến thay đổi gì trong XH?
1. Thị tộc - bộ lạc
a. Thị tộc
- Là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình, gồm 2 - 3 thế hệ già trẻ và có chung dòng máu.
- Quan hệ trong thị tộc: công bằng, bình đẳng, cùng làm cùng hưởng. Con cháu tôn kính ông bà và cha mẹ và ngược lại.
b. Bộ lạc
- Là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau và có cùng một nguồn gốc tổ tiên.
- Quan hệ giữa trong bộ lạc là gắn bó, giúp đỡ nhau.
2. Buổi đầu của thời đại kim khí
+ Khoảng 5500 năm trước đây cư dân Tây á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ.
+ Khoảng 4000 năm trước đây - đồng thau.
+ Khoảng 3000 năm trước đây - sắt.
ố ý nghĩa: Năng suất lao động tăng; con người khai thác thêm đất đai, tạo thêm nhiều ngành nghề mới à sản phẩm dư thừa.
3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp
- Người lợi dụng chức quyền chiếm sản phẩm chung của xã hội cho riêng mình à tư hữu xuất hiện.
- Xã hội thay đổi:
+ gia đình phụ hệ xuất hiện thay gđ mẫu hệ.
+ Xã hội phân chia giai cấp.
4. Sơ kết bài học:
- Củng cố: GV chốt lại bài:
+ Thế nào là Thị tộc, Bộ lạc?
+ Những biến đổi lớn lao của đời sống sản xuất, quan hệ Xã hội của thời đại kim khí.
5.Dặn dò: Học bài theo câu hỏi SGK, làm bài tập, đọc trước bài mới.
Anh Sơn:22/8/2010
Chương II
Xã hội cổ đại
Bài 3
Xã hội cổ đại phương Đông
ppct-3
I.Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được :
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị, ở khu vực này.
- Đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.
- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của nhà vua, học sinh còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.
- Những thành tựu lớn về văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông.
2. Về kỹ năng:
- Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.
3.Về tư tưởng:
- Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.
II. Thiết bị, tài liệu dạy học:
- Bản đồ các quốc gia cổ đại
- Bản đồ thế giới hiện nay
- Tranh ảnh liên quan đến bài học
III . Tiến trình tổ chức dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
a. Thế nào là thị tộc, bộ lạc?
b. Nêu những tiến bộ của buổi đầu thời đại kim khí?
2.Dẫn dắt vào bài mới
3. Tiến trình tổ chức dạy và học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
- GV chỉ bản đồ vị trí các quốc gia cổ đại
Phương Đông
? Các quốc gia cổ đại PĐông có vị trí ở đâu? có thuận lợi và khó khăn gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
? Với những thuận lợi và khó khăn trên, kinh tế ở các quốc gia cổ đại PĐông phát triển ntnào?
- HS trả lời
- GV nhận xét và ptích theo SGK
? Các quốc gia cổ đại được hình thành trên cơ sở nào? ở đâu và từ khi nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét và lấy dẫn chứng ptích
? XH có giai cấp và nhà nước ra đời gồm những giai cấp, tầng lớp nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét và cho HS xem sơ đồ XH cổ đại
? Em hãy cho biết đặc điểm của từng giai cấp, tầng lớp?
- HS trả lời
- GV lấy ví dụ phân tích
? XH có giai cấp và nhà nước được hình thành từ đâu?
-HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?
- Cho HS đọc SGK phần chữ in nhỏ
- GV gthích, khai thác kênh hình H.2 SGK để thấy được cuộc sống sung sướng của vua ngay cả khi chết (quách vàng tạc hình vua),
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế
a) Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí: lưu vực các dòng sông lớn: S.Nin (Ai Cập), S.ơphơ rát và Ti-gơ-rơ (Lưỡng Hà), S.ấn,, S.Hằng ở (ấn Độ), S.Hoàng Hà (Trung Quốc) khoảng 3.000 – 2.500 năm TCN.
- Thuận lợi:
Đất đai phì nhiêu, mềm xốp, dễ canh tác, mưa đều theo mùa, khí hậu nóng ấmthích hợp trồng các loại cây lương thực.
- Khó khăn:
Lũ lụt, mất mùa à ảnh hưởng cuộc sống của các cư dân.
b) Sự phát triển kinh tế:
- Cư dân sống chủ yếu bằng nghề nông, mỗi năm trồng hai vụ lúa. Họ đã chú ý công tác thuỷ lợi; biết kết hợp trồng trọt và chăn nuôi; nghề thủ công phát triển: làm gốm và dệt vải
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại
- Cơ sở hình thành:
Sản xuất phát triển à XH phân hoá à giai cấp và nhà nước ra đời.
- Hình thành từ rất sớm: Khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
3. Xã hội cổ đại Phương Đông
Đứng đầu là Vua chuyên chế
Quý tộc, quan lại
Nông dân công xã
Nô lệ
- Vua chuyên chế:
Là nhà nước có vua, vua có quyền quyết định mọi chính sách và công việc.
- Giai cấp quý tộc:
Là chủ ruộng đất, quan lại địa phươngcó nhiều của cải và quyền thế,sống giàu sang bằng sự bóc lột hoặc bổng lộc do nhà nước cấp.
- Giai cấp nông dân công xã:
Là bộ phận đông đảo trong XH, có vai trò to lớn trong sản xuất, nhận ruộng để canh tác và phải nộp một phần sản phẩm thu được cho quý tộc.
- Nô lệ:
Là tầng lớp thấp nhất trong XH, họ là những tù binh trong chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, phải làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại
- Từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thuỷ và xây dựng các công trình thuỷ lợi, quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành,
4.Sơ kết bài học:
* Củng cố: GV chốt lại bài:
+ Điều kiện ra đời của các quốc gia cổ đại PĐông. Những thuận lợi và khó khăn.
+ Các ngành kinh tế chủ yếu.
+ Đặc điểm của các giai cấp trong XH.
5.Dặn dò: Đọc thêm SGK, học bài, chuẩn bị bài mới.
Anh Sơn :27/8/2010
Bài 4
Các quốc gia cổ đại phương Tây
Hy Lạp Và Rô ma
ppct-4
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Điều kiện tự nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển của thủ công nghiệp thương nghiệp đường biển và với chế độ chiếm nô.
- Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước DCCHoà.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích được những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý đối với sự phát triển mọi mặt của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp mà tiêu biểu là những cuộc đấu tranh của nô lệ và dân nghèo trong xã hội chiếm nô. Từ đó giúp các em thấy được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
II . Thiết bị, tài liệu dạy học
- Bản đồ các quốc gia cổ đại Phương Tây
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại
III . Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dẫn dắt vào bài mới:
3. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
? Các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải hình thành có những thuận lợi và khó khăn gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt lại
? Với ĐKTN như vậy, những công cụ bằng đồng như các quốc gia cổ đại phương Đông dùng có được không?
- HS trả lời
- GV nhận xét và phân tích
? Với công cụ bằng đồ sắt ra đời có ý nghĩa ntnào?
- GV ptích theo SGK
- Cho HS xem H.6 SGK
? Hoạt động thương mại phát triển có tác dụng gì?
- GV lấy ví dụ à Kết luận
- HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?
+ Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
+Nhóm 3: Thị quốc cổ đại là gì?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV lấy ví dụ phân tích
- GV cho học sinh tìm hiểu về thành thị A-ten( SGK) để minh hoạ.
? Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện ở điểm nào? So với phương Đông?
- GV phân tích theo SGK: Không chấp nhận có vua, có Đại hội công dân, Hội đồng 500 như ở A-ten,Tiến bộ hơn ở Phương Đông (phương Đông quyền lực nằm trong tay quí tộc mà cao nhất là vua).
? Có phải ai cũng có quyền công dân hay không? Vậy bản chất của nền dân chủ ở đây là gì?
1.Thiên nhiên và đời sống của con người
- Hy Lạp Rô -ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi : Khí hậu ấm áp, trong lành, có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
+ Khó khăn: đất ít và xấu, chỉ thích hợp trồng cây lưu niên à thiếu lương thực luôn phải nhập.
- Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân vùng ĐTHải biết chế tạo công cụ bằng đồ sắt.
ố Diện tích canh tác tăng lên, việc trồng trọt đã có hiệu quả.
- Nghề thủ công phát triển: làm đồ gốm, xưởng thủ công xuất hiện, xuất hiện thợ giỏi, thợ khéo tayà hàng hoá tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng ố mở rộng lưu thông tiền tệ.
Như vậy, nền kinh tế của các Nhà nước vùng ĐTHải phát triển mau lẹ, cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là: Sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2.Thị quốc Địa Trung Hải
- Nguyên nhân ra đời của thị quốc: tình trạng đất đai phân tán nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở một nơi; cư dân sống chủ yếu bằng nghề thủ công và thương nghiệp à hình thành các thị quốc
- Tổ chức của thị quốc: Về đơn vị hành chính là một nước. Trong nước thành thị là chủ yếu, với một vùng đất đai trồng trọt ở xung quanh, có lâu đài, phố xá, sân vận động và bến cảng.
- Thị quốc cổ đại là đô thị buôn bán, làm nghề thủ công và sinh hoạt dân chủ. Lãnh thổ của thị quốc không rộng, dân số đông, đất trồng trọt ít nên nghề buôn phát triển.
- Thể chế dân chủ cổ đại biểu hiện: Quyền lực không nằm trong tay quí tộc mà nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500 Thể chế này phát triển cao nhất ở A- ten.
- Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hy-Lạp, Rô- ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
4. Sơ kết bài học:- GV củng cố chốt lại bài, so so sánh quốc gia cổ đại Phương Đông và Phương Tây.
Anh Sơn:29/8/2010
văn hoá cổ đại
phương đông và phương tây
ppct-5
I.Mục đích yêu cầu:
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Các thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại Phương Đông,Hy Lạp và Rô ma.
2. Về kỹ năng:
- Biết khai thác nội dung tranh ảnh, các thành tựu văn hóa mà con người Phương Đông, phương Tây đã đạt được.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS biết trân trọng các giá trị văn hóa mà các quốc gia phương Đông, phương Tây đạt được. Từ đó biết giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
II . Thiết bị, tài liệu dạy học
- Tranh ảnh về một số công trình nghệ thuật thế giới cổ đại
III . Tiến trình tổ chức dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Thiên nhiên và cuộc sống con người của các quốc gia cổ đại phương Tây được biểu hiện ntnào?
2. Thế nào là thị quốc? Thể chế dân chủ của các quốc gia cổ đại phương Tây được biểu hiện ntnào? so với các quốc gia cổ đại phương Đông?
2. Dẫn dắt vào bài mới:
3. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động1: Làm việc theo nhúm
- GV đặt cõu hỏi cho cỏc nhúm:
- Nhúm 1: Cỏch tớnh lịch của cư dõn phương Đụng? Tại sao hai ngành lịch và thiờn văn lại ra đời sớm nhất ở Phương Đụng?
- Nhúm 2: Vỡ sao chữ viết ra đời? Tỏc dụng của chữ viết?
- Nhúm 3: Nguyờn nhõn ra đời của toỏn học? Những thành tựu của toỏn học phương Đụng và tỏc dụng của nú?
- Nhúm 4: Hóy giới thiệu những cụng trỡnh kiến trỳc cổ đại phương Đụng? Những cụng trỡnh nào cũn tồn tại đến ngày nay?
- GV gọi đại diện cỏc nhúm lờn trỡnh bày và thành viờn của cỏc nhúm khỏc co1 thể bổ sung cho bạn, sau đú GV nhận xột và chốt ý
HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Những hiểu biết của cư dân ĐTH về lịch và chữ viết so với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại ĐTH? Tại sao nói: “Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp Rô- ma khoa học mới thực sự trở thành khoa học”?
+ Nhóm 3: Những thành tựu về văn học?
+ Nhóm 4: Tìm hiểu nghệ thuật của cư dân cổ đại ĐTH?
Gọi đại diện các nhóm trình bày
- GV lấy ví dụ phân tích
- GV hướng dẫn giá trị của các chữ số La Mã được biểu thị bằng chữ cái
? Việc phát minh ra chữ viếtcó ý nghĩa ntnào đối với con người?
- HS trả lời
- GV chốt lại và lấy dẫn chứng phân tích
Gọi nhóm 2 trình bày: Khoa học ra đời ntnào?
- GV nhận xét và chốt lại, HS ghi chép, GV lấy dẫn chứung phân tích
- Gọi nhóm 3 trình bày: các thành tựu văn học
- GV lấy 1 số tác phẩm để phân tích
- Gọi nhóm 4 trình bày
- GV cho HS xem H.10. H.11 SGK, tranh ảnh và gthích
? Hãy nhận xét về nghệ thuật của Hy Lạp- Rô-ma?
à là kiệt tác của muôn đời
1. Văn hoỏ cổ đại phương Đụng
a. Sự ra đời của lịch và thiờn văn học
- Thiờn văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nụng nghiệp
b. Chữ viết
- Nguyờn nhõn ra đời của chữ viết: do nhu cầu trao đổi, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hỡnh thành từ thiờn niờn kỷ IV TCN.
- Ban đầu là chữ tượng hỡnh, sau đú là tượng ý, tượng thanh.
- Tỏc dụng của chữ viết: đõy là phỏt minh quan trọng nhất, nhờ nú mà chỳng ta hiểu được phần nào lịch sử thế giới cổ đại.
c. Toỏn học
- Nguyờn nhõn ra đời: Do nhu cầu tớnh lại ruộng đất, nhu cầu xõy dựng, tớnh toỏn ... mà toỏn học ra đời.
- Thành tựu: Cỏc cụng thức sơ đẳng về hỡnh học, cỏc bài toỏn đơn giản về số học ... phỏt minh ra số 0 của cư dõn Ấn Độ.
- Tỏc dụng: Phục vụ cuộc sống lỳc bấy giờ và đề lại kinh nghiệm quý cho giai đoạn sau.
d. Kiến trỳc
- Do uy quyền của cỏc nhà vua mà hàng loạt cỏc cụng trỡnh kiến trỳc đó ra đời: Kim tự thỏp Ai Cập, vườn treo Babilon, Vạn Lý trường thành...
2.Văn hoá cổ đại Hy Lạp và Rô- ma.
a) Lịch và chữ viết
- Lịch : Người Hi Lạp có hiểu biết chính xác về Trấi Đất và hệ Mặt Trời. Họ tính được chu kỳ quay của Mặt Trời quanh Trái Đất là 360 ngày.
+ Người Rôma tính được một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A,B,C,.. lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay Hệ thống chữ cái La Mã I, II.
-ý nghĩa : Việc phát minh ra chữ viết đây là cống hiến lớn lao của cư dân ĐTH cho nền văn minh nhân loại.
b) Sự ra đời của khoa học
- Khoa học đến thời cổ đại Hy Lạp và Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì độ chính xác của khoa học đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề và nó thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó như Toán học có: Ta lét, Pi ta go, ơcơ lít
c) Văn học:
+ Hi lạp: sau anh hùng ca Iliát và Ôđixê đã xuất hiện nhiều nhà văn có tên tuổi, chủ yếu là các nhà biên kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu như Sô phốc, Ê-sin,..
-Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
+ Rô ma: Tự nhận là học trò và người kế thừa của văn học- nghệ thuật Hi Lạp. Xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lucrexơ, Viếc gin
d) Nghệ thuật:
- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao: tượng nữ thần Atêna, lực sĩ ném đĩa, thần vệ nữ Milô
Sơ kết bài học.
- Củng cố:
+ GV kiểm tra hoạt động nhận thức của học sinh:
+ Nhắc lại đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị, xã hội và những thành tựu văn hoá tiêu biểu của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải.
Dặn dò:
Học bài cũ, làm bài tập và lập bảng so sánh hai mô hình xã hội cổ đại (về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị , xã hội).
Anh Sơn:2/9/2010
Chương III
trung quốc thời phong kiến
Bài 5
trung quốc thời phong kiến
ppct-6
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Giúp HS hiểu:
- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và các quan hệ trong xã hội.
- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần- Hán cho đến thời Minh- Thanh. Chính sách xâm lược chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa.
- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: Nông nghiệp là chủ yếu, hưng thịnh theo chu kỳ, mầm mống kinh tế TBCN đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt.
- Văn hoá Trung Quốc phát triển rực rỡ.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích và rút ra kết luận.
- Biết sơ đồ hoặc tự vẽ được lược đồ để hiểu được bài giảng.
- Nắm vững các khái niệm cơ bản.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS thấy được tính chất phi nghĩa của các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
- Quý trọng các di sản văn hoá, hiểu được các ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đối với Việt Nam.
II . Thiết bị, tài liệu dạy học
- Bản đồ Trung Quốc qua các thời kỳ.
- Sưu tầm tranh ảnh như : Vạn lý Trường thành, Cố cung, đồ gốm sứ của Trung Quốc thời phong kiến. Các bài thơ Đường hay, các tiểu thuyết thời Minh- Thanh.
- Vẽ các sơ đồ về sự hình thành xã hội phong kiến Trung Quốc, sơ đồ về bộ máy nhà nước thời Minh- Thanh,
III . Tiến trình tổ chức dạy học
Bài này dạy trong 2 tiết; Tiết 1: giảng mục 1 và mục 2; Tiết 2: giảng mục 3 và mục 4
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dẫn dắt:
3. Tiến trình tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
? Các quốc gia cổ đại PĐông ra đời ở đâu?
? Nhà Tần thống trị ở TQuốc ntnào?
GV cho HS xem chân dung Tần Thuỷ Hoàng và gthiệu
? Bộ máy chính quyền thời Tần được thiết lập ntnào?
- GV cho HS xem sơ đồ và ptích
- Cho HS xem H.12 SGK và gthích
? Nhà Tần tồn tại bao lâu?
? Nhà Hán được thiết lập và thống trị ở Trung Quốc ntnào?
- HS hoạt động nhóm:
+ Nhóm 1: Nhà Đường được thành lập như thế nào?
+ Nhóm 2: Kinh tế thời Đường so với các triều đại trước phát triển ntnào?
+ Nhóm 3: Bộ máy nhà nước thời Đường có gì khác so với các triều đại trước?
+ Nhóm 4: Vì sao cuối triều đại nhà Đường lại nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân ?
- HS đọc SGK thảo luận
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
- GV gthích chế độ quân điền
- GV gthích chức tiết độ sứ: đứng đầu 1 đạo, dưới các bộ, trên quận. Nửa cuối thế kỉ IX nhà Đường đặt chức này ở Việt Nam. Người đầu tiên của xứ An Nam là Chu Toàn Dục.
1. Trung Quốc thời Tần - Hán
a) Thời nhà Tần (221 – 206 TCN)
- Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc.
- Trong XH các giai cấp mới được hình thành
+ Quý tộc, địa chủ
+ Nông dân tự canh, nông dân lĩnh canh
- Tần Thuỷ Hoàng là vua đầu tiên xây dựng bộ máy chính quyền, tự xưng là Hoàng đế.
- Bộ máy chính quyền thời Tần:
Hoàng đế
Thái uý
Thừa tướng
Các quan võ
Các quan văn
Các chức quan khác
Các chức quan khác
Quan coi giữ tài chính, lương thực
Huyện lệnh
(huyện)
Thái
thú
(quận)
- Nhà Tần tồn tại được 15 năm.
b) Thời nhà Hán (206 TCN - 220)
- Năm 206 TCN, Lưu Bang- một địa chủ phong kiến lên ngôi lập ra nhà Hán.
- Các Hoàng đế Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị. Tuyển dụng quan lại bằng hình thức tiến cử.
- Thời Tần, Hán tiếp tục bành trướng xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.
2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường
- Lý Uyên lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Đường (618 - 907).
* Về Kinh tế: So với các triều đại trước, kinh tế phát triển tương đối toàn diện.
+ Nông nghiệp:
Thực hiện giảm sưu thuế, bớt sưu dịch, thực hiện chế độ quân điền; áp dụng kĩ thuật canh tác vào sản xuất.
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ c
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_1_35_dau_phi_tung.doc