Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 45, Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari

 10c:

 I. Mục tiêu bài học.

- Điều kiện ra đời, hoạt động và đóng góp của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân, những đóng góp tích cực của C. Mác và Ph. ăng ghen. Sự thành lập Công xã Pa ri , những thành tựu to lớn của Công xã. ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã.

 - Giáo dục cho h/s tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của giai cấp vô sản.

 - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

 II. Thiết bị, đồ dùng.

 - Sơ đồ bộ máy Công xã Pa ri.

 - Tài liệu đọc thêm về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa ri.

III. Tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ.

 1.Vai trò của Mác và ăng ghen trong việc thành lập Đồng minh những ngời cộng sản ?

 2. Nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 45, Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 45. Bài 38. quốc tế thứ nhất và công xã pari Ngày soạn: 5/3/2011 Ngày dạy: 10a : sĩ số : 10b : 10c : I. Mục tiêu bài học. - Điều kiện ra đời, hoạt động và đóng góp của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân, những đóng góp tích cực của C. Mác và Ph. ăng ghen. Sự thành lập Công xã Pa ri , những thành tựu to lớn của Công xã. ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã. - Giáo dục cho h/s tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của giai cấp vô sản. - Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. II. Thiết bị, đồ dùng. - Sơ đồ bộ máy Công xã Pa ri. - Tài liệu đọc thêm về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa ri. III. tổ chức dạy học. 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ. 1.Vai trò của Mác và ăng ghen trong việc thành lập Đồng minh những ngời cộng sản ? 2. Nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ? 3. Bài mới. Hoạt động của thầy trò. Nội dung cần đạt. ? Hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ nhất ? GV gợi ý: Tình hình giai cấp công nhân do tác động của cách mạng công nghiệp ? GV: về phong trào đấu tranh: - 23/6/1848: CN và ND Lao động Pari khởi nghĩa nhưng bị đàn áp đẫm máu à Mác: “đây là trận đánh lớn đầu tiên giữa hai g/c phân chia XH hiện nay” ? Hạn chế của phong trào? GV: 1858: phong trào đấu tranh đòi ngày làm việc 9h ở Anh à thành lập “Hội đồng các công đoàn Luân Đôn” nhng hoạt động của nó không vượt khỏi chủ nghĩa nghiệp đoàn. - 1863: ở Đức: CN đấu tranh thành lập “Liên minh CN toàn Đức” nhưng chịu ảnh hưởng của CN Latxan (CNXH tiểu tư sản) ? Yêu cầu đặt ra ? ? Quốc tế thứ nhất được thành lập ntn? GV hướng dẫn HS quan sát bức tranh hình 75 sgk tr192 và đọc đoạn tường thuật..(1) ? vai trò của Mác trong việc thành lập QTT1: - Là người t/c. lãnh đạo. - Được giao viết những văn kiện có t/chất cương lĩnh quốc tế – nêu rõ MĐ, nguyên tắc. ? Hoạt động chủ yếu của Quốc tế thứ nhất ? ( qua các kì đại hội) GV: Cuộc đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng phi vô sản: (SGV – tr196) GV: ảnh hưởng: - Công nhân các nước tham gia ngày càng nhiều vào phong trào đấu tranh chính trị. - Các tổ chức quần chúng của CN được thành lập ở nhiều nơi. ? Hoạt động thực tiễn của Quốc tế thứ nhất? GV yêu cầu HS theo dõi phần chữ in nhỏ SGK Tr 193. ? Đánh giá vai trò yếu của Quốc tế thứ nhất ? Vì sao cả pháp lẫn Phổ đều muốn chiến tranh ? - Phía Pháp: + chiếm đất đai phía Tây nước Đức. + Ngăn cản 1 nước Đức thống nhất. + Hi vọng với chiến thắng quân sự, sẽ xoa dịu mâu thuẫn trong nước và làm thất bại phong trào CN. - Phía Phổ: + Gạt bỏ mọi trở ngại trong việc hoàn thành thống nhất đất nước. + Củng cố quyền lực. + Đàn áp phong trào CN. ? Kết quả chiến tranh về phía Pháp ? Sử dụng lược đồ Công xã Pa ri. ? Tại sao lại nói là : Chính phủ Vệ quốc, chính sách phản quốc ? (khi quân Phổ tiến về Pa-ri và bao vây thành phố, CPVQuốc trở thành CP phản quốc: đầu hàng và xin đình chiến, mở của cho quân Phổ tiến vào nước Pháp. GV sử dụng lược đồ trình bày diễn biến. HS theo dõi phần chữ in nhỏ SGK tr 194 - 195. ? Kết quả ? Tính chất của cuộc cách mạng 18 - 3 - 1871 ? ? Công xã Pa-ri được thành lập ntn? - Đại biểu trúng cử hầu hết là CN và trí thức tiến bộ, đại diện cho NDLĐ. ? Để xác định tính chất của Công xã Pa ri, phải căn cứ vào những mặt nào ? ? Cơ cấu tổ chức của Công xã Pa ri có những điểm khác biệt gì các nhà nước cũ ? ? Trong các chính sách kinh tế xã hội, chính sách nào có ý nghĩa quan trọng nhất ? ? Tính chất của công xã Pa-ri? ? Vì sao Công xã thất bại ? (ĐKiện bất lợi) G / v phân tích. - Khách quan: CNTB đang trên đà ptriển và LL đấu tranh của g/c CN trên TG chưa trở thành LL thống nhất. - Chủ quan: Nước Pháp chưa có chính đảng của g/c CN, Cn ko được chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt. ? Từ nguyên nhân thất bại, rút ra bài học kinh nghiệm ? I. Quốc tế thứ nhất. 1. Hoàn cảnh ra đời. a. Tình hình giai cấp công nhân. - Giữa TK XIX, đội ngũ Công nhân đông, sống tập trung, đời sống... - Cuộc đấu tranh của công nhân: diễn ra liên tục. à hạn chế : + phân tán về tổ chức. + thiếu thống nhất vè tư tưởng. à yêu cầu: phải có 1 t/c CM quốc tế để đoàn kết và lãnh đạo phong trào CN. b. Sự thành lập. - Thời gian: 28/9/1864 - Địa điểm: LuânĐôn - Tên gọi: Hội liên hiệp lao động quốc tế. 2. Hoạt động của Quốc tế thứ nhất ( 9- 1864 - 7 -1876 ) . a. Hoạt động: qua 5 kì đại hội. - ĐH lần 1: họp ở Giơnevơ từ ngày 3 đến 8/9/1866. - ĐH lần 2: họp ở Thuỵ Sĩ (từ 2 đến 8/9/1866). - ĐH lần 3: họp ở Thuỵ Điển (từ 6 đến 13/9/1866) - ĐH lần 4: họp ở Balơ (từ 6 đến 11/9/1869). - ĐH lần 5: không được tiến hành. - Mục đích: + Truyền bá học thuyết Mác, chống tư tưởng lệch lạc trong nội bộ. + Thông qua những nghị quyết có ý nghĩa chính trị và kinh tế quan trọng. b. Hoạt động thực tiễn. - giúp đỡ phong trào CN: + 1867: quyên góp giúp đỡ CN đúc đồng Pa-ri đấu tranh thắng lợi. + 1868 – 1869: Kêu gọi CN các nước giúp đỡ CN mỏ Bỉ vượt qua khó khăn. + 1871: kêu gọi ủng hộ cuộc đấu tranh của những người lao động Pa-ri. -> thành lập công xã. c. Đánh giá. - Truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân. - Đoàn kết, thống nhất LL Vô sản quốc tế dưới ngọn cờ của CN Mác. II. Công xã Pa ri. 1. Cuộc cách mạng 18 - 3- 1871 và sự thành lập Công xã. a. Chiến tranh Pháp - Phổ. * Nguyên nhân: - Cả Pháp lẫn Phổ đều muốn chiến tranh. * 19-7-1870: Chiến tranh bùng nổ. -> Quân Pháp đại bại. KN 4/9/1870, Đế chế II bị lật đổ, thành lập nền Cộng hoà thứ ba. b. Chính phủ Vệ quốc - chính sách phản quốc. - Chính Phủ lâm thời TS được thành lập (Chính Phủ Vệ quốc). -> “chính phủ phản quốc” c. Cuộc cách mạng 18 - 3- 1871. - 18/3/1871: bùng nổ. - Kết quả: lật đổ chính quyền TS, thành lập chính quyền vô sản. - Tính chất ? 2. Công xã Pa ri - Nhà nớc kiểu mới. a. Sự thành lập. - 26/3-1871: chính phủ cách mạng được bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. b. Tính chất nhà nước. - Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. ( sơ đồ) - Chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ. + Công nhân được làm chủ những XN mà bọn chủ bỏ trốn. + Công xã kiểm soát chế độ tiền lương. + Giáo dục bắt buộc, + Cải thiện ĐK làm việc. * Tính chất: Là 1 nhà nước kiểu mới nhà vô sản, do dân, vì dân. c. Nội chiến ở Pháp - Công xã thất bại. - 2 – 4 – 1871: nội chiến bùng nổ. - Từ 21-5 đến 28-5-1871: “Tuần lễ đẫm máu” - 28-5-1871: Công xã thất bại. d. Bài học kinh nghiệm: - Đập tan bộ máy nhà nước cũ, thành lập chính quyền của giai cấp vô sản. - Phải có chính đảng vô sản lãnh đạo. - Phải liên minh công nông, - Kiên quyết trấn áp kẻ thù. e. ý nghĩa lịch sử. - Là cuộc CM đầu tiên của g/c VS. - Sáng tạo hình thức NN kiểu mới. 4. Củng cố bài: Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sgk. 5.Giao nhiệm vụ về nhà. Câu hỏi soạn bài tiết sau: 1. Phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX phát triển cao hơn phong trào công nhân thời kì trước ở những điểm nào ? 2. Hoạt động của Quốc tế thứ hai có gì giống hoạt động của Quốc tế thứ nhất ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_45_bai_38_quoc_te_thu_nhat_va_co.doc
Giáo án liên quan