Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 8, Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ

I. Mục tiêu bài học:

- HS nắm nội dung của 3 thời kì lịch sử: AĐ trong các thế kỉ VII-XII; thời kì

vương triều Hồi giáo Đêli; thời kì vương triều AĐ Môgôn. Những biến đổi trong lịch sử, văn hoá AĐ

- Giáo dục cho các em biết được sự phát triển đa dạng của văn hoá AĐ, qua đó giáo dục các em biết trân trọng những tinh hoa văn hoá của nhân loại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp, nhận định, đánh giá, so sánh các SKLS của AĐ qua các thời kì; kĩ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử.

II. Thiết bị, tài liệu:

- Tranh ảnh về đất nước và con người AĐ thời PK

- Lược đồ AĐ

- Các tài liệu có liên quan đến AĐ thời PK.

III. Tiến trình dạy- học

1. Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh

2. Kiểm tra : Điểm nổi bật trong văn hoá Ấn Độ thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể?

 Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma- ga đa?

3. Bài mới: AĐ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hoá truyền thống lâu đời, là quê hương của 2 tôn giáo lớn. Lịch sử phát triển của AĐ có những bước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 8, Bài 7: Sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiết 8: Bài 7: sự phát triển lịch sử và nền văn hoá đa dạng của ấn độ Ngày soạn: 15/9/2010 Ngày dạy: 10a: sĩ số 10b: 10c : 10d : I. Mục tiêu bài học: - HS nắm nội dung của 3 thời kì lịch sử: AĐ trong các thế kỉ VII-XII; thời kì vương triều Hồi giáo Đêli; thời kì vương triều AĐ Môgôn. Những biến đổi trong lịch sử, văn hoá AĐ - giáo dục cho các em biết được sự phát triển đa dạng của văn hoá AĐ, qua đó giáo dục các em biết trân trọng những tinh hoa văn hoá của nhân loại. - rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp, nhận định, đánh giá, so sánh các SKLS của AĐ qua các thời kì; kĩ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ lịch sử. II. Thiết bị, tài liệu: - Tranh ảnh về đất nước và con người AĐ thời PK - Lược đồ AĐ - Các tài liệu có liên quan đến AĐ thời PK. III. tiến trình dạy- học 1. ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số học sinh 2. Kiểm tra : điểm nổi bật trong văn hoá ấn Độ thời Gúp-ta? Nội dung cụ thể? quá trình hình thành và phát triển của nhà nước Ma- ga đa? 3. Bài mới: AĐ là quốc gia lớn trên thế giới có lịch sử văn hoá truyền thống lâu đời, là quê hương của 2 tôn giáo lớn. Lịch sử phát triển của AĐ có những bước thăng trầm với nhiều thời kì lịch sử và các vương triều khác nhau. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt GV: Sau khi vua Hác-sa chết AĐ rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán các lãnh chúa PK thường xuyên xung đột, tranh chấp lẫn nhau làm hình thành nhiều nước nhỏ độc lập. Hỏi: Hãy cho biết tình hình AĐ sau thời kì Gúp-ta và Hác-sa? Hs: Đến thế kỉ VII, AĐ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân là do chính quyền trung ương suy yếu, mặt khác trải qua 6-7 thế kỉ trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng của mình, đất nước lại chia thành 2 miền, Bắc và Nam, mỗi miền lại chia thành ba vùng, ba nước riêng, thành sáu nước, trong đó nước Pa- la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Nam là có vai trò nổi trội hơn. Hỏi: Việc đất nước bị phân chia nh vậy thì văn hoá phát triển ntn? Đất nước bị chia rẽ thành nhiều nước thì mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của mình trên cơ sở văn hoá truyền thống AĐ, chữ viết, văn học nghệ thuật Hin-đu. Do vậy, sự phân liệt không phải là sự suy yếu, khủng hoảng mà lại phản ánh sự phát triển tự cường của các vùng, các địa phương. Hỏi: Theo em nước Palava có vai trò ntn đối với sự phát triển KT-VH của AĐ? Tại sao nước Palava đóng vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hoá AĐ? Hs: -vai trò: mở rộng quan hệ buôn bán với ĐNA bằng đường biển; thông qua buôn bán phổ biến văn hoá đến ĐNA. - Palava thuận lợi về bến cảng và đường biển. Hỏi: em có nhận xét gì về sự phát triển của văn hoá AĐ thời kì này? Hỏi: HCRĐ của vương triều Hồi giáo Đêli? Hỏi: Qúa trình người Thổ đánh chiếm AĐ thiết lập vương triều Đêli diễn ra ntn? Năm 1055, người Thổ đánh chiếm Bat-đa lập nên vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến I- ran và trung á, lập nên một quốc gia Hồi giáo nữa ở vùng giáp Tây Bắc AĐ. Người Hồi giáo gốc Trung á tiến hành chinh chiến vào đất AĐ, lập nên vương quốc Hồi giáo ÂĐ gọi tên là Đêli (đóng đô ở Đê li bắc AĐ) tồn tại hơn 300 năm (1206- 1526). GV: nêu chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đêli GV: nêu chính sách về tôn giáo GV: nêu chính sách về văn hoá GV: tìm hiểu thành tựu về kiến trúc Hỏi: Vị trí của vương triều Đêli trong lịch sử AĐ? ( Gợi ý: có sự giao lưu hay triệt tiêu giữa hai nền văn hóa; quan hệ giao lưu về buôn bán, truyền bá văn hoá) + sự phát hiện nhau giữa 2 nền văn minh đặc sắc là AĐ Hin đu giáo và Hồi giáo A- ráp, bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông-Tây. + Trong quá trình buôn bán, các thương nhân ấn đã mang đạo Hồi truyền bá ở một số nơi, một số nước ở ĐNA. Hỏi: trình bày sự hình thành, phát triển của vương triều Mô-gôn? thế kỉ XV vương triều Hồi giáo Đêli suy yếu, 1398 thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công AĐ, đến năm1526 mới chiếm được Đêli, lập ra vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ). Gv yêu cầu HS đọc nhanh các chính sách tích cực của vua A-cơ- ba trong SGK. GV giới thiệu hình 18: cổng lăng A-cơ-ba ở Xi-can-đra: là một công trình kết hợp một cách hài hoà giữa kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Hồi giáo, với những cửa vòm có tháp nhọn, sân rộng và hoàn toàn không có hình tượng con người mang đậm phong cách kiến trúc Hồi giáo kết hợp với những tháp nhọn nhiều tầng tượng trưng cho đỉnh núi thiêng liêng nơi ngự trị của thần linh được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu lại là đặc trưng của kiến trúc Hin-đu- tạo nên một công trình uy nghiêm mang đậm màu sắc tôn giáo nhưng lại rất lộng lẫy, gần gũi. Thể hiện sự sáng tạo của con người. Hỏi: những chính sách của A-cơ-ba tác động ntn đối với sự phát triển của AĐ? Hs: XH ổn định, KT phát triển, VH có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. Gv: hầu hết các vua còn lại của vương triều đều ding quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước, một số còn ding những biện pháp đàn áp quyết liệt, hình phạt khắc nghiệt Gv giới thiệu hình 19 “lăng Ta-giơ-Ma-han”: (cung điện bằng đá trắng). Được coi là “ viên ngọc trân châu của những đền đài AĐ” ra đời gắn lion với cuộc đời tình ái và chính trị của nhà vua Sagiahan, Hỏi: Trình bày chính sách của vương triều Mô- gôn giai đoạn cuối? Hậu quả của những chính sách thống trị hà khắc đó? Hs: đọc SGK và trả lời 1. Sự phát triển của lịch sử và văn hoá truyền thống trên toàn lãnh thổ AĐ. - Đến thế kỉ VII, AĐ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nổi lên vai trò của nước Pa- la ở vùng Đông Bắc và - nước Pa-la-va ở miền Nam. - Về văn hoá: mỗi nước lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hoá riêng của mình trên cơ sở văn hoá truyền thống AĐ, chữ viết, văn học nghệ thuật Hin-đu. - VH AĐ TK VII-XII phát triển sâu rộng trên toàn lãnh thổ và có ảnh hưởng ra bên ngoài. 2. Vương triều Hồi giáo Đêli. - Hoàn cảnh ra đời:Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ - Qúa trình hình thành: 1206 ngời Hồi giáo chiếm vào đất AĐ, lập nên vương quốc Hồi giáo AĐ gọi tên là Đêli - Chính sách thống trị: tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại, thi hành nhiều chính sách mềm mỏng - Về tôn giáo: truyền bá, áp đặt Hồi giáoà xuất hiện sự phân biệt tôn giáo. - Về văn hoá: văn hoá Hồi giáo du nhập vào AĐàVH AĐ phong phú hơn - Về kiến trúc: xây dựng một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đêli trở thành một trong những thành phố lớn nhất thế giới. - Vị trí của vương triều Đêli: + Bớc đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông-Tây. + Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực ĐNA. 3. Vương triều Mô-gôn - Năm 1398 thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng theo dòng dõi Mông Cổ tấn công AĐ, đến năm1526 lập ra vương triều Mô-gôn. - Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng AĐ hoá và xây dựng đất nước, đưa AĐ đạt bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556-1605). - Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc AĐ rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu. - AĐ đứng trước thách thức xâm lược của TD phương Tây (BĐN và Anh). 4. Củng cố: a. Sự phát triển lịch sử và văn hoá AĐ (VII-XVIII) trải qua mấy giai đoạn, nội dung cơ bản của từng giai đoạn? + Giai đoạn AĐ bị phân tán (VII-XII) Sự lan toả văn hoá truyền thống ra toàn lãnh thổ + Giai đoạn vương triều Hồi giáo Đêli: du nhập đạo Hồi + Giai đoạn vương triều Môgôn: phát triển b. Nêu những thành tựu rực rỡ của VH AĐ thời kì phong kiến và ảnh hưởng của nó ra bên ngoài. 5. Hướng dẫn về nhà: a. Lập biểu thời gian cho các giai đoạn LS AĐ, nêu sự kiện chính. b. So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 vương triều Hồi giáo Đêli và AĐ Môgôn? ôn tập kiểm tra 1 tiết. Tương truyền, Sagiahan say mê hoàng hậu xinh đẹp Muntát người Bat. Hoàng hậu sinh đứa con thứ 14 thì bị bệnh chết(39 tuổi). Nhà vua thương nhớ vợ đã dùng quyền lực của mình và huy động mọi tiềm năng kiến trúc nghệ thuật thế kỉ XVII xây dựng cho người vợ quá cố một lăng mộ ở A-gra. Để xây dựng lăng mộ đã phải huy động 24000 lao động làm trong 20 năm (1632-1652) tiêu tốn số tiền khổng lồ 40 triệu rupi. Toàn bộ khu lăng được xây dựng trên một nền đất hình chữ nhật có chiều dài 580m, rộng 304m. Cảnh quan xinh đẹp hài hoà: vườn cây phủ thảm cỏ, hồ nước và bể phun phía trước, sân rộng, có lối đi dẫn vào lăng. Lăng là một toà lâu đài hình bát giác xây bằng đá cẩm thạch và sa thạch đỏ, cao 75m; nóc vòm tròn “củ hành” quây quanh 4 hướng của vòm nóc tô điểm bằng 4 vòm tròn nhỏ. ở 4 góc có 4 ngọn tháp cao vút lên 40m nh 4 cây bút chọc trời. Đi qua vòm của chính, sâu vào một gian phòng hình bát giác là nơi đặt 2 quan tài bằng đá. ở đây có một tấm bia khắc một đoạn kinh Côran: “Người nào có trái tim trong sạch thì hãy vào thiên đường của trần gian”.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_8_bai_7_su_phat_trien_lich_su_va.doc