Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 29, Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh của nhân dân

I- Mục tiêu bài học.

Nhằm giúp HS nắm được.

- Đầu thế kỉ XIX tình hình chính trị, xã hội VN dần dần ổn định trở lại, mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt. Nhà Nguyễn đã có 1 số cố gắng giải quyết khó khăn của nhân dân

nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, quan lại sa đoạ, mất mùa, đói kém thường xảy ra. Các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục diễn ra, lôi cuốn cả 1 bộ phận binh lính.

- Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm tới đời sống cộng đồng.

- Kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá.

II- Thiết bị :

- Bản đồ VN, 1 số ca dao, tục ngữ về cuộc sống của nhân dân ta thời Nguyễn.

III- Tiến trình dạy học.

1. GV kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra bài cũ.

 - Nét nổi bật về bộ máy nhà nước phong kiến dưới triều Nguyễn?

 - Thành tựu văn hoá, khoa học-kĩ thuật nước ta đầu thế kỉ XIX?

3. Bài giảng:

- Thế kỉ XIX chế độ phong kiến VN khủng hoảng ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 29, Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc đấu tranh của nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 29: BÀI 26. TèNH HèNH XÃ HỘI Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ CUỘC ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN Ngày soạn:5/12/2010 Ngày dạy:10a. sĩ số 10b. 10c. 10d. I- Mục tiêu bài học. Nhằm giúp HS nắm được. - Đầu thế kỉ XIX tình hình chính trị, xã hội VN dần dần ổn định trở lại, mâu thuẫn xã hội vẫn gay gắt. Nhà Nguyễn đã có 1 số cố gắng giải quyết khó khăn của nhân dân nhưng sự phân chia giai cấp ngày càng cách biệt, quan lại sa đoạ, mất mùa, đói kém thường xảy ra. Các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tục diễn ra, lôi cuốn cả 1 bộ phận binh lính. - Bồi dưỡng kiến thức trách nhiệm với nhân dân, quan tâm tới đời sống cộng đồng. - Kĩ năng phân tích, tổng hợp, nhận xét đánh giá. II- Thiết bị : - Bản đồ VN, 1 số ca dao, tục ngữ về cuộc sống của nhân dân ta thời Nguyễn. III- Tiến trình dạy học. 1. GV kiểm tra sĩ số : 2. Kiểm tra bài cũ. - Nét nổi bật về bộ máy nhà nước phong kiến dưới triều Nguyễn? - Thành tựu văn hoá, khoa học-kĩ thuật nước ta đầu thế kỉ XIX? 3. Bài giảng: - Thế kỉ XIX chế độ phong kiến VN khủng hoảng ngày càng sâu sắc. Mâu thuẫn xã hội gay gắt, khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nét nổi bật về tình hình xã hội VN thế kỉ XIX? HS đọc SGK in nhỏ tr /130 VD: “ Con ơi mẹ bảo con này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”GV yêu cầu HS đọc đoạn in nhỏ sgk tr 130 VD: “Quan coi dân như kẻ thù, dân sợ quan như sợ cọp, ngày đục tháng khoét của dân cho đầy túi riêng” Gv yờu cầu HS đọc đoạn in nhỏ trang 130-131 ? Thực tế đời sống nhân dân ta? So với các triều đại trước? (GV gợi giúp HS nhớ lại thời Lê sơ : Đời vua Thái tổ... Thời kì này: khổ cực) GV: Đoạn trích bài vè (1) GV: thời Minh Mạng: 200 cuộc khởi nghĩa. GV giới thiệu các nhân vật tiêu biểu như Phan Bá Vành, Cao Bá Quát và nội dung cuộc khởi nghĩa (2) ? So với các triều đại trước, cuộc đấu tranh của nhân dân thời Nguyễn có gì khác? GV giới thiệu về phong trào đấu tranh của các dân tộc ít người: Do tác động của ptrào nông dân. - Do tình hình chung của XHVN: mâu thuẫn gay gắt. 1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân. a. Tình hình xã hội: - Phân chia thành 2 giai cấp + Thống trị: Vua quan, địa chủ, cường hào. + Bị trị: Các tầng lớp nhân dân( đa số là ND) - Tệ tham quan ô lại phổ biến. - ở nông thôn, địa chủ cường hào ức hiếp nhân dân. b. Đời sống nhân dân. - Sưu cao thuế nặng. - Chế độ lao dịch nặng nề( khoảng 60 ngày/năm) - Thiên tai mất mùa, đói kém thường xuyên . -> Đời sống nhân dân khổ cực hơn các triều đại trước, mâu thuẫn xã hội lên cao. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính. a. Các phong trào đấu tranh. - Đầu thế kỉ XIX có tới 400 cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra. - Tiêu biểu. + Khởi nghĩa Phan Bá Vành - 1821 ở Sơn Nam hạ. ( Nam Định, Thái Bình, Hải Dương..) -> 1827 bị đàn áp. + Khởi nghĩa Cao Bá Quát - 1854 ở ứng Hoà, Hà Tây -> Hà Nội, Hưng Yên đến 1855 bị đàn áp. + Năm 1833 cuộc nổi dậy của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo ở Phiên An (Gia Định) -> đến năm 1935 thì bị đàn áp. b. Đặc điểm. - Phong trào đấu tranh nổ ra ngay khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền - Nổ ra liên tục, số lượng lớn. - Có cuộc nổ ra quy mô lớn, thời gian kéo dài. 3. Đấu tranh của các dân tộc ít người. - Nửa đầu thế kỉ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền. + ở phía Bắc: có khởi nghĩa của người Tày Cao Bằng do Nông Văn Vân lãnh đạo ( 1833-1835), - khởi nghĩa của người Mường Hoà Bình và Tây Thanh Hoá (1832 -1838) + Tây Nam Kì: có khởi nghĩa của người Khơ-Me. - Khi Pháp chuẩn bị xâm lược các cuộc đấu tranh tạm lắng xuống. 4. Củng cố: Chính sách của nhà Nguyễn không đáp ứng được yêu cầu của lịch sử, làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. 5. Giao nhiệm vụ về nhà. * Chuẩn bị bài sau: Khái quát các thời kì xây dựng và phát triển đất nước từ TH I đến thế kỉ XIX.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_29_bai_26_tinh_hinh_xa_hoi_o_nua.doc
Giáo án liên quan