Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-18 - Nguyễn Thị Hiệp Ngọc

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được:

 1. Kiến thức: Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX.

 2 Tư tưởng: Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

 3. Kỹ năng: Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới.Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX.

III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11:

 2. Dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Nhật Bản

 

doc73 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-18 - Nguyễn Thị Hiệp Ngọc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo) Ngày soạn: 05/8/2008 Chương I CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA –TINH (TỪ ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) Bài 1 Tiết 1: NHẬT BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được: 1. Kiến thức: Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX. 2 Tư tưởng: Giúp HS nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 3. Kỹ năng: Giúp HS nắm vững khái niệm “ Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tư liệu rút ra nhận xét đánh giá. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: Lược đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới.Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11: 2. Dẫn dắt vào bài mới: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX hầu hết các nước châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu Á, Nhật Bản đã thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây, trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu bài 1: Nhật Bản 3. Tổ chức các hoạt động và học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp GV: Giới thiệu về vị trí Nhật Bản: một quần đảo ở Đông Bắc Á, trải dài theo hình cánh cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn. Honsu, Hokaiđo, Kyusu và Sikôku. Nhật Bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc Á và Nam Triều Tiên. Diện tích khoảng 374.000 km2. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản khủng hoảng suy yếu. 1. Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868  - Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) lâm vào khủng hoảng suy yếu. - GV giải thích chế độ Mạc phủ: Ở Nhật Bản, vua được tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay Tướng quân (Sôgun) đóng ở Phủ Chúa - Mạc phủ. Năm 1603, dòng họ Tôkưgaoa nắm chức vụ tướng quân, vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ. Tôkưgaoa lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu. - GV y/c HS theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu tk XIX đến trước 1868. GV nhận xét, kết luận: + Kinh tế: Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề (chiếm khoảng 50% hoa lợi), tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. Trong khi đó ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. Điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến suy yếu lỗi thời. a. Kinh tế: - Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa đói kém thường xuyên. - Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng. + Về xã hội: Tầng lớp tư sản thương nghiệp và tư sản công nghiệp ngày càng giàu có, song họ lại không có quyền lực về chính trị, thường bị giai cấp thống trị phong kiến kìm hãm. Giai cấp tư sản vẫn còn non yếu không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến. Nông dân và thị dân thì vẫn là đối tượng bị phong kiến bóc lột ® mâu thuẫn giữa nông dân tư sản, thị dân với chế độ phong kiến. b. Xã hội: nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu. + Về chính trị: Nhà vua được tôn vinh là Thiên Hoàng, có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (dòng họ Tô-kư-ga-oa) đóng ở phủ chúa - Mạc phủ. Như vậy là chính trị nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và thế lực Tướng quân. c.Chính trị: Nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân. H: Sự suy yếu của Nhật Bản nửa đầu thế kỉ XIX trong bối cảnh thế giới lúc đó dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gì? - GV dẫn dắt: Giữa lúc Nhật Bản suy yếu các nước tư bản Âu – Mĩ tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. - Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư bản Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập. - GV kết luận: Đi đầu trong quá trình xâm lược là Mĩ: năm 1853 đô đốc Pe-ri đã đưa hạm đội Mĩ và dùng vũ lực quân sự buộc Mạc phủ phải mở hai cửa biển Si-mô-da và Ha-kô-đa-tê cho Mĩ vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Mạc phủ ký những Hiệp ước Bất bình đẳng. Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Trong bối cảnh đó Trung Quốc - Việt Nam... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa, còn Nhật Bản họ đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách? + Đi đầu là Mĩ dùng vũ lực buộc Nhật Bản “mở cửa” sau đó Anh, Pháp, Nga, Đức cũng ép Nhật ký các Hiệp ước bất bình đẳng. + Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là: bảo thủ duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, hoặc là cải cách. - GV Giảng bài: Việc Mạc phủ ký với nước ngoài các Hiệp ước bất bình đẳng càng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Tháng 1/1868 chế độ Mạc Phủ sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nằm quyền và thực hiện cải cách trên nhiều lĩnh vực của xã hội nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng một đất nước phong kiến lạc hậu. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị - Tháng 01/1868 Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị (Meiji) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách. +Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền lợi tự do buôn bán, đi lại + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng, ban bố quyền tự do. + Về kinh tế: Thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thị trường, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của g/c p/k, tăng cường phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc Þ xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của p/k, xây dựng nền k/t theo hướng TBCN. + Về kinh tế: xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thực hiện cải cách theo hướng tư bản chủ nghĩa. + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh. việc đóng tầu chiến được chú trọng phát triển.Ngoài ra, còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn được và mời chuyên gia quân sự nước ngoài Þ mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương Tây. + Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược. + Về văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những HS giỏi đi du học phương Tây. + Giáo dục: chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật. Cử HS giỏi đi du học phương Tây. - GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào nội dung cải cách em hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị? - GV kết luận: Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng TBCN, song người thực hiện cải cách lại là một ông vua p/k. Vì vậy, cải cách mang tính chất của một cuộc c/mạng t/s, nó có ý nghĩa mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật. * Tính chất – ý nghĩa: - Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Cuối thế kỉ XIX, Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như thế nào? Có xuất hiện những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc không? GV kết luận: + Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật. quá trình công nghiệp hóa đã kéo theo sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện như Mit-xưi, Mit-su-bi-si có khả năng chi phối lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị ở NB. - Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, những công ty độc quyền (Mít-xưi, Mit-su-bi-si) ra đời, chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. + Dựa vào tiềm lực kinh tế mạnh, Nhật Bản đã thực hiện chính sách bành trướng hiếu chiến không thua kém, nước phương Tây nào. Năm 1874 Nhật xâm lược Đài Loan Năm 1894 – 1895, Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên, uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật Năm 1904-1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa-kha-lin, thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên. - Nhật đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: Năm 1874, xâm lược Đài Loan; năm 1894-1895, chiến tranh với Trung Quốc; năm 1904-1905, chiến tranh với Nga . Chính sách đối nội: Bóc lột nặng nề quần chúng lao động, nhất là g/c công nhân, dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. Chính sách đối nội: ( HS đọc SGK) - GV kết luận: Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc. Kết luận: NB đã trở thành nước đế quốc 4. Sơ kết bài học: - Củng cố: Nhật Bản là một nước phong kiến lạc hậu ở châu Á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển. Điều đó chứng tỏ cải cách Minh Trị là sáng suốt và phù hợp, chính sự tiến bộ sáng suốt của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc, đưa Nhật Bản sánh ngang với các nước phương Tây, trở thành đất nước có ảnh hưởng lớn đến Châu Á. - Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK, sưu tầm tư liệu về đất nước con người Ấn Độ. - Bài tập: 1. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng: Sự kiện Thời gian 1. Nhật Bản chiến tranh với Đài Loan (b) a. 1901 2. Nhật Bản chiến tranh với Trung Quốc (c) b. 1874 3. Nhật Bản chiến tranh với Nga (d) c. 1894-1895 4. Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập (a) d. 1904-1905 2. Đầu thế kỉ XIX, đứng đầu và nắm mọi quyền hành ở Nhật Bản là ai? A. Thiên Hoàng B. Thái tử C. Sô-gun D. Tể tướng 3. Tình trạng kinh tế ở các thành thị, hải cảng Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX như thế nào? A. Kinh tế hàng hóa phát triển B. Nhiều công trường thủ công xuất hiện C. Mầm mống kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng. D. Cả A, B, C 4. Giai cấp nào ở Nhật Bản mới được hình thành và trở nên giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị? A. Tư sản thương nghiệp B. Tư sản công thương C. Quý tộc D. Thợ thủ công 5. Nông dân Nhật Bản bị giai cấp, tầng lớp nào bóc lột? A. Phong kiến B. Tư sản thương nghiệp C. Tư sản công thương D. Phong kiến, các nhà buôn và bán cho vay lãi. Ngày soạn: 07/8/2008 Bài 2 Tiết 2: ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần nắm được: 1. Kiến thức:- Hiểu được nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở Ấn Độ. - Hiểu rõ vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt là Đảng Quốc đại trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh cũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi – pay. Nắm được khái niệm “châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ đế quốc chủ nghĩa. 2. Tư tưởng: Giúp HS thấy được sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc và tinh thần kiên cường đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. 3. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. - Kĩ năng phân tích , đánh giá về vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào g/p dân tộc II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Các nhân vật lịch sử cận đại Ấn Độ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Tại sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một nước đế quốc? Câu 2. Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc CN ? 2. Dẫn dắt vào bài mới:Năm 1498 nhà hàng hải Vasco da Game đã vượt mũi Hảo Vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào Ấn Độ. Các nước phương Tây đã xâm lược Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2. Ấn Độ để trả lời. 3. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân I. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX - Sau phát kiến địa lý tìm ra đường biển đến Ấn Độ của Vaxcô de Gama, thực dân phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Đi đầu là Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp, Áo... Đến đầu thế kỉ XVII, nhân lúc phong kiến Ấn Độ suy yếu các nước phương Tây ra sức tranh giành Ấn Độ. Hai nước mạnh hơn cả là Anh và Pháp ngay trên đất Ấn Độ (từ 1746-1763). Nhờ ưu thế về kinh tế và hạm đội mạnh ở vùng biển, Anh đã loại các đối thủ để độc chiếm Ấn Độ, đặt ách cai trị ở Ấn Độ vào giữa thế kỉ XVII. - Quá trình thực dân xâm lược Ấn Độ: + Đầu thế kỉ XVII, chế độ phong kiến Ấn Độ suy yếu ® các nước phương Tây (chủ yếu Anh – Pháp) đua nhau xâm lược. + Kết quả: Giữa thế kỉ XIX, Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị Ấn Độ. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân + Về kinh tế: T/d Anh khai thác Ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận. - Chính sách cai trị + Về kinh tế: Thực dân Anh thực hiện chính sách vơ vét tài nguyên cùng kiệt và bóc lột nhân công rẻ mạt ® nhằm biến Ấn Độ thành thị trường quan trọng của Anh + Về chính trị - xã hội: Ngày 1/1/1877, nữ hoàng Anh Vic-to-ri-a tuyên bố đồng thời là nữ hoàng Ấn Độ. Thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị bản xứ để làm tay sai. Thực chất là biến các quý tộc phong kiến người bản xứ thành tay sai cho thực dân Anh, biến triều đình phong kiến Ấn Độ thành bù nhìn và là chỗ dựa cho chúng. + Về chính trị - xã hội: Chính phủ Anh thiết lập chế độ cai trị trực tiếp Ấn Độ với những thủ đoạn chủ yếu là: chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu thù hằn dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp trong xã hội. Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân II. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) H: Tại sao binh lính Ấn Độ nằm trong quân đội thực dân Anh lại đứng lên khởi nghĩa chống thực dân Anh? - Binh lính Xi-pay bị sỹ quan Anh đối xử tàn tệ. Lương của sỹ quan Ấn chỉ bằng 1/3 sỹ quan Anh cùng cấp bậc, người Ấn không được giữ chức vụ cao trong quân đội. Lính Xi-pay phải sống trong các doanh trại tồi tàn, trái ngược với cảnh sống sung túc của binh lính Anh. Đặc biệt sau khi việc xâm lược Ấn Độ hoàn thành, lính Xi-pay càng bị coi rẻ; tín ngưỡng dân tộc của họ bị xúc phạm nghiêm trọng. Vì thế họ nổi dậy khởi nghĩa. - Nguyên nhân của khởi nghĩa là do binh lính Xi-pay bị thực dân Anh đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm ® binh lính bất mãn nổi dậy đấu tranh. GV nhấn mạnh: Duyên cớ trực tiếp là do binh lính Xi-pay bị bạc đãi, khinh rẻ, song nguyên nhân chính là do tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân - Diễn biến: + Rạng sáng ngày 10/5/1857 ở Mi-rút, khi thực dân Anh sắp áp giải 85 binh lính Xi-pay trái lênh, thì 3 trung đoàn Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa, vây bắt bọn chỉ huy Anh. + Ngày 10/5/1857 khởi nghĩa bùng nổ ở Mi-rút + Khởi nghĩa lan rộng khắp miền Bắc, miền Tây Ấn Độ kéo dài 2 năm. + Khởi nghĩa chủ duy trì được 2 năm thì thất bại. Thực dân Anh đã dốc toàn lực đàn áp khởi nghĩa rất dã man. Nhiều nghĩa quân bị trói vào nòng súng đại bác bắn cho tan xương nát thịt. + Lực lượng tham gia: binh lính và nông dân. + Kết quả: Khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. -GV có thể giúp HS tự tìm hiểu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa: đây là một cuộc nổi dậy tự phát, chưa có đường lối lãnh đạo, lại gặp phải sự đàn áp tàn bạo thuẫn nội bộ nghĩa quân, phương thức tác chiến chỉ là cố thủ, phòng ngự, chưa chủ động tấn công tiêu diệt quân địch... - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Tuy thất bại nhưng ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa vẫn rất to lớn. Em hãy rút ra ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa này? - Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức vươn tới độc lập của nhân dân Ấn Độ. - GV dẫn dắt sang phần mới: Cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ diễn ra dưới sự lãnh đạo của một tổ chức chính Đảng mới, Đảng Quốc đại. Hoạt động1: Cả lớp, cá nhân -GV thuyết trình: Sau khởi nghĩa Xi-pay, thực dân Anh tăng cường thống trị bóc lột Ấn Độ. Giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Sự trưởng thành của giai cấp này đặt ra yêu cầu đòi hỏi thành lập những tổ chức chính Đảng riêng, đầu tiên là Đảng Quốc đại. III. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908) - Sự thành lập Đảng Quốc đại + Năm 1885, giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại - GV bổ sung, kết luận: Tư sản ẤĐ ra đời và phát triển nhanh: vào khoảng năm 1880 đã có 56 xưởng dệt, 60 mỏ than, 80 kho xăng và nhiều xí nghiệp của tư bản. Một số đông nữa hoạt động về thương mại đồn điền và ngân hàng. Tầng lớp trí thức gồm các nhà luật học, y khoa, thầy giáo và viên chức cao cấp. Họ muốn tự do phát triển k/tế và tham gia c/quyền, nhưng bị t/d Anh kìm hãm bằng mọi cách.Cuối năm 1885, họ đã tập hợp lại thành lập Đảng Quốc đại, chính Đảng đầu tiên của g/c tư sản ẤĐ. Đánh dấu g/c tư sản ẤĐ đã bước vào vũ đài chính trị. - GV cung cấp thêm thông tin: Người trực tiếp vạch kế hoạch thành lập và là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng là Huân tước Đáp Phơrin (Quan chức cao cấp Anh, phó vương Ấn Độ) từ 1884 - 1888. Vì vậy khi mới thành lập Đảng không nêu vấn đề độc lập cho Ấn Độ dưới bất kỳ hình thức nào. Trong 20 năm đầu Đảng chủ trương đấu tranh hòa bình, ôn hòa để đòi thực dân tiến hành cải cách và phản đối phương pháp đấu tranh bằng bạo động. Giai cấp tư sản Ấn Độ yêu cầu thực dân Anh mở rộng các điều kiện cho họ tham gia các hội đồng tự trị, thực hiện một số cải cách về giáo dục, xã hội. Tuy nhiên thực dân Anh vẫn tìm cách hạn chế hoạt động của Đảng Quốc đại. + Trong 20 năm Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa. - GV hỏi: Chủ trương của Đảng quốc đại đem lại kết quả gì? GV gợi ý: Chủ trương của Đảng Quốc đại không được thực dân Anh đáp ứng. Mặt khác, đường lối đấu tranh của Đảng chưa thể thỏa mãn nguyện vọng chính đáng của nhân dân Ấn Độ. Cuộc đấu tranh của quần chúng đã ảnh hưởng đến nội bộ của Đảng khiến cho nội bộ bị phân hóa thành 2 phái “phái ôn hòa” và “phái cực đoan”. + Do thái độ thỏa hiệp của những người cầm đầu và chính sách 2 mặt của chính quyền Anh, nội bộ Đảng Quốc đại bị phân hóa thành 2 phái: phái ôn hòa và phái cực đoan (kiên quyết chống Anh do Ti-lắc đứng đầu). Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân - HS tìm hiểu về phong trào dân tộc ở Ấn Độ 1905-1908. Nhằm hạn chế phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, chính quyền Anh tăng cường chính sách chia để trị, ban hành đạo luật chia cắt Ben-gan - một vùng đất trù phú, giàu khoáng sản, có nền kinh tế rất phát triển - làm 2 tỉnh: Miền Đông theo đạo Hồi, miền Tây theo đạo Ấn. Điều đó, thổi bùng lên phong trào đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt là ở Bom-bay và Can-cút-ta. + Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan 1905. + Đỉnh cao của phong trào là cuộc tổng bãi công ở Bom-bay 1908. + Tháng 7/1908, thực dân Anh bắt Ti-lắc, kết án 6 năm tù ® công nhân Bom-bay đã tổng bãi công kéo dài 6 ngày để ủng hộ Ti- lắc à thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan. - GV bổ sung kết luận, kết hợp với trình bày diễn biến như trong SGK: Cuộc bãi công ở Bom-bay 1908 là cuộc đấu tranh vì Ti-lắc và cao hơn hết vì độc lập của Ấn Độ, trở thành đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ đầu thế kỉ XX. Ti-lắc bị đày đi Mianma và mất ở Bom-bay ngày 01/8/1920, nhưng hình ảnh của ông vẫn mãi trong lòng nhân dân Ấn Độ. J.Nêbru, Thủ tướng đầu tiên của nước cộng hòa Ấn Độ đã kính tặng Ti-lắc danh hiệu “Người cha của cách mạng Ấn Độ”. - Cao trào cách mạng 1905-1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ; mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân -GV hỏi : Em hãy so sánh phong trào cách mạng 1885-1908 với khởi nghĩa Xi-pay? (lực lượng tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả của phong trào) + Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, tư sản, trong đó có vai trò của công nhân. + Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh tinh thần độc lập của nhân dân Ấn Độ. 4. Sơ kết bài học - Củng cố: Cuối thế kỉ XIX đầu XX phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng rõ nét nhất là trong cao trào cách mạng 1905-1908, chứng tỏ sự trưởng thành của cách mạng Ấn Độ. Mặc dù thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau. - Dặn dò: HS học bài cũ, đọc trước bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu XX. - Bài tập: 1. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng. Sự kiện Thời gian 1. Nữ hoàng Anh tuyên bố là nữ hoàng Ấn Độ (b) a. Tháng 7/1905 2. Khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ (c) b. Tháng 01/1877 3. Đảng Quốc đại thành lập (d) c. Tháng 5/1857 4. Chính quyền Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Ben-gan (a) d. Cuối năm 1885 2. Từ giữa thế kỉ XIX giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ có vai trò như thế nào? A. Bước đầu phát triển B. Chưa hình thành C. Dần dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội D. Cấu kết làm tay sai cho Anh. 3. Tư sản Ấn Độ có mong muốn đòi hỏi gì? A. Tham gia bộ máy chính quyền Anh. B. Tự do buôn bán C. Lãnh đạo phong trào đấu tranh Ấn Độ D. Tự do buôn bán và tham gia bộ máy chính quyền. Ngày soạn: 10/8/2008 Bài 3 Tiết 3 - TRUNG QUỐC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS nắm được: 1. Kiến thức: Nguyên nhân tại sao Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. - Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó. Các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân” 2. Tư tưởng: Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi. 3. Kỹ năng: Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ Trung Quốc; lược đồ cách mạng Tân Hợi; lược đồ “phong trào Nghĩa Hòa đoàn” tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Sự thành lập và vai trò của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ Câu 2: So sánh cao trào đấu tranh 1905-1908 với khởi nghĩa Xi-pay, rút ra tính chất, ý nghĩa của cao trào. 2. Dẫn dắt vào bài mới: Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, châu Á có những biến đổi lớn, riêng Nhật Bản đã chuyển sang chủ nghĩa tư bản sau cải cách Minh Trị. Còn lại hầu hết các nước Châu Á khác đều bị biến thành thuộc địa hoặc phụ Trung Quốc - một nước lớn của Châu Á song cũng không thoát khỏi thân phận một thuộc địa./ để hiểu được Trung Quốc đã bị các đế quốc xâm lược như thế nào và cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài: Trung Quốc. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân I. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược - GV nêu câu hỏi: Bằng kiến thức đã học về một số nước châu Á liên hệ với Trung Quốc, em hãy nêu nguyên nhân Trung Quốc xâm lược? - Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược + Thế kỉ XVIII đầu XIX các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm lược thị trường thuộc địa, chúng hướng mục tiêu vào những nước phong kiến lạc hậu, khủng hoảng. + Thế kỉ XVIII - đầu XIX, các nước tư bản phương Tây tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới. + Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, lúc này triều đại Mãn Thanh đã trở nên bảo thủ, phản động khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu ® Trung Quốc đã trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc. + Trung Quốc là một thị trường lớn, béo bở, chế độ đang suy yếu ® trở thành đối tượng xâm lược của nhiều đế quốc. Hoạt động 2: Cả lớp,

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_18_nguyen_thi_hiep_ngoc.doc
Giáo án liên quan