Kế hoạch chuyên môn Lịch sử Lớp 11 cơ bản

Bài 9

CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917

VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

 - Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917.

 - Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

 - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

 2. Tư tưởng

 - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

 - Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.

 - Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.

 3. Kỹ năng

 - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga.

 - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

 

doc13 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch chuyên môn Lịch sử Lớp 11 cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.KẾ HOẠCH CHI TIẾT TUẦN TIẾT TÊN BÀI NỘI DUNG Dự kiến bổ sung Đồ dùng dạy học Ghi chú 12 12 Bài 9 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 - 1921) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được một cách có hệ thống những nét chính về tình hình nước Nga lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. - Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. - Thấy được nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. - Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ thế giới và nước Nga. - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. - Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu) - Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga. - Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin. 13 13 Bài 10 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Thấy rõ tác dụng của chính sách kinh tế mới. - Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 - 1941). 2. Tư tưởng - Giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. 3. Kỹ năng - Rèn luyện năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện. - Lược đồ Liên Xô năm 1940. - Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tư liệu, mẩu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô thời kỳ (1921 - 1941) 14 14 Bài 11 TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: : - Nắm được quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ II của các nước tư bản. + Hiểu được sự thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. + Nắm được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. + Thấy rõ nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới. + Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản. 2. Tư tưởng, tình cảm - Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản. - Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới. 3. Kỹ năng - Biết quan sát, khai thác bản đồ, tranh ảnh để phân tích và rút ra kết luận - Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. - Lược đồ sự biến đổi bản đồ chính trị châu Âu 1914 - 1923 - Một số tranh ảnh có liên quan - Tài liệu tham khảo 15 15 Bài 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: : - Nắm được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. + Hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm “Chủ nghĩa phát xít” - thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Tư tưởng - Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát xít. - Nhận thức được sự sai lầm của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích nhân loại. - Bồi dưỡng lòng yêu mến hòa bình và ý thức xây dựng một thế giới thế giới hòa bình, dân chủ thực sự. 3. Kỹ năng - Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận - Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề. - Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923 - Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài - Tài liệu tham khảo khác. 16 16 Bài 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: : - Nắm được sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. + Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới. 2. Tư tưởng - Giúp HS nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ. - Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức. 3. Kỹ năng - Rèn kỹ năng phân tích tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử. - Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ - Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK) 17 17 Bài 14 NHẬT BẢN GIỮA HAI CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: : - Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong mười năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội. + Hiểu được cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản trở thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. 2. Tư tưởng - Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của phát xít Nhật. - Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít và các biểu hiện của nó. 3. Kỹ năng - Rèn luyện khả năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử - Tăng cường khả năng so sánh, nối kết lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới. - Lược đồ Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939 - Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK) 18 18 Kiểm tra HKI 19 19 Bài 15 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 - 1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được nét chính của phong trào Ngũ Tứ và nét chính của phong trào cách mạng trong giai đoạn tiếp (thập niên 20 và 30 của thế kỉ XIX) - Thấy được nét chính của phong trào cách mạng Ấn Độ. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tết yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức giành độc lập. - Nhận thức sự mất mát, sự hy sinh, khó khăn và gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Từ đó hiểu được giá trị vĩnh hằng của chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích tư liệu. Từ đó hiểu được bản chất, ý nghĩa của sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, đối chiếu để hiểu được đặc điểm và bản chất của sự kiện. - Ảnh và tư liệu giới thiệu tiểu sử của Mao Trạch Đông, M.Ganđi. - Đoạn trích “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc” (tháng 7/1922). - Tư tưởng của M.Ganđi. 20 20 Bài 16 CÁC NƯỚC ĐÔNG NÁM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở khu vực này. - Thấy rõ nét chính của một số phong trào cách mạng ở các quốc gia ở Đông Nam Á lục địa (Lào, Campuchia, Miến Điện), Đông Nam Á hải đảo (Inđônêxia, Malaixia) và đặc biệt là cuộc cách mạng tư sản ở Thái Lan (1932). 2. Tư tưởng - Thấy được bản sắc tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. - Nhận thức được quy luật lịch sử “Có áp bức, có đấu tranh”, thấy tính chất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các dân tộc bị áp bức. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện - Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh. - Lược đồ Đông Nam Á. - Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á - Tiết 1 bao gồm: Phần I và II. Tiết 2 bao gồm: Phần III, IV và V. 21 21 Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau. - Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh. - Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. - Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay. 2. Tư tưởng - Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại. - Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. 3. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. - Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) - Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941) - Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945) - Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai - Các tranh ảnh có liên quan ... - Các tài liệu tham khảo có liên quan. 22 22 23 23 Bài 18 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nhận thức một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua chương I, chương II, chương III, chương IV. - Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại. - Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945. 2. Tư tưởng - Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học. - Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về chủ nghĩa tư bản, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới... 3. Kỹ năng - Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu. - Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng, có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. - Bảng niên biểu về những sự kiện chính cảu lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 - 1945) - Tài liệu tham khảo có liên quan. 24 24 Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN TRƯỚC 1873) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm. - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873. - Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873. 2 Tư tưởng - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. 3. Kỹ năng. - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử. - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện. - Lược đồ Mặt trận Gia Định. - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX. 25 25 Bài 20 CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 , NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được từ năm 1873 , Pháp mở rộng xâm lược cả nước, những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. - Thấy rõ diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì, Trung Kì, kết quả, ý nghĩa. 2 Tư tưởng - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp. - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 3. Kĩ năng - Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận xét , rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại. - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện. - Lược đồ trận Cầu Giấy lần 1 và lần 2. - Tư liệu về các cuộc kháng chiến ở Bắc Kì. - Tranh ảnh một số nhân vật lịch sử có liên quan đến tiết học. - Văn thơ yêu nước đương thời. 26 26 27 27 Bài 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM, TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương và các cuộc khởi nghĩa tự vệ (tự phát). - Nắm được diễn biến cơ bản của một số khởi nghĩa tiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế. 2 Tư tưởng - Giáo dục cho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi. 3. Kỹ năng. - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được bài. - Lược đồ phong trào Cần Vương. - Lược đồ các căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy 28 28 29 29 Lịch sử địa phương 30 30 Kiểm tra viết 31 31 Bài 22 XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự. - Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX - Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới. 2 Tư tưởng, tình cảm - Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta. - Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác. 3. Kỹ năng. - Bồi dưỡn kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử. - Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử. Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp. Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương. 32 32 Bài 23 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì. - Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX 2 Tư tưởng - Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh - Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo. 3. Kỹ năng. - Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử. - Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử. - Ảnh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. 33 33 Bài 24 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Hiểu được đặc điểm của bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ này. - Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh. - Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX 2. Tư tưởng: - Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta. 3. Kỹ năng. - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện. - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học. Tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử phản ảnh nền kinh tế - xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này. 34 34 Bài 25 SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 – 1918) 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta. - Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó. - Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX. 2 Tư tưởng, tình cảm: - Củng cố lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn thực dân và phong kiến tay sai. - Lòng kính trọng và biết ơn các anh hùng, chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược và giải phóng dân tộc. 3. Kỹ năng. - Củng cố kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá - Kỹ năng sử dụng các loại tranh, ảnh, lược đồ lịch sử . 35 35 Kiểm tra HKII

File đính kèm:

  • docke_hoach_chuyen_mon_lich_su_lop_11_co_ban.doc