Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-25 - Nguyễn Thị Huyền

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Giúp học sinh hiểu rõđược nguyên nhân ,nội dung cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhất phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Giúp học sinh thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2. Về tư tưởng

- Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thương gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

3. Về kỹ năng

- Giúp học sinh nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tự liệu rút ra nhận xét đánh giá.

II. Thiết bị và tài liệu dạy học.

- Chuẩn kiến thức kĩ năng.

- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỷ XX.

 

doc268 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 227 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-25 - Nguyễn Thị Huyền, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :05/08/2010 Ngày giảng :10/08/2010 Phần Một Lịch sử thế giới cận đại Chương I Các nước châu á, chÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA -TINH (Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) Bài 1 Nhật Bản Tiết1 Tuần 1 ( Từ 09/08/2010-14/08/2010) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Giúp học sinh hiểu rõđược nguyên nhân ,nội dung cải cách tiến bộ của Thiên Hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhất phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Giúp học sinh thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Về tư tưởng - Giúp học sinh nhận thức rõ vai trò ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thương gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. 3. Về kỹ năng - Giúp học sinh nắm vững khái niệm “Cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh tự liệu rút ra nhận xét đánh giá. II. Thiết bị và tài liệu dạy học. - Chuẩn kiến thức kĩ năng.. - Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỷ XX. III. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Giới thiệu khái quát về chương trình lịch sử lớp 11. - Chương trình thế giới cận đại phần tiếp theo. + Lịch sử thế giới cận đại phần tiếp theo. + Lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 – 1945. + Lịch sử Việt Nam (từ 1858-1918). 2. Dẫn dắt vào bài mới. - Giáo viên có thể phan vấn học sinh: Hãy cho biết tình hình chung nhất về các quốc gia châu á cuối thế kỷ XIX đầu XX ? - Học sinh nhớ lại những kiến thức lịch sử thế giới đã học để trả lời. - Giáo viên: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu hết các người châu á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các đế quốc phương Tây xâm lược, cuối cùng đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. Trong bối cảnh chung đó Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và phát triển nhanh chóng về kinh tế, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở Châu á. Vậy tại sao trong bối cảnh chung của châu á Nhật Bản đã thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một cường quốc đế quốc? Để hiểu được chúng ta cùng tìm hiểu bài 1 Nhật Bản cuốc thế kỷ XIX đầu XX. 3. Tố chức các hoạt động dạy và học trên lớp: Hoạt động của thày và trò Những kiến thức học sinh cần nắm vững Hoạt động1: Cả lớp GV: Sử dụng bản đồ thế giới, giới thiệu về vị trí Nhật Bản là một quần đảo ở Đông Bắc á, đất nước trải dài theo hình cách cung bao gồm các đảo lớn nhỏ trong đó có 4 đảo lớn: Hô Kai Đô, Kyusu và SiKôKu. Nhật bản nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam Thái Bình Dương, phía đông giáp Bắc á và Nam Triều Tiên diện tích khoảng 374.000km2. Cũng như các nước châu á khác vào nửa đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu. - Giáo viên: Dừng lại giải thích chế độ Mạc Phư: ở Nhật Bản chế độ phong kiến tồn tại lâu đời (hàng nghìn năm), mặc dù Nhà Vua được tôn là Thiên Hoàng Đế có vị trí tối cao song quyền hành thực tế nằm trong tay tướng quân (Sô gun) đang ở Phủ Chúa – Mạc phủ. Năm 1902 dòng họ Tô - Ku – Ga – Oa nắm chức vụ tướng quân. Vì thế thời kỳ này ở Nhật Bản gọi là chế độ Mạc phủ Tô - Ku – Ga Oa. Sau hơn 200 năm cầm quân chế độ Mạc phủ ô - Ku – Ga Oa lầm vào tình trạng khủng hoảng suy yếu. - Giáo viên: tiếp tục yêu cầu học sinh theo dõi SGK, tìm những biểu hiện suy yếu về kinh tế, chính trị, xã hội của Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1968. - Giáo viên: Nhận xét, kết luận – học sinh nghe ghi chép. + Kinh tế : Nền nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề, trung bình chiếm 50% hoa lợi, tình trạng mất mùa đói kém thường xuyên xẩy ra. Trong khi đó ở các thành thị, hải cảng kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều, mầm mống kinh tế tư bản phát triển nhanh chóng, điều đó chứng tỏ quan hệ sản xuất phong kiến suy yếu lỗi thời. + Về xã hội : nói đến xã hội là nói đến các giai cấp, tầng lớp trong xã hội và các mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp. ở Nhật Bản lúc này tầng lớp tư sản thương nghiệp và công nghiệp ngày càng giàu có. Song các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị, thường bị giai cấp thống trị phong kiến kìm hãm. Tuy nhiên giai cấp tư sản vẫn còn non yếu không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến. Còn nông dân và thị dân thì vần là đối tượng bị phong kiến bóc lột mâu thuẫn giữa nông dân tư sản, thị dân với chế độ phong kiến. + Về chính trị: Giữa thế kỷ XIX Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến Nhà Vua được tôn vinh là Thiên Hoàng, có vị trị tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tương quân (dòng họ ô - Ku – Ga Oa) đóng ở phủ chúa – Mạc phủ. Như vậy về chính trị nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên Hoàng và thế lực tướng quân. - Giáo viên đặt câu hỏi: rõ ràng nửa đầu thế kỷ XIX Nhật Bản suy yếu, sự suy yếu của Nhật Bản trong bối cảnh thế giới lúc đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trong gì? - Học sinh nhờ lại bối cảnh lịch sử thế giới ở đầu thế kỷ XIX chủ nghĩa tư bản phương Tây đang đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hướng mục tiêu vào những nước phong kiến suy yếu trong đó có Nhật Bản. - Giáo viên dẫn dắt: Giữa lúc Nhật Bản suy yếu các nước tư bản Âu – Mỹ tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản. - Học sinh nghe ghi. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK quá trình các nước tư sản xâm nhập vào Nhật Bản và hậu quả của nó. - Học sinh theo dõi SGK theo yêu cầu của Giáo viên. - Giáo viên kết luận: Đi đầu trong quá trình xâm lược là Mỹ, năm 1853 đô đốc Pe- ri đã đưa hạm đội của Mỹ cập bến Nhật Bản dùng vũ lực quân sự buộc Mạc phủ phải mở hai cửa biển Simôda và Hakôđatê cho Mỹ vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau bắt ép Mạc phủ ký những hiệp ước bất bình đẳng. Như vậy giống các nước Châu á khác giữa thế kỷ XIX Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Trong bối cảnh đó Trung Quốc – Việt Nam ... đã chọn con đường bảo thủ, đóng cửa còn Nhật Bản họ đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách. *Hoạt động :cả lớp, cá nhân - Giáo viên giảng giải: các tầng lớp nhân dân Nhật Bản vốn có mâu thuẫn với Mạc phủ vì vâỵ việc Mạc phủ ký với các nước ngoài các hiệp ước bình đẳng càng làm cho các tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phòng trào đấu tranh chống Sô - gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỷ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ. Thiên Hoàng trở lại nắm quyền. - Giáo viên tiếp tục thuyết trình về Thiên Hoàng Mây – gi – i và hướng dẫn học sinh quan xát bức ảnh Thiên Hoàng trong sách giáo khoa trang 4. Tháng 12-1866 Thiên Hoàng Kô - Mây qua đời, Mút – xu – hi – tô lúc đó mới 15 tuổi lên làm vua hiệu là Minh Trị (Mây-gi-i). Minh Trị là một ông vua duy tân, chủ trương nắm lại quyền lực và tiến hành cải cách. Từ đó phong trào “Đảo mạc”, càng phát triển dưới ngọn cờ của Thiên Hoàng. Ngày 3/1/1868 Thiên Hoàng Minh Trị thành lập chính phủ mới, chấm dứt thời kỳ thống trị của dòng họ Tô - Ku – Ga – Oa và thực hiện một cải cách. - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi sách giáo khoa những chính sách cải cách của Thiên Hoàng trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá giáo dục. Yêu cầu học sinh theo dõi để thấy được nội dung chính và mục tiêu của cuộc cải cách. - Học sinh theo dõi SGK theo hướng dẫn của giáo viên, sau đó phát biểu về nội dung cơ bản của cách kinh tế. - Giáo viên nhận xét, kết luận: + Về chính trị: Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu độ Mạc phủ lỗi thời lạc hậu, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân, ban bố quyền tự do buôn bán đi lại. + Về kinh tế: chính phủ đã thi hành các chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền riêng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc => Những cải cách này nhằm xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của phong kiến, xây dựng nền kinh tế th eo hướng tư bản chủ nghĩa. + Về quân sự: Quân đội được tổ chức và huần luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ quân sự thay thế cho ........... Công nghiệp đóng tầu chiến được chú trọng phát triển, ngoài ra còn tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quan sự nước ngoài.... => mục tiêu xây dựng lực lượng quân đội mạnh, trang bị hiện đại giống quân đội phương tây. Trong khi Trung Quốc và một số nước khác vẫn duy trì giáo dục, văn hoá, đối tượng được học hành rất hạn chế thì Nhật Bản ........ + Về văn hoá - giáo dục : đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học, kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây. - Học sinh nghe, ghi chép: - Giáo viên đặt câu hỏi: Căn cứ vào nội dung cải cách em hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cải cách? - Học sinh suy nghĩa, trao đổi với các bạn cùng bàn để trả lời câu hỏi. - Giáo viên có thể gợi ý: để xét tính chất của cải cách em có thể, căn cứ vào mục đích của cải cách, hướng cải cách, người thực hiện cải cách rồi rút ra kết luận. - Cuối cùng giáo viên kết luật: Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, những chính sách cải cách đi theo hướng tư bản chủ nghĩa (theo phương Tây) song người thực hiện cải cách lại là một ông vua, phơng kiến => vì vậy cải cách mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật. -GV đặt câu hỏi : hăy rút ra ư nghĩa, vai tṛ của cải cách Minh trị ? -Hs suy nghĩ, trao đổi -GV kết luận * Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân: - Giáo viên nêu câu hỏi: Em hãy nhắc lại, những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc? - Học sinh nhớ lại kiến thức đã học từ lớp 10 để trả lời. - Giáo viên nhận xét và nhắc lại những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc là: + Hình thành các tổ chức độc quyền + Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính. + Xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh + Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa. + Mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản càng trở lên sâu sắc. - Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh dựa trên cơ sở những đặc điểm chung của chủ nghĩa đế quốc rồi liên hệ với Nhật Bản ở cuốc thế kỷ XIX để thấy Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa như thế nào? ở Nhật có xuất hiện những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc không ? - Giáo viên hướng dẫn học sinh theo dõi SGK bằng những gợi ý? + Các công ty độc quyền ở Nhật xuất hiện như thế nào? có vai trò gì? + Nhật Bản có thực hiện chính sách bành trướng tranh giành thuộc địa không ? + Mâu thuẫn xã hội ở Nhật biểu hiện như thế nào? - Học sinh theo dõi SGK theo gợi ý của giáo viên - GV nhận xét, kết luận: + Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng ở Nhật, quá trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh đã keo theo tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều Công ty độc quyền xuất hiện như Mit xui, Mit – si – bi – si ... giữ vai trò lớn, bao trùm lên đời sống, kinh tế, chính trị của nước Nhật, có khả năng chi phối lũng đoạn cả kinh tế lần chính trị ở Nhật Bản. Để học sinh thấy được các Công ty tư bản độc quyền ở Nhật có vai trò lũng đoạn lớn không thua kém những Công ty độc quyền Âu – Mỹ giáo viên có thể minh hoạ: Công ty Mít xui chi phối đã kể lại: “Anh có thể đi đến Nhật trên chiếc tàu thuỷ của hàng Mit xui, tàu chạy bằng than đá cảu Mít xui cập bến cảng của Mít xui, sau đó đi tàu điện của Mít xui đóng, đọc sách do Mít xui xuất bản dước ánh sáng bóng điện do Mít xui chế tạo...” + Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản đã tạo điều kiện cho Nhật Bản thực hiện chính sách bàch trướng dựa vào tiềm lực kinh tế mạnh Nhật Bản đã thực hiện chính sách bách trướng kiểu chiến không thua kém nước phương Tây nào. Giáo viên dùng lược đồ đế quốc Nhật cuối XIX đầu XX để minh hoạ cho chính sách bành trướng của Nhật: 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan, 1894 – 1895 Nhật gây chiến với Trung Quốc để tranh giành Triều Tiên. Quân Nhật đại thắng lục quân tràn cả sang Trung Quốc uy hiếp Bắc Kinh, chiếm cửa biển Lữ Thuận, nhà Thanh phải nhượng Đài Loan và Liêu Đông cho Nhật 1904 – 1905 Nhật gây chiến với Nga buộc Nga phải nhường cửa biển Lữ Thuận, đảo Xa Kha lin thừa nhận Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên. + Cùng chính sách đối ngoại bành trướng, Nhật đã thi hành một chính sách đối nội rất phản động bóc lột nặng nề nhân dân trong nước, nhất là giai cấp công nhân, công nhân Nhật phải làm việc từ 12 đến 14 giờ trong những điều kiện tồi tệ, tiền lương thấp. Sự bóc lột nặng nề của giới chủ đã dẫn đến nhiều cuộc đấu tranh của công nhân - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa các phong trào đấu tranh của công nhân và kết quả đấu tranh của phong trào. - Học sinh đọc sách giáo khoa trang 6,7. - Giáo viên kết luận: Nhật bản đã trở thành chủ nghĩa đế quốc. I. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 - Đầu thế kỷ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là tướng quân (Sugun) lầm vào khủng hoảng suy yếu. * Kinh tế : Nông nghiệp lạc hậu,tuy nhiên những mầm mống kinh tế TBCN đă h́nh thành và phát triển nhanh chóng. * Xã hội :giai cấp Ts trưởng thành nhưng không có thế lực chính trị ,mâu thuẫn xă hội ngày càng gay gắt. * Chính trị: Nhật Bản là quốc gia phong kiến, nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và tướng quân . - Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng suy yếu, các nước tư sản Âu – Mỹ tìm cách xâm nhập. + Trước nguy cơ bị xâm lược Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là bảo thủ duy trì chế độ phong kiến, hoặc là cải cách. II. Cuộc Duy tân Minh Trị Cuối 1867 đầu 1868 chế độ Mạc phủ bị lật đổ. Thiên Hoàng Minh Trị (May-gi-i) trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách. + Về chính trị: xác lập quyền thống trị của quư tộc ,tư sản; ban hành hiến pháp 1889; xác lập chế độ quân chủ lập hiến., + Về kinh tế : thống nhất thị trường tienf tệ, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cống đường xá... + Về quân sự: được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc pḥng... + Giáo dục: trú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật. Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây. * Ý nghĩa ,vai tṛ của cải cách - Cải cách Minh Trị có ư nghĩa của một cuộc cách mạng tư sản,tạo ra những biến đổi xă hội sâu rộng. -Tạo điều kiện mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Nhật,đưa NB trở thành nước hùng mạnh ở Châu Á. III. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX sự phát triển của nền kinh tế NB đã đưa đến sự ra đời những Công ty độc quyền, Mít xui, Mit – su – bi – si chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản. -Sự phát triển kinh tế tạo sức mạnh về quân sự, chính trị. Thi hành hính sách bành trướng thuộc địa + 1874 Nhật Bản xâm lược Đài Loan + 1894 – 1895 chiến tranh với Trung Quốc + Năm 1904 – 1905 chiến tranh với Nga -NB vẫn duy trì sở hữu ruộng đất pk, chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự .NB có đặc điểm ĐQPK quân phiệt. - Chính sách đối nội: Bóc lột nặng nề quần chúng lao động nhất là giai cấp công nhân, dân tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. - Kết luận: Nhật bản đã trở thành đế quốc chủ nghĩa. 4- Sơ kết bài học: -Củng cố: - Nhật bản là một nước phong kiến lạc hậu ở Châu á, song do thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi thân phận thuộc địa, mà còn trở thành một nước tư bản phát triển chứng tỏ cải cánh Minh trị là sáng suốt và phù hợp. Chính sự tiến bộ sáng suột của một ông vua anh minh đã làm thay đổi vận mệnh của dân tộc đưa Nhật bản sánh ngang với các nước phương Tây, đất nướn có ảnh hưởng mạnh đến Châu á. -Dăn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa, sưu tầm tư liệu về đất nước con người ấn Độ -Bài tập: 1. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng Sự kiện Thời gian 1. Nhật Bản chiến tranh với Đài Loan a. 1901 2. Nhật Bản chiến tranh với Trung Quốc b. 1874 3. Nhật Bản chiến tranh với Nga c. 1894 - 1895 4. Đảng xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập d. 1904 - 1905 2. Tình trạng kinh tế ở các thành thị, hải cảng Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX như thế nào? A. Kinh tế hàng hoá phát triển B. Nhiều công trường thủ công xuất hiện C. Mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng D. Cả A, B, C 3. Giai cấp nào ở Nhật Bản mới được hình thành và trở nên giàu có nhưng lại không có quyền lực chính trị? A. Tư sản thương nghiệp B. Tư sản công thương C. Quý tộc D. Thợ thủ công 4. Nông dân Nhật Bản bị giai cấp, tầng lớp nào bóc lột? A. Phong kiến B. Tư sản thương nghiệp C. Tư sản công thương Hình thành và các hoạt động đầu tiên Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [4] đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lượ HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930: hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam c vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930 thành một chính đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì tại Cửu Long, Hồng Kông (Hongkong, Trung Quốc). Hội nghị họp từ 6.1.1930. HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1930: hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành một chính đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì tại Cửu Long, Hồng Kông (Hongkong, Trung Quốc). Hội nghị họp từ 6.1.1930. Tham dự Hội nghị gồm: Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng), Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu (đại biểu của An Nam Cộng sản đảng) - đại diện cho khoảng hơn 300 đảng viên. Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của các tổ chức quần chúng; quyết định xuất bản "Tạp chí Đỏ", báo "Tranh đấu". Hội nghị kết thúc, các đại biểu trở về nước ngày 8.2.1930. Nhân dịp này, thay mặt và Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã ra lời kêu gọi tới công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức, bóc lột trong nước đi theo Đảng để giành độc lập dân tộc và thực hiện các quyền tự do dân chủ. Sau Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng được thành lập, gồm 7 uỷ viên do Trịnh Đình Cửu đứng đầu. Kế hoạch hợp nhất các tổ chức cơ sở Đảng ở trong nước đã được thực hiện. Ngày 24.2.1930, theo yêu cầu của Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu cùng Hoàng Quốc Việt, Phạm Hữu Lầu (uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Lâm thời) và Ngô Gia Tự (bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam) đã họp và quyết định chấp nhận hợp nhất Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị hợp nhất mang tầm vóc lịch sử của đại hội thành lập Đảng; là bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt Nam; là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới, của sự nghiệp tuyên truyền vận động và tổ chức của một tập thể những người chiến sĩ cách mạng đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc. Nguồn: Ngày soạn 10/08/2010 Ngày giảng 17/08/2010 Bài 2 Ấn Độ Tiết 2 Tuần 2 ( Từ 16/08/2010- 21/08/2010 ) I- Mục tiêu bài học 1- Về kiến thức - Giúp học sinh nắm được sự tàn bạo của thực dân Anh ở ấn Độ cuôi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra ngày càng mạnh ở ấn Độ. -Các phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở ẤN Độ, sự chuyển biến kinh tế xã hội và sự ra đời của Đảng Quốc đại. - Giúp học sinh hiểu rõ vai trò của giai cấp tư sản ấn Độ, đặc biệt là Đảng quốc đại, trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính ấn Độ chống lại thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua cuộc khởi nghĩa Xi-pay. 2- Về tư tưởng - Bồi dưỡng lòng căm thù sự thống trị dã man, tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục tới sự đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống chủ nghĩa Đế quốc. 3- Về kỹ năng - Rèn kỹ phân tích, so sánh, đánh giá.. II- Thiết bị và tài liệu dạy học: - Lược đồ phong trào cách mạng ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Tranh ảnh về đất nước ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Các nhân vật lịch sử cận đại ấn độ – nhà xuất bản giáo dục. III- Tiến trình tổ chức dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ Câu 1: tại sao trong hoàn cảnh lịch sử Châu á, Nhật bản thoát khỏi thân phận thuộc địa trở thành một nước đế quốc? Câu 2: nhưng sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỷ XIX Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. 2- Dẫn dắt vào bài mới - Giáo viên sử dụng lược đồ ấn Độ giới thiệu: ấn Độ là một quốc gia rộng gần 4 triệu km2 (thứ bảy thế giới, nhì Châu á). Năm 1798 nhà hàng hải Váccô - đơ Ga-ma đã vượt mũi hảo vọng tìm được con đường biển tới tiểu lục ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã xâm nhập vào ấn Độ. Các nước phương Tây đã xâm lược ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã độc chiếm và thực hiện chính sách thống trị trên đất ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giải phóng dân ở ấn Độ diến ra như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 : ấn Độ để trả lời. 3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp Hoạt động của thày-trò Nội dung kiến thức học sinh cần nắm vững * Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân: - Giáo viên giải về quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược ấn Độ: ấn Độ là một đất nước rộng lớn, giàu đẹp đa dạng về điều kiện tự nhiên, địa lý, tài nguyên khoáng sản, vì vậy mặc dù bị ngăn cách với châu á bởi dãy Himalaya hùng vĩ, và bị đại dương bao la bao bọc nhưng không thể nào ngăn cản được người dân đến với ấn Độ. Trải qua nhiều thế kỷ những dòng người du mục, những thương nhân, những tín đồ hành hương đã vượt qua những đèo núi cao ngất, những sa mạc khô khan xâm nhập vào đất nước này. .....thì đến để cướp phá, một số xem xét ở lại lâu dài tạo lập nên những đế chế hùng mạnh góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng về văn hoá, dân tộc, ngôn ngữ của ấn Độ. Từ sau phát triển địa lý của Vát cô - đơ Ga-mát tìm ra con đường biển đến ấn Độ thực dân phương Tây đã tìm cách xâm nhập vào thị trường ấn Độ. Đi đầu là Bồ Đào Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp, áo .... Đến đầu thế kỷ XVII nhân lúc phong kiến ấn Độ suy yếu các nước phương Tây ra sức tranh giành ấn Độ. Cuộc tranh giành đã dẫn tới chiến tranh giữa 2 thế lực mạnh hơn cả là Anh và Pháp ngay trên đất ấn Độ (từ 1746 - 1763) nhờ có ưu thế về kinh tế, lại có hạm đội mạnh ở vùng biển, Anh đã loại các đối thủ để độc chiếm ấn Độ hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở ấn Độ vào giữa thế kỷ XVII. * Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân: - Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK để thấy được những nét lớn trong chính sách cai trị thực dân Anh ở ấn Độ. - Học sinh theo dõi SGK... trả lời về những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh trên từng lĩnh vực : Kinh tế, chính trị – xã hội. - Giáo viên kết luận và giảng giải, minh hoạ. + Về kinh tế: thực dân Anh mở rộng công cuộc khai thác ấn Độ một cách quy mô, ra sức vơ vét lương thực các nguồn nguyên liệu và bóc lột nhân công rẻ mạt để thu lợi nhuận. Giáo viên minh hoạ : Từ 1873 – 1888 thương mại giữa Anh và ấn Độ tăng 60%. ấn Độ phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc. ở nông thôn chính quyền thực dân tăng thuế, cưỡng đoạt ruộng đất, lập đồn điền. Đất đai, đồng cỏ, rừng công xã bị chiếm đoạt nợ nần chồng chất buộc người nông dân phải gán đến mảnh đất cuối cùng và chịu lĩnh canh với mức 60% hoa lợi. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến sự bần cùng và nghèo đói của nhân dân ấn Độ. Trong 25 năm cuối thế kỷ XIX đã có 18 nạn đói liên tiếp làm cho 26 triệu người chết đói. Người dân ấn Độ sống trên vùng nguyên liệu bông phù trú nhưng lại ăn mặc rách rưới, nước xuất khẩu gạo nhưng người dân lại thiếu ăn và chết đói tỷ lệ thuận với số gạo xuất khẩu. + Về chính trị – xã hội: ngày 1-1-1877 trong buổi lễ có đông đảo quý tộc ấn Độ tham gia, nữ hoàng Anh Vic-to-ri-a tuyên bố đồng thời là nữ hoàng ấn Độ. Để làm chỗ dựa vững chắc cho sự thống trị của mình thực dân Anh đã thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị bản xứ để làm tay sai. Thực dân Anh tuyên bố coi trọng quyền lợi, danh dự, tài sản và đặc quyền của quý tộc, thực chất là hợp pháp hoá chế độ đẳng cấp, biến các quý tộc phong kiến người bản xứ thành tay sai cho thực dân Anh. Dưới danh nghĩa là người được nhà vua Mogol ban cho quyền

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_25_nguyen_thi_huyen.doc