A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
Nắm được khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
3. Thái độ:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường đi liền với chủ nghĩa đế quốc.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN.
21 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 334 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-6 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Chương I
CÁC NƯỚC CHÂU Á
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX)
Bài: 1
NHẬT BẢN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
- Thấy được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
2. Kĩ năng:
Nắm được khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.
3. Thái độ:
Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao chiến tranh thường đi liền với chủ nghĩa đế quốc.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:
Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Giới thiệu bài mới: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thuộc các nước tư bản phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và kinh tế phát triển nhanh chóng, trở thành nước ĐQCN.
2. Dạy và học bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
GV sử dụng lược đồ giới thiệu sơ lược: Nhật là một quốc gia đảo ở đông bắc châu Á. Đất nước gồm 4 đảo chính: Hônsu, Hốccaiđô, Kiuxiu và Sicôcư. Diện tích khoảng 378 000 km2.
GV Tình hình Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX?
HS dựa vào SGK trả lời
GV gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ
H: Trước sự khủng hoảng ở trong nước, các nước tư bản phương Tây đã có hàng động gì?
GV chốt ý. Mĩ không chỉ coi Nhật là thị trường, mà còn âm mưu dùng nước này làm bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.
1. Nhật Bản từ nửa đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội).
- Mĩ là nước đầu tiên gây áp lực đòi Nhật “mở cửa”.
Hoạt động 2. Cuộc Duy tân Minh Trị:
GV kể vài nét về Thiên hoàng Minh Trị: tên Mút-su-hi-tô, lên ngôi tháng 11/1867 khi mới 15 tuổi, là người thông minh, dũng cảm, chăm lo việc nước, có tư tưởng canh tân. Tháng 1/1868, ra lệnh truất quyền Sô-gun xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, lấy hiệu Minh Trị, thực hiện cải cách.
Trình bày nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?
HS dựa vào SGK trả lời
- Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới
- Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
- Về quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây; chế độ nghĩa vụ
- Về văn hóa - giáo dục: Giáo dục bắt buộc; chú trọng nội dung khoa học; cử học sinh giỏi du học.
H: căn cứ vào đâu để khẳng định cuộc Duy tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản?
GV hướng dẫn HS giải đáp theo nội dung sau:
Đầu 1868 Chế độ phong kiến chấm dứt, chính quyền Sôgun chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa, đứng đầu là Minh Trị; những cải cách “Âu hóa” về hành chính, kinh tế, quân sự, văn hóa mang tính chất tư sản.
H: So với yêu cầu đặt ra, cuộc cải cách Minh Trị còn những hạn chế nào?
TL: - Thế lực phong kiến còn mạnh.
- Vai trò quần chúng bị phai mờ, nông dân chưa được chia ruộng đất, các tầng lớp nhân dân bị bóc lột nặng nề.
H: Ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị?
GV chốt ý ghi bảng
Chuyển ý
2. Cuộc Duy tân Minh Trị:
- Tháng 1/1868, Thiên hoàng Minh Trị thực hiện một loạt cải cách trên tất cả các lĩnh vực (Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục...)
*Nội dung: SGK
* Cuộc cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản do liên minh quý tộc – tư sản tiến hành “từ trên xuống”, còn nhiều hạn chế.
- Ý nghĩa:
+ Cuộc cải cách đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đưa Nhật thành nước công thương nghiệp phát triển nhất châu Á.
+ Giữ được độc lập trước sự xâm lược của các nước phương Tây.
Hoạt động 3: Nhật bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm chung của CNĐQ?
- Hình thành các công ty độc quyền
- Có sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
- Xuất khẩu tư bản được đẩy mạnh
- Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa.
- Mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng sâu sắc
GV nêu câu hỏi: Nêu sự chuyển biến của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị?
GV: Những sự kiện nào chứng tỏ cuối thế kỉ XIX, NB đã chuyển sang giai đoạn ĐQCN ?
HS dựa vào SGK trả lời:
H: Việc nhiều công ti độc quyền ra đời ở Nhật nói lên điều gì?
GV cung cấp thông tin về công ty Mít xưi, Mít sư bi si.
Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị, giới cầm quyền Nhật
GV: chính sách đối nội của NB thể hiện hai vấn đề:
- Tìm mọi cách xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với nước ngoài.
- Thực hiện chính sách ngoại giao xâm lược, bành trướng hung hãn không kém gì các nước đế quốc phương Tây, tìm mọi cách áp đặt ách thống trị thực dân đối với các nước láng giềng.
GV: Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895)nổ ra vì vấn đề TT, Nhật đã giành thắng lợi. Nhà Thanh phải thừa nhận TT là một nước đôc lập ( phụ thuộc vào NB), phải nhượng Đài Loan và bán đảo Liêu Đông.
Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), Nga thua trận phải nhượng cho NB cảng Lữ Thuận, nam đảo Xakhalin, từ bỏ TT chiến tranh N-NB đã đưa NB lên địa vị một cường quốc đế quốc ở Viễn đông. Mĩ tìm mọi cách kiềm chế NB, làm phát sinh mâu thuẫn N- M .
H: Chính sách đối nội của Nhật Bản?
HS dựa vào SGK trả lời
3. Nhật bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc:
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng, với sự xuất hiện của nhiều công ti độc quyền có vai trò to lớn trong nền kinh tế, chính trị ở NB.
- Nhật thi hành chính sách xâm lược và bành trướng.
Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895). Nhật đã giành thắng lợi.
Chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905)
- Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ=>các cuộc đấu tranh của công nhân , các tổ chức của công nhân ra đời: nghiệp đoàn, Đảng Xã hội dân chủ (1901) đứng đầu là Ca-tai-a-ma Xen; Đảng Cộng sản thành lập (1918).
3. Củng cố:
Nhật bản là nước phong kiến, song đã thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận thuộc địa mà còn trở thành nước tư bản chủ nghĩa và tiến lên chủ nghĩa đế quốc.
Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân ngày lên cao. Sự phát triển của phong trào dẫn đến ra đời các tổ chức của chủ nghĩa đặc biệt là chính đảng.
4. Hướng dẫn tự học:
- Trả lời câu hỏi và bài tập trang 8 SGK.
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 2 ẤN ĐỘ
5. rút kinh nghiệm:
Tuần
Tiết
NS
ND
Bài: 2
ẤN ĐỘ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh.
- Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt là Đảng Quốc đại, trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Xi-pay
- Khái niệm “châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa.
2. Kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ Ấn Độ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng lòng căm thù sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và tranh ảnh có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? Nêu những hạn chế.
2. Giới thiệu bài mới:
Sử dụng lược đồ Ấn Độ giới thiệu: Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía nam châu Á, có nền văn hóa lâu đời, nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Năm 1498, nhà hàng hải Va-xcô đơ Ga-ma đã vượt mũi Hảo Vọng tìm đến Ấn Độ. Từ đó các nước phương Tây đã tìm đến Ấn Độ. Qua bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ: Các nước phương Tây đã xâm chiếm Ấn Độ như thế nào? Thực dân Anh đã thực hiện chính sách thống trị Ấn Độ ra sao? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào?
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
GV: từ thế kỉ XVI, các nước PT đã dòm ngó và từng bước xâm nhập thị trường Ấn Độ. Việc tranh giành thuộc địa AĐ đã dẫn đến cuộc chiến tranh A- P trong những năm 1746-1763.
H: TDA đã thi hành chính sách thống trị như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời:
H: em có suy nghĩ gì về tình hình AĐ cuối thế kỉ XIX?
GV sự bóc lột tàn bạo của TDA đối với AĐ đã gây nên những nạn đói khủng khiếp. Bên cạnh chính sách khai thác bóc lột thuộc địa, TDA còn thi hành chính sách chính trị thâm độc, như lợi dụng sự khác biệt về đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách “chia để trị”..
H: Chính sách thống trị của thực dân Anh dẫn đến hậu quả gì?
HS dựa vào SGK trả lời:
=> Do đó phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra.
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX:
- Đến giữa thế kỉ XIX, TDA đã hoàn thành việc xl và đặt ách thống trị trên đất nước AĐ.
* Chính sách thống trị
- Về kinh tế: Ấn Độ thành thuộc địa và nơi thụ hàng hóa của Anh.
- Về chính trị: Chính sách chia để trị.
- Về văn hóa - giáo dục: Thi hành chính sách ngu dân...
* Hậu quả:
- Kinh tế bị suy sụp.
- Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
- Thực dân Anh chà đạp quyền dân tộc của nhân dân Ấn Độ.
Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859)
GV giải thích tên “ Xipay”.
H: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
HS dựa vào SGK trả lời:
GV yêu cầu HS đọc SGK và trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Xi-pay.
Gọi HS trả lời và gọi HS khác bổ sung
GV bổ sung và chốt:
Khi thực dân Anh mở rộng xâm lược nhiều nước châu Á, lực lượng quân còn ơe Ấ Độ không nhiều. Tháng 5/1857, một đơn vị ở Xi-pay đóng ở Mi-rút (cách Đê-li 70km về phía bắc) nổi dậy khởi nghĩa. Nghĩa quân đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công, đã tiến về Đi-li. Thắng lợi nhanh chóng của cuộc khởi nghĩa mở rộng vùng giải phóng ra toàn miền Bắc Ấn Độ, một phần miền Tây, làm cho cuộc khởi nghĩa có tính chất dân tộc. Thực dân Anh bị đánh bất ngờ nên bị tổn thất nặng nề, phải tạm thời đình chỉ việc xâm lược các nước khác, tập trung quân về Ấn Độ và viện binh từ Anh sang, tìm mọi cách đàn áp. Năm 1859, cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
GV mô tả sự tàn bạo của thực dân Anh: Nhiều nghĩa quân bị trói vào họng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt.
H: Tuy bị thất bại nhưng khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì?
HS trả lời:
2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859):
*Nguyên nhân:
+ Sâu xa: Sự xâm lược và thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ.
+ Trực tiếp: Sự bất mãn của binh lính Ấn Độ trong quân đội Anh (gọi Xi-pay).
* Diễn biến:
+ Ngày 10/5/1857, lính Xi-pay ở Mi-rút nổi dậy khởi nghĩa. Năm 1859 khởi nghĩa bị thất bại.
* Ý nghĩa:
+ Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ.
+ Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này.
Hoạt động 3: Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908
GV cho HS thấy: Cùng với sự xâm lược và thống trị của Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Thực dân Anh lo sợ phong trào công nông rộng lớn nên tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ, cho phép giai cấp này thành lập một chính đảng.
H: trong 20 năm đầu Đảng Quốc đại hoạt động như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời:
H: Nguyên nhân dẫn đến Phong trào dân tộc 1905-1908?
HS trả lời
GV tường thuật về cuộc tổng bãi công ở Bom-bay và chốt ý:
- Thực dân Anh bắt và đưa Ti-lắc ra xử án. Tháng 6/1908, công nhân Bom-bay nổi dậy tổng bãi công. Mặc dù bị khủng bố, song cuộc bãi công đã kéo dài sáu ngày như dự định.
H: Ý nghĩa của tổng bãi công của công nhân Bom-bay năm 1908?
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc đấu tranh chính trị đầu tiên của giai cấp vô sản Ấn Độ.
- Là đỉnh cao của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX.
HS dựa vào SGK trả lời:
H: Đảng Quốc đại có vai trò như thế nào trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
- là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản AĐ.
- khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên AĐ.
- tập hợp nhân dân AĐ đấu tranh.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908):
* Sự thành lập Đảng Quốc đại
- Năm 1885, giai cấp tư sản AĐ thành lập Đảng Quốc đại .
- Trong 20 năm đầu Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa.
- Đảng Quốc đại phân hóa: Phái cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, phản đối đường lối ôn hòa.
* Phong trào dân tộc 1905-1908.
- Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Bengan 1905.
- Tháng 6/1908, công nhân Bom-bay nổi dậy tổng bãi công.
*Tính chất, ý nghĩa của phong trào dân tộc 1905-1908.
- là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập.
- thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân AĐ chống chủ nghĩa thực dân Anh.
- đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân AĐ hòa chung vào trào lưu dân tộc của nhiều nước châu Á trong những năm đầu thế kỉ XX.
- công nhân AD lần đầu tiên tham gia vào phong trào dân tộc.
4. Củng cố: theo nội dung vừa học
5. Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 3 TRUNG QUỐC
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần
Tiết
NS
ND
Bài: 3
TRUNG QUỐC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, do chíng quyền Mãn Thanh suy yếu hèn nhát mà đất nước Trung Hoa rộng lớn, có nền văn minh lâu đời bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
- Các phong trào đấu tranh chống phong kiến và đế quốc diễn ra hết sức sôi nổi, tiêu biểu là cuộc vận động Duy Tân (1898), phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1900), Cách mạng Tân Hợi (1911). Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó.
- Giải thích được các khái niệm: “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”; “Vận động Duy Tân”
2. Kĩ năng:
Bước đầu biết nhận xét, đánh giá trách nhiệm của triều đình Mãn Thanh trong việc Trung Quốc để rơi vào tay các nước đế quốc; biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và cách mạng Tân Hợi.
3. Thái độ:
Biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc Cách mạng Tân Hợi.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- lựợc đồ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
- lược đồ Cách mạng Tân Hợi
- tranh ảnh, tư liệu về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Em hãy trình bày nguyên nhân, tính chất, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xi-pay?
2. Giới thiệu bài mới:
GV có thể gợi mở như sau: Vì sao vào cuối thế kỉ XIX, nước Trung Hoa rộng lớn, đông dân nhất thế giới lại bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé? Nhân dân Trung Quốc đã tiến hành những cuộc đấu tranh như thế nào để giành độc lập dân tộc?
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động Thầy - Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
GV giới thiệu khái quát Trung Quốc: là nước rộng thứ tư thế giới, đông dân nhất thế giới, có lịch sử văn hóa lâu đời. Thời cổ đại là một trong những trung tâm văn minh lớn, thời trung đại là một nước phong kiến hùng mmạnh đã từng xâm lược thống trị nhiều nơi trong đó có VN., nhưng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX TQ đã trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.
H: Nguyên nhân TQ bị xâm lược?
HS trả lời
GV cho HS quan sát hình “Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc”.
H: Bức tranh nói lên điều gì? Tại sao tác giả bức tranh lại ví Trung Quốc như cái bánh ngọt khổng lồ bị cắt như vậy?
GV giải thích: đây là bức tranh biếm họa trong SGK Lịch sử Pháp với dòng chú thích “Chiếc bánh Ga-tô Trung Hoa”, ví như Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX như chiếc bánh khổng lồ, không một đế quốc nào nuốt nổi mà phải tranh chấp, gianh giật, chia sẻ. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn đã bị các nước đế quốc cắt rời từng phần. Ngồi xung quang là sáu người với chiếc dĩa trong tay. Kể từ trái qua phải, đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống mĩ và Thủ tướng Anh đương thời.
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược:
*Nguyên nhân
- Thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX các nước tư bản PT tăng cường xâm chiếm thị trường thế giới.
- TQ là một thị trường rộng lớn, chế độ phong kiến lạc hậu, khủng hoảng.
- Viện cớ nhà Thanh “bế quan tỏa cảnh”, Anh tiến hành lược Trung Quốc 6/1840. Mãn Thanh kí Hiệp ước chấp nhận yêu cầu của Anh.
- Các nước đế quốc xâu xé, mở đầu cho quá trình Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
Hoạt động 2: Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
H: Hãy nêu phong trào đấu tranh tiêu biểu chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX?
HS dựa vào SGK trả lời:
- Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo
- Cuộc vận động Duy Tân: Sau cuộc chiến Trung –Nhật (1894-1895), phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến lên cao. Một số người trong giai cấp thống trị Trung Quốc chủ trương cải cách chính trị, thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến, theo con đường Minh Trị Duy Tân ở Nhật Bản.
H: Thái độ của triều đình Mãn Thanh trước những chủ trương duy tân như thế nào?
HS dựa vào SGK trả lời:
GV bổ sung: Từ Hi Thái hậu đã bắt giam vua Quang Tự. Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu bỏ trốn ra nước ngoài. Phong trào Duy Tân qua 103 ngày đã chấm dứt.
H: Em có nhận xét đánh giá gì về phong trào Duy Tân?
GV hướng HS về nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử.
- Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn:
GV yêu cầu HS dựa vào SGK tóm tắt diến biến cuộc khởi nghĩa.
GV giúp HS phân tích Bọn đế quốc nhân đó thành lập liên quân 8 nước (Anh, Mĩ, Nhật, Nga, Đức, Pháp, ÁO, I-ta-li-a) tiến đánh Bắc Kinh, cướp bóc của cải, giết hại nhân dân. (14/8/1900, Bắc Kinh thất thủ, Từ Hi Thái hậu, vua Quang Tự cùng quần thần phải bỏ chạy khỏi kinh đô. Quân đội các nước đế quốc đã tiến hành tàn sát, đốt phá, cướp bóc cực kì tàn bạo tại Thiên Tân và Bắc Kinh. Hoảng sợ trước các nước đế quốc triều đình Mãn Thanh đã quay sang thỏa hiệp với chúng, chống lại Nghĩa Hòa Đoàn, kí Hiệp ước Tân Sửu (1901) Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Tiêu biểu là khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc (1851) do Hồng Tú Toàn lãnh đạo
- Cuộc vận động Duy Tân (1898) của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu lãnh đạo được vua Quang Tự ủng hộ, sau 103 ngày thất bại.
- Nguyên nhân thất bại
+ Khách quan: Giai cấp tư sản còn yếu, phong kiến bảo thủ mạnh, đất nước bị nô dịch.
+ Chủ quan: Chưa dựa vào quần chúng, chưa triệt để kiên quyết.
- Ý nghĩa: Đã làm lung lay chế độ phong kiến, mở đường cho tư tưởng tiến bộ vào Trung Quốc.
- Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn: (SGK)
Hoạt động 3: Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi (trọng tâm)
- Về Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội:
Đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng. Trí thức tư sản và tiểu tư sản cách mạng tỏ ra tích cực trong việc xây dựng phong trào. Tiêu biểu là Tôn Trung Sơn
+ GV kể vài nét về tiểu sử của ông: (1866-1925)
H: Cương lĩnh và mục tiêu của Hội?
HS trả lời
H: Nguyên nhân => Cách mạng Tân Hợi?
+ GV sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày diễn biến của Cách mạng Tân Hợi:
- 10/10/1911 khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương => lan rộng khắp miền Nam và Trung
- 29/12/1911 TTS được bầu làm tổng thống lâm thời, tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời Trung Hoa dân quốc.
- Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản tìm cách thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
H: Nêu ý nghĩa lịch sử và hạn chế của cuộc Cách mạng Tân Hợi?
HS dựa vào SGK trả lời:
* Hạn chế:
Không thủ tiêu giai cấp phong kiến; không đụng chạm đến các nước đế quốc; không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
GV chốt ý.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi:
a. Tôn Trung Sơn và việc thành lập TQ Đồng minh hội
- TTS là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Tháng 8/ 1905, Trung Quốc Đồng minh hội thành lập. Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản TQ.
- Cương lĩnh của hội: theo chủ nghĩa Tam dân của TTS
- Mục tiêu của Hội: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình đẳng ruộng đất cho dân cày.
b. Cách mạng Tân Hợi:
- Nguyên nhân :
+ Nhân dân TQ mâu thuẫn với đế quốc, phong kiến
+ Do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc.
+ Diễn biến: (Học SGK)
+ Kết quả: Viên Thế Khải làm Tổng thống, Tôn Trung Sơn từ chức, cách mạng chấm dứt.
* Ý nghĩa:
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc một số nước ở châu Á.
- là cuộc cách mạng tư sản không triệt để
4. Củng cố:
- Cuối thời Mãn Thanh, nước Trung Hoa phong kiến dần suy yếu, bị các nước tư bản chia nhau xâm chiếm.
- Nhân dân Trung Quốc đã đấu tranh đòi duy tân dất nước và tham gia khởi nghĩa vũ tranh chống đế quốc, lật đổ thế lực phong kiến trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và Cách mạng Tân Hợi (1911).
Bài tập: Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến Cách mạng Tân Hợi (1911).
5. Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần
Tiết
NS
ND
Bài: 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
(TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước khu vực này, trừ Xiêm đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam Á nói riêng.
- Trong khi giai cấp phong kiến trở thành công cụ, tay sai cho chủ nghĩa thực dân thì giai cấp tư sản dân tộc ở các nước thuộc địa mặc dù còn non yếu, đã tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày một trưởng thành, từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra ở các nước Đông Nam Á, trước tiên là In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX để trình bày những sự kiện tiêu biểu.
- Phân biệt được những nét chung, riêng của các nước trong khu vực Đông Nam Á thời kì này.
3. Thái độ:
- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
- Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
- Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.
- Các tài liệu, chuyên khảo về In-đô-nê-xi-a, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỷ XX.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Cách mạng Tân Hợi diễn ra như thế nào? ý nghĩa lịch sử?
2. Giới thiệu bài mới:
Vào cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa, các nước ở Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay phụ thuộc của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là của In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, và ba nước Đông Dương nổ ra khá sôi nổi, cuối cùng thất bại. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm hiểu bài “Các nước Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX” chúng ta sẽ rõ.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động Thầy- Trò
Nội dung
Hoạt động 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á
- Trước tiên, GV sử dụng lược đồ Đông Nam Á giới thiệu : Đông Nam Á là một khu vực khá rộng, diện tích khoảng 4triệu km2, gồm 11 nước: VN, Lào, CPC, Thái lan, Mianma, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philippin, Brunây, Đông Timo với nhiều sự khác biệt về diện tích, dân số, mức sống là một khu vực giàu tài nguyên. Có lịch sử văn hóa lâu đời. Có vị trí chiến lược quan trọng, được coi là “ Ngã tư đường” là hành lang, cầu nối giữa TQ, NB với khu vực Tây Á, Địa Trung Hải..
- Em có nhận xét gì về vị trí địa lý của các quốc gia Đông Nam Á ? (nằm trên đường giao thương từ Đông sang Tây, có vị trí chiến lược quan trọng )
- Tại sao Đông Nam Á lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây ?
HS trả lời :
Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa, mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
GV nêu câu hỏi: Sử dụng lược đồ, trình bày quá trình xâm lược các nước Đông Nam Á của thực
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1_6_ban_hay.doc