Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 11-17

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Biết được sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc.

+ Biết được diễn biến cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản.

+ Biết được nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

- HS hiểu:

+ Hiểu được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ nghĩa tư bản.

+ Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và nó sẽ dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới.

+ Hiểu được phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử dân tộc.

- Bồi dưỡng phương pháp liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại.

 - Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

1.3. Thái độ:

- Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, chống CNTB, CNPX, nguy cơ chiến tranh; giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.

- Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản.

- Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 11-17, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM:.. Tiết PPCT: Ngày dạy:.. CHƯƠNG II- CÁC NƯỚC TBCN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) Bài 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI ( 1918 – 1939) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + Biết được sau chiến tranh thế giới thứ Nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống hòa ước Véc-xai-Oa-sinh-tơn chứa đựng đầy mâu thuẫn và không vững chắc. + Biết được diễn biến cao trào cách mạng 1918 – 1923 và sự thành lập Quốc tế Cộng sản. + Biết được nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. - HS hiểu: + Hiểu được nguyên nhân ra đời của tổ chức Quốc tế Cộng Sản đối lập với chủ nghĩa tư bản. + Hiểu được nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và nó sẽ dẫn đến nguy cơ một cuộc chiến thế giới mới. + Hiểu được phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh thu được kết quả khác nhau ở các nước tư bản. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử dân tộc. - Bồi dưỡng phương pháp liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại. - Biết tổng hợp, khái quát các sự kiện để rút ra con đường và nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. 1.3. Thái độ: - Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động, chống CNTB, CNPX, nguy cơ chiến tranh; giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. - Nhìn nhận khách quan về quá trình phát triển và bản chất của chủ nghĩa tư bản. - Ủng hộ cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ và giải phóng của nhân dân thế giới. 2. TRỌNG TÂM: - Cao trào cách mạng 1918 – 1923. Quốc tế Cộng sản. - Nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: +Lược đồ thế giới hoặc lược đồ Châu Âu sau chiến tranh thế giới thế nhất. +Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học, chủ yếu về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới( 1929- 1933), về quốc tế cộng sản. 3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2: Kiểm tra miệng: Nêu những nội dung cơ bản của chính sách NEP và tác động của chính sách NEP đối với nền kinh tế nước Nga? (10đ) Đáp án: - 3/1921 chính sách kinh tế mới (NEP) do Lênin đề xướng (1đ) Nội dung (7đ) - Nông nghiệp: ban hành thuế nông nghiệp. - Công nghiệp: khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyên khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. - Thương nghiệp và tiền tệ: tư nhân được tự do buôn bán, phát hành đồng tiền rúp mới (1924). *Ý nghĩa:(2đ) - Đây là sự chuyển đổi kịp thời -> giúp NDLX vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế. 4.3: Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm -GV: CTTG I(1914- 1918) kết thúc, 1 trật tự thế giới mới được thiết lập nhưng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa vẫn chưa được giải quyết, quan hệ giữa các nước TB trong thời gian này chỉ tạm thời và mong manh. Từ 1918 – 1939, trong sự phát triển chung của các cường quốc, các nước TB: M,A, P, Đ, Ý, NB đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều biến động to lớn => CTTG II. Vậy quá trình phát triển đó của các nước TB diễn ra như thế nào? -> đi vào tìm hiểu bài học. * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân *MT: HS nắm được khái niệm “hệ thống Vécxai – Oasinhtơn” - GV: yêu cầu hs nhắc lại nguyên nhân sâu xa dẫn đến CTTG I bùng nổ? – Tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc. -PV: CTTGI kết thúc, các nước TB thắng trận sẽ làm gì? – phân chia lại quyền lợi. => GV: Sự phân chia lại thế giới giữa các nước TB thắng trận đã thiết lập lên 1 trật tự thế giới mới sau CTTG I. Trật tự thế giới mới đó được thể hiện trong hệ thống V – O. - GV: giúp hs rút ra khái niệm “ V- O” *Hòa ước Vécxai (1919- 1920): Các cường quốc thắng trận đều có những ý đồ và tham vọng khác nhau trong việc phân chia, thiết lập 1 trật tự thế giới mới -> Hội nghị Vécxai đã diễn ra gay gắt, quyết liệt: A,P có những lập trường khác về Đức; Ý, Nhật cũng đưa ra những tham vọng của mình => Lênin bình luận 1 cách châm biếm “ chúng đã cãi cọ nhau từ 5 tháng nay, chúng không còn kìm chế được mình và bầy thú dữ đó cắn cấu nhau loạn xạ đến nỗi chỉ còn lại cái đuôi” Sau 3 lần có nguy cơ bị tan vỡ cuối cùng các cường quốc thắng trận đã cố gắng tìm cách thỏa hiệp với nhau và các văn kiện của HN Vécxai được kí kết. + Thành lập hội quốc liên +Vấn đề Đức: lãnh thổ, bồi thường chiến phí + Hòa ước Xanh – Giec- manh và Trianong với Áo – Hung: với hòa ước này Áo- Hung bị tách thành 2 nước nhỏ khác nhau, trên đất đai cũ của 2 nước thành lập 1 số nước mới (Tiệp khắc, Nam Tư), 1 số đất đai khác cắt cho Rumani, Italia. + Hòa ước Nơiy: lãnh thổ Bungari bị thu hẹp lại cắt đất đai cho Nam Tư, Hy Lạp, Rumani(cho hs xem lược đồ về sự thay đổi lãnh thồ các nước Châu Âu 1923) =>Hệ thống hòa ước Vécxai. *Hội nghị Oa-sinh- tơn (1921 – 1922) - Mĩ không đồng ý hòa ước Vécxai -> 11/1921 Mĩ mời 8 nước A,P, Ý, Bỉ, Hà lan, BĐN, NB, TQ họp HN ở Oasinhtơn -> củng cố địa vị của Mĩ trên thế giới và khu vực TBD. + Hiệp ước 4 nước( M,A, P, NB) + Hiệp ước 9 nước + Hiệp ước 5 nước (M, A, NB, P, Ý) - Sau khi trình bày xong gv yêu cầu hs suy nghĩ và trả lời khái niệm “ V- O”: - đó là các hiệp ước được kí kết ở HN Vécxai sau đó ở Oasinhtơn nhằm phân chia lại quyền lợi giữa các nước thắng trận => trật tự thế giới mới sau chiến tranh. - PV: Em có nhận xét gì về hệ thống V- O? – phân chia quyền lợi không đồng đều giữa các cường quốc (A,P,M nhiều hơn).=> > quan hệ quốc tế thời kì này chỉ tạm thời, mong manh. *Hđ 2: Cá nhân, cả lớp *MT: HS nắm được 1 số sự kiện tiêu biểu của cao trào (1918 – 1923). - GV: Yêu cầu hs theo dõi sgk (mục 2) - PV: Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào CM ở các nước TB phát triển mạnh mẽ (1918- 1923)? + Hậu quả CTTG I + CM tháng mười Nga - PV: Đặc điểm nổi bật của cao trào này là gì? – đông đảo công nhân, nhân dân lao động tham gia. Ngoài yêu cầu về kt còn có yêu cầu về chính trị - xh. - PV: Hệ quả quan trọng trong cao trào cách mạng 1918- 1923 là gì? - GV: giúp hs nắm được: bối cảnh và hoạt động của QTCS. + Tại sao cần phải tiến hành thành lập QTCS? – Phong trào CM dãy lên mạnh mẽ ở các nước TB và các nước thuộc địa -> xuất hiện nhiều ĐCS -> yêu cầu thành lập ngay 1 trung tâm CM có tính chất quốc tế để tăng cường bồi dưỡng kinh nghiệm lí luận cho các đảng còn non trẻ, mặt khác để phối hợp đấu tranh chung của VS và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. + Hoạt động: trong khoảng thời gian tồn tại (1919 – 1943) QTCS tiến hành 7 kì đại hội. GV nhấn mạnh ĐH II và VII. Đồng thời gv liên hệ việc NAQ đọc “ sơ thảo lần 1 luận cương về dân tộc và thuộc địa” và tham dự ĐH VII. -PV: Qua nội dung hoạt động của ĐH II và VII, em có nhận xét gì về vai trò của QTCS đối với phong trào CM thế giới?- là tổ chức của giai cấp VS, các dân tộc bị áp bức; thống nhất và phát triển phong trào CMTG “ VS toàn thế giới và các dt bị áp bức đoàn kết lại” * Hđ 3: Cá nhân, cả lớp * MT: HS nắm được nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng Kt (1929 -1933). - PV: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng Kt 1929 -1933? - GV: giúp hs hiểu về nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng KT. + 1918 -1923: CNTB ở trong tình trạng không ổn định (Kt, chính trị) + 1924 – 1929: Thời kì ổn định và phát triển của CNTB “ hoàng kim của Mĩ” + 1929 – 1933: CNTB lâm vào cuộc khủng hoảng KT. 10/1929 cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mỹ “ngày thứ 5 đen tối” -> lan rộng ra tất cả các nước TBCN kéo dài 1933. cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các ngành: công nghiệp, nông nghiệp, thương nghệp, tài chính. - Nguyên nhân chủ yếu đưa đến cuộc khủng hoảng là do sx của CNTB phát triển quá nhanh trong thời gian ổn định nhưng nhu cầu và sức mua của quần chúng lại không có sự tăng lên tương ứng làm cho hàng hóa ngày càng trở nên ế thừa => suy thoái trong sx “khủng hoảng thừa” - GV: cho hs thấy 1 vài hình ảnh của cuộc khủng hoảng: hàng hóa ế thừa không có người mua, người dân chết đói bên cạnh những đống thóc chất cao không bán được chuẩn bị đem làm chất đốt máy, tiền mất giá dùng để làm diều (Đức). -PV: Cuộc khủng hoảng KT 1929 -1933 đã gây ra những hậu quả gì? -GV: dẫn chứng. * KT: -Mĩ: 13 vạn công ty phá sản, 10.000 ngân hàng phải đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, phá hủy những lò sx ra 1 triệu tấn thép trong 1 năm, đánh đắm 124 tàu biển. - Barazin: 1933 có 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển. - Đức: 1932: 9 tr người thất nghiệp - NB: 1931: 3 tr người thất nghiệp - Mĩ: 1932: 12 tr người thất nghiệp * Chính trị - XH: 1928 -> cuối 1933 số người tham gia bãi công ở các nước TB lên tới 17 tr, con số ngày bãi công là 267 triệu. -PV: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng và đàn áp phong trào CM giới cầm quyền các nước TB đã tìm cách cứu vãn tình thế bằng con đường nào? + Nước không có thuộc địa, thị trường theo con đường PX hóa (Đ, Ý, NB) + Nước có nhiều thuộc địa, vốn tiến hành cải cách KT – XH (M,A,P) - PV: Tại sao cuộc khủng hoảng KT 1929 -1933 lại dẫn đến nguy cơ 1 cuộc chiến tranh thế giới mới? – HS dựa vào kiến thức mới học để tìm ra câu trả lời. *Hđ 4: Cả lớp, cá nhân. - GV: Vì sao lại diễn ra phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (1929 - 1939) ? *MT: HS nắm được MTND. - GV: giải thích “MTND chống PX”: là tổ chức của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân thế giới chống PX. Mục tiêu của mặt trận là đấu tranh bảo vệ quyền lợi cơ bản của VS, nông dân, thợ thủ công,trí thức, giải tán các tổ chức PX, khôi phục các quyền tự do dân chủbảo vệ hòa bình. - PV: Vì sao lại có MTND chống PX? – CNPX xuất hiện -> đe dọa hòa bình thế giới -> ĐH QTCS VII thành lập MTND chống PX. - yêu cầu HS theo dõi sgk sau đó cho biết hoạt động của MTND và những thắng lợi thu được (ở pháp, TBN) => GV nhận xét, chốt ý và liên hệ với phong trào dân chủ ở VN trong những năm 1936- 1939. 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vec-xai-Oa-sinh-tơn - Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản thắng trận đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vecxai (1918- 1919) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để ký kết hòa ước vá các hiệp ước phân chia quyền lợi. - Một trật tự thế giới mới đã được thiết lập mang tên hệ thống Vecxai - Oasinhtơn. Các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế cũng như áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc. - Hội nghị Vec-xai còn quyết định thành lập Hội Quốc Liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới, với sự tham gia của 44 quốc gia thành viên. 2. Cao trào cách mạng 1918 - 1922 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản - Cao trào cách mạng: + Do hậu quả nặng nề của CTTG I và những ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga, một cao trào cách mạng đã bùng nổ ở khắp các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918 – 1923. + Đỉnh cao của cao trào là sự thành lập Nhà nước Cộng hòa Xô viết ở Hunggary (3/1919) và ở Bavie (Đức, 4/1919). - Quốc tế Cộng sản thành lập và hoạt động: + Từ cao trào cách mạng, các đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước Đức, Áo, Hunggary, Balan, + Nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt tổ chức của phong trào cộng sản quốc tế, 3/1919 tại Mátxcơva Quốc tế Cộng sản được thành lập. Từ 1919 - 1943, qua 7 kì đại hội, Quốc tế Cộng sản đã đề ra đường lối cách mạng phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới. + Đại hội lần II (1920) và VII (1935) có ý nghĩa quan trọng và nổi bật trong lịch sử Quốc tế Cộng sản. 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó. - Nguyên nhân : sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận không tương xứng với việc cải thiện đời sống cho người lao động, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng (khủng hoảng thừa). - 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử của CNTB và gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước tư bản và các thuộc địa. - Các nước tư bản đều ra sức tìm lối thoát khỏi khủng hoảng và duy trì ách thống trị của giai cấp tư sản. Các nước như Mỹ, Anh, Pháp đã tiến hành những cải cách về kinh tế - xã hội. Các nước khác như: Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới với việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chế khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. 4. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh - Ngay từ đầu những năm 30 của TK XX, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào chống phát xít và chiến tranh đã diễn ra sôi nổi ở nhiều nước è Mặt trận nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước. - 5/1936, Mặt trận nhân dân Pháp giành thắng lợi trong tổng tuyển cử è bảo vệ được nền dân chủ, Pháp thoát khỏi những hiểm họa của chủ nghĩa phát xít. - 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận nhân dân giành thắng lợi trong tổng tuyển cử nhưng các thế lực phát xít do Phrancô cầm đầu đã gây nội chiến, thủ tiêu nền cộng hòa. 4.4: Củng cố và luyện tập: Câu 1: Vì sao cuộc khủng hoảng KT 1929 -1933 lại dẫn đến nguy cơ của 1 cuộc chiến tranh mới? Đáp án câu 1: - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 (bắt đầu từ tháng 10/1929) đã để lại những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội và quan hệ quốc tế. - Quan hệ giữa các cường quốc tư bản do đó ngày càng chuyển biến phức tạp và dần dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Sự hình thành hai khối nước đế quốc đối lập này làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng. Cả hai khối đế quốc này này đều ráo riết chạy đua vũ trang đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới. Câu 2: Sự ra đời, nội dung hoạt động và vai trò của Quốc tế Cộng sản? Đáp án câu 2: + Từ cao trào cách mạng, các đảng cộng sản ra đời ở nhiều nước Đức, Áo, Hunggary, Balan, + Nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt tổ chức của phong trào cộng sản quốc tế, 3/1919 tại Mátxcơva Quốc tế Cộng sản được thành lập. Từ 1919 - 1943, qua 7 kì đại hội, Quốc tế Cộng sản đã đề ra đường lối cách mạng phù hợp cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới. + Đại hội lần II (1920) và VII (1935) có ý nghĩa quan trọng và nổi bật trong lịch sử Quốc tế Cộng sản. 4.5: Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Sự ra đời của hệ thống trật tự thế giới mới, hệ thống Vécxai – Oasinhton. + Quốc tế Cộng sản. + Nguyên nhân và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. - Chuẩn bị bài mới: bài 12 “Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). + Nước Đức trong những năm 1918 – 1929. + Nước Đức trong những năm 1929 – 1939. 5. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung: .. . .. .. - Phương pháp: .. .. .. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: .. .. .. Tuần CM:.. Tiết PPCT: .. Ngày dạy: Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + Biết được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới. - HS hiểu: + Hiểu được bản chất của chủ nghĩa phát xít và khái niệm “Chủ nghĩa phát xít” - thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. + Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa PX lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới. 1.2. Kỹ năng: - Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu để hiểu những vấn đề lịch sử. - Rèn luyện tư duy độc lập, khả năng so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng. 1.3. Thái độ: - Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc chủ nghĩa phát xít. - Nhận thức được sự sai lầm của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích nhân loại. - Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của PX Đức nói riêng. - Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác và góp phần ngăn chặn mọi biểu hiện của CNPX mới. 2. TRỌNG TÂM: - Cao trào cách mạng 1918 – 1923. - Nước Đức trong những năm 1933 - 1939. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: + Lược đồ của Châu Âu hoặc đồ nước Đức sau CTTG II. + Một số bảng thống kê, biểu đồ. 3.2. HS: + Chuẩn bị bài trước ở nhà. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2: Kiểm tra miệng: Câu 1: Nêu các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa 2 cuộc chiến tranh? Câu 2: Nêu nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kt 1929 – 1933 4.3: Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học -GV: gợi ý cho HS nhắc lại bài cũ: Khái quát về các nước TB trong thời gian 2 cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1923; 1924 – 1929; 1929 – 1933). - GV: dẫn dắt vào vấn đề Châu Âu, Đức là nước TBCN điển hình nhất vào thời bấy giờ -> đi vào tìm hiểu nước Đức. *Hđ 1: Cả lớp, cá nhân *MT: HS nắm được cuộc cách mạng DCTS tháng 11/1918. - Yêu cầu hs theo dõi sgk sau đó trả lời các câu hỏi sau: -PV: Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc CMDCTS 11/1918 ở Đức? + Công cuộc thống nhất Đức (1871) chưa giải quyết triệt để những nhệm vụ của CMDCTS (vua Vinhem I, Bixmac) + Sự bại trận của Đức, tai họa chiến tranh => >< xh ngày càng gay gắt. - PV: Sự tồn tại >< gay gắt này tất yếu dẫn đến điều gì? - PV: Cuộc CMDCTS 11/1918 ở Đức đã giải quyết được nhiệm vụ gì? – lật đổ nền quân chủ. -PV: Tại sao sau khi lật đổ nền quân chủ nhưng phong trào CM ở Đức lại tiếp tục dâng cao trong những năm 1919 – 1923? + Đức bại trận + Chịu những điều khoản nặng nề V – O => Kt lâm vào khủng hoảng, tài chính rối loạn (gv cho hs quan sát hình 32) => đời sống của công nhân, nông dân vô cùng khổ cực -> phong trào đấu tranh càng mở rộng và trở lên quyết liệt. *Hđ 2: Cá nhân *MT: HS nắm được tại sao Đức có thể phục hồi; biểu hiện của sự phục hồi. - yêu cầu HS theo dõi sgk và cho biết: -PV: Tình hình nước Đức trong những năm 1924 – 1929 như thế nào? - Ổn định. -PV: Sự ổn định của nước Đức được biểu hiện như thế nào? –Kt, chính trị, XH. => Với những điều khoản nặng nề mà Đức đã kí kết trong hòa ước Vécxai -> nền kt lâm vào khủng hoảng. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự phục hồi và phát triển của kt Đức như vậy? – g/c TS Đức đã sử dụng những khoản tiền vay của Mỹ, Anh thông qua các kế hoạch Đao Xơ (1924) và Yơng (1929) để ổn định tài chính khôi phục công nghiệp và nâng cao năng lực SX. Thực chất là dọn đường cho TB nước ngoài, nhất là Mỹ có thể đầu tư rộng vào nước Đức. Đồng thời nhằm biến Đức thành lực lượng xung kích chống LX. - GV: mở rộng 1926 Đức vào hội quốc Liên, 1925 kí hiệp ước thương mại với LX -> 4/1926 kí với LX hiệp ước không xâm phạm=> Đức tỏ ra đủ mạnh để có 1 đường lối đối ngoại độc lập hơn và xúc tiến âm mưu chống lại sự ràng buộc của V- O. *Hđ 3: Cả lớp, cá nhân *MT: HS nắm được cuộc khủng hoảng kt (1929 – 1933) tác động đến nước Đức như thế nào? Tại sao CNPX lại thắng thế ở Đức? - Yêu cầu hs theo dõi sgk để làm sáng tỏ các vấn đề sau: - PV: Cuộc khủng hoảng kt (1929 – 1933) đã tác động đến nước Đức như thế nào? – sgk. -PV: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng giai cấp TS Đức đã làm gì? => GV nhận xét, chốt ý: trong tình hình đó giai cấp TS không đủ sức mạnh để duy trì chế độ cộng hòa TS, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng -> dựa vào thế lực khác (Đảng quốc xã) -GV: nói đôi nét về đảng quốc xã (Hitle) có ảnh hưởng trong quần chúng -> chủ trương PX hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai. -PV: Vì sao CNPX thắng thế ở Đức? – Đảng XHDC và ĐCS không hợp tác -> tạo điều kiện cho thế lực PX lên cầm quyền ở Đức -> mở ra 1 thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức. *Hđ 4: Cả lớp *MT: HS nắm được chính sách đối nội phản động và chính sách đối ngoại hiếu chiến của Đức. -PV: Sau khi lên cầm quyền chính phủ Hítle đã thực hiện chính sách kt, chính trị và đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 – 1939? - yêu câu hs theo dõi bảng thống kê sản lượng 1 số sản phẩm công nghiệp => cho nhận xét. Tại sao Đức đẩy mạnh phát triển kt như vậy? – phục vụ cho việc chuẩn bị chiến tranh. -PV: Đức thi hành chính sách đối ngoại như vậy nhằm mục đích gì? – tiến tới cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới. 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 - 1923. - Sự bại trận của Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất với những hậu quả nặng nề đã làm cho những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. - 11/1918, cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ quân chủ. Hè 1919, Hiến pháp mới được thông qua nền Cộng hòa Vaima được thiết lập. - Hè 1919, chính phủ Đức kí hòa ước Vécxai phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề. Đức lâm vào khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy. - Trong bối cảnh đó, phong trào cách mạng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ với những sự kiện quan trọng: Đảng Cộng sản Đức được thành lập (12/1918), cuộc nổi dậy của công nhân vùng Bavie dẫn đến sự ra đời nước Cộng hòa Xô viết Bavie, cuộc khởi nghĩa của công nhân thành phố cảng Hămbuốc (10/1923) là âm hưởng cuối cùng của cao trào cách mạng vô sản 1918 – 1923 ở Đức. 2. Những năm ổn định tạm thời (1924 - 1929). - Từ cuối 1923, nước Đức đã vượt qua được thời kỳ khủng hoảng kinh tế và chính trị. Chính quyền tư sản đã đẩy lùi phong trào cách mạng của công nhân và quần chúng lao động. Nền Cộng hòa Vaima và quyền lực của giới tư bản độc quyền được củng cố. - Về đối ngoại, địa vị quốc tế của nước Đức dần được khôi phục với việc tham gia Hội Quốc liên, kí kết hiệp ước với nhiều nước với nhiều nước, trong đó có Liên Xô. II. Nước Đức trong những năm 1929 - 1933. 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền: - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923 đã giáng một đòn hết sức nặng nề đối với nền kinh tế Đức. Năm 1932, sản xuất công nghiệp giảm tới 47% so với trước khủng hoảng, hàng nghìn nhà máy phải đóng cửa, khiến 5 triệu người thất nghiệp, Đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị – xã hội trầm trọng. - Trong bối cảnh ấy, Đảng Quốc xã của Hítle đã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chủ nghĩa phục thù, chống cộng và phát xít hóa bộ máy nhà nước. Được sự ủng hộ của giới đại tư bản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng Cộng sản Đức và Đảng Xã hội dân chủ Đức, ngày 30/1/1933, Hítle đã được đưa lên làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới của Đảng Quốc xã. Nước Đức bước vào một thời kỳ đen tối. Nước Đức trong những năm 1933 - 1939 Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle đã thiết lập nền chuyên chế độc tài khủng bố công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược. - Về chính trị, Chính phủ Hítle công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết đối với Đảng Cộng sản Đức, tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp Vaima. - Về kinh tế, đẩy mạnh việc quân sự hóa nền kinh tế nhằm phục vụ chiến tranh xâm lược. 1938, tổng sản lượng công nghiệp tăng 38% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tứ bản về sản lượng thép và điện. - Về đối ngoại, chính quyền Hítle ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, nhất là năm 1935 khi ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu. Tới 1938, nnước Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hành động chiến tranh xâm lược. 4.4: Củng cố và luyện tập: Câu 1: Nêu ngắn ngọn các giai đoạn phát triển của nước Đức (1918 – 1939) Đáp án câu 1: I- Nước Đức trong những năm 1918 – 1929. 1/ Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923. 2/ Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929) II- Nước Đức trong những năm 1929 – 1939. 1/ Khủng hoảng kt và quá trình Đảng quốc xã lên cầm quyền. 2/ Nước Đức trong những năm 1933- 1939 (Hítle cầm quyền) Câu 2: Chính phủ Hítle thực hiện chính sách chính trị- kt- đối ngoại như thế nào trong 1933 – 1939? Đáp án câu 2: - Chính trị: Thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, lập đổ nền cộng hòa Vaima. - Kinh tế: Tổ chức nền kt theo hướng tập trung mệnh lệnh phục vụ nhu cầu quân sự. - Đối ngoại: + Rút khỏi hội quốc liên (10/1933) + XD Đức trở thành 1 trại lính khổng lồ. + Kí với Nhật Bản “ hiệp ước chống QTCS”, hình thành khối PX: Đức – Ý – Nhật. 4.5: Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923. + Nhữn

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_11_17.doc