Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 8, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Tiết 2) - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh

 - Nắm được diễn biến chủ yếu của giai đoạn 2 chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất

c. Về thái độ

 - Lên án chủ nghĩa đế quốc đã gây ra chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề

 - Thông cảm với nỗi khổ của nhân loại tiến bộ.

b. Về kỹ năng

 - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá.

 - Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

 a. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

 - Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 - Bảng thống kê kết cục của chiến tranh.

 b. Chuẩn bị của học sinh

 - Vở ghi, bút viết

 - Học bài cũ và xem trước bài mới

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ (5’)

 Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 8, Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 (Tiết 2) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2009 Ngày dạy: 14/10/2009 - Dạy lớp 11E Ngày dạy: 21/10/2009 - Dạy lớp 11H Tiết 8 Chương II CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) - Tiết 2 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh - Nắm được diễn biến chủ yếu của giai đoạn 2 chiến tranh thế giới thứ nhất. - Tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất c. Về thái độ - Lên án chủ nghĩa đế quốc đã gây ra chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề - Thông cảm với nỗi khổ của nhân loại tiến bộ. b. Về kỹ năng - Biết trình bày diễn biến chiến sự qua bản đồ, sử dụng tài liệu để rút ra những kết luận, nhận định, đánh giá. - Phân biệt các khái niệm : “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh cách mạng”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a. Chuẩn bị của giáo viên: - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Bảng thống kê kết cục của chiến tranh. b. Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi, bút viết - Học bài cũ và xem trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ nhất. Đáp án: + Trong giai đoạn này chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt gây thiệt hại nặng nề về người và của, nhưng không đưa lại ưu thế cho các bên tham chiến. + Những năm đầu Đức, Áo - Hung giữ thế chủ động tấn công nhưng đều không đạt được mục đích và kế hoach đề ra b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài ( 1’) Từ năm 1914 - 1918 nhân loại đã trải qua một cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, lôi cuốn hàng chục nước tham gia, lan rộng khắp các châu lục, tàn phá nhiều nước, gây nên những thiệt hại lớn về người và của. Để hiểu được diễn biến chiến sự của chiến tranh ở giai đoạn 2 như thế nào và kết cục cuộc chiến tranh ra sao, các em cùng theo dõi tiếp nội dung bài giảng hôm nay. Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918) - Tiết 2 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân Trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh, nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra, đó là những sự kiện nào ? - GV: Yêu cầu HS lập bảng niên biểu tóm tắt diễn biến chính giai đoạn II của chiến tranh theo mẫu sau. Thời gian Chiến sự Kết quả - GV sử dụng bảng niên biểu đã chuẩn bị sẵn làm thông tin phản hồi để học sinh chỉnh sửa phần tự làm của mình - HS theo dõi, nghiên cứu SGK và tự lập bảng theo mẫu II. Diễn biến của chiến tranh 2. Giai đoạn thứ hai (1917 - 1918) (25’) Thời gian Chiến sự Kết quả - 2/1917 - 2/4/1917 - 11/1917 - 3/3/1918 - Đầu 1918 - 7/1918 - 9/11/1918 - 11/11/1918 - Cách mạng DCTS ở Nga thành công - Mĩ tuyên chiến với Đức, tham gia vào chiến tranh cùng phe Hiệp ước. - Trong năm 1917 chiến sự diễn ra trên cả 2 Mặt trận Đông và Tây Âu. - Cách mạng tháng 10 Nga thành công - Chính phủ Xô viết ký với Đức Hiệp ước Bơ-rét Li-tốp - Đức tiếp tục tấn công Pháp - Mĩ đổ bộ vào châu Âu, chớp thời cơ Anh - Pháp phản công. - Cách mạng Đức bùng nổ - Chính phủ Đức đầu hàng - Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục chiến tranh - Có lợi hơn cho phe Hiệp ước. - Hai bên ở vào thế cầm cự. - Chính phủ Xô viết thành lập - Nga rút khỏi chiến tranh - Một lần nữa Pa-ri bị uy hiếp - Đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari 29/9, Thổ Nhĩ Kỳ 30/10, Áo - Hung 2/11 - Nền quân chủ bị lật đổ - Chiến tranh kết thúc Hoạt động 2: Cá nhân - Gv dùng lược đồ kết hợp trình bày tóm tắt diễn biến năm 1917-1918 lần lượt theo các sự kiện trong SGK - Về việc Mĩ tham chiến gv hỏi vì sao Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước? ? Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi có tác động gì đến Chiến tranh thế giới thứ nhất? - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã để lại hậu quả gì? Chúng ta cùng tìm hiểu kết cục của chiến tranh. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân - Kết cục của chiến tranh như thế nào, Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hậu quả gì? - Cách mạng tháng Mười Nga thành công và sự ra đời của nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới. Đây là hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham chiến ? Kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì? ? Qua nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh, em hãy rút ra tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? - GV giải thích thêm: Về tính chất của chiến tranh, Lê-nin đã chỉ rõ: “Về cả hai phía, cuộc chiến đều là chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, điều đó hiện nay không còn bàn cãi gì nữa... Chiến tranh vô luận là do giai cấp tư sản Anh, Pháp tiến hành, cũng đều nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc nhược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính và chia lại thuộc địa, cứu chế độ tư bản chủ nghĩa bằng cách lừa bịp và chia rẽ công nhân các nước. - HS theo dõi bảng niên biểu, nghe giáo viên giảng và kết hợp ghi vào vở - Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiếp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. - Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua “Sắc lệnh hòa bình” kêu gọi các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh nhưng không được hưởng ứng vì các nước Anh, Pháp, Mĩ muốn kết thúc chiến tranh trong thế thắng. Trước tình thế đó, để bảo vệ chính quyền non trẻ, nhà nước Xô viết phải ký với Đức hòa ước Bơ-rét Li-tốp ngày 3/3/1918, nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc. - HS nghiên cứu SGK và trả lời theo SGK: 33 nước cùng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa của chiến tranh: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, tiêu tốn 85 tỉ đô la...Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ - Căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn của chiến tranh, những người lính bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh. - HS trả lời: Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. III- KẾT CỤC CỦA CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (10’) - Kết cục: Kết thúc với sự thất bại thuộc phe liên minh. - Hậu quả: Gây thiệt hại lớn về người và của: + 10 triệu người chết + 20 triệu người bị thương + Tiêu tốn 85 tỉ đô la - Tính chất: là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. c. Củng cố, luyện tập. (2’) + Diễn biến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất ở giai đoạn 2 + Tính chất, kết cục của chiến tranh. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’) + Học bài cũ, chuẩn bị bài mới – Bài 7: Những thành tựu văn hóa thời cận đại + Trả lời hết câu hỏi SGK

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_8_bai_6_chien_tranh_the_gioi_thu.doc
Giáo án liên quan