Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh 1918-1939 - Trần Thị Luyến

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

-Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới 1, đặc biệt là cao trào CM 1918-1923 ở Đức.

-Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và quá trình lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít.

2. Về thái độ:

-HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.

-Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

3. Về kĩ năng:

 -Rèn luyện khả năng so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng.

- Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận

II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.

- Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923

- Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài

- Tài liệu tham khảo khác.

 III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là gì?

3.Dẫn dắt vào bài mới.

-Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hệ thống hòa ước Véc xai. Nước Đức đã vươn lên thành một nước ĐQ hùng mạnh như thế nào? Vì sao CN phát xít lại thắng thế ở Đức?

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh 1918-1939 - Trần Thị Luyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/12/2008 Tổ CM duyệt Tiết 14 BÀI 12 NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH (1918 – 1939) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: -Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Đức trong 10 năm đầu sau chiến tranh thế giới 1, đặc biệt là cao trào CM 1918-1923 ở Đức. -Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 -1933 và quá trình lên nắm quyền của chủ nghĩa phát xít. 2. Về thái độ: -HS hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. -Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. 3. Về kĩ năng: -Rèn luyện khả năng so sánh sự kiện để rút ra bản chất của chúng. - Kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. - Bản đồ chính trị châu Âu năm 1914 và năm 1923 - Tranh ảnh, bảng biểu có liên quan tới bài - Tài liệu tham khảo khác. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là gì? 3.Dẫn dắt vào bài mới. -Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hệ thống hòa ước Véc xai. Nước Đức đã vươn lên thành một nước ĐQ hùng mạnh như thế nào? Vì sao CN phát xít lại thắng thế ở Đức? 4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - Nguyên nhân nào làm bùng nổ cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở nước Đức? (GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây hậu quả gì đối với nước Đức ?) -GV yêu cầu HS, khai thác hình 31. Hình 31 nói lên điều gì? (vô giá trị đến mức bị biến thành một thứ giấy làm đồ chơi cho trẻ em). Sự rối loạn về tài chính của nước Đức làm cho đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động trở lên vô cùng tăm tối và khốn quẫn. -Cuộc cách mạng DCTS 1918 đã giải quyết được nhiệm vụ gì? I. Nước Đức trong những năm 1918 – 1929. 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 – 1923. a. Nguyên nhân bùng nổ cách mạng -Công cuộc thống nhất nước Đức trước đây chưa giải quyết triệt để những nhiệm vụ của CM dân chủ tư sản. -Sự thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất và làm cho Đức bị suy sụp về kinh tế, chính trị, quân sự Þ mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. -Việc thực hiện hòa ước Véc-xai càng làm cho tình hình nước khủng hoảng kinh tế - tài chính diễn ra trầm trọng . b. Diễn biến -11/1819, cách mạng DCTS bùng nổ. + kết quả: nền quân chủ bị lật đổ, chế độ Cộng hòa tư sản được thiết lập => nền Cộng hòa Vaima. - Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao trong những năm 1919-1923 -Đỉnh cao của phong trào cách mạng là sự ra đời của nước Cộng hòa Xô viết Ba-vi-e (4/1919) và khởi nghĩa vũ trang của công nhân Hăm-buốc 10.1923)) * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân -Vì sao nước Đức có thể phục hồi và phát triển sau chiến tranh? (sự ủng hộ, tiếp sức của các nước tư bản Mĩ, Anh. Sự phục hồi lệ thuộc vào bên ngoài, thiếu cơ sở vững chắc) -Sự ổn định của nước Đức trong những năm 1924-1929 biểu hiện như thế nào? -Gv yêu cầu hs chứng minh. 2. Những năm ổn định tạm thời (1924 – 1929) -Cuối 1923 Đức vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính trị sau chiến tranh - Kinh tế : + Những năm 1925 – 1929, kinh tế Đức được hồi phục. - Chính trị: +Chế độ Cộng hòa Vai ma được củng cố. + Tăng cường quyền lực giới tư bản độc quyền + Đàn áp phong trào công nhân -Đối ngoại: +Địa vị quốc tế dần được hồi phục +Tham gia Hội Quốc liên -Mức trung bình của các nước khác là 38%. Đức đã bị mất toàn bộ thuộc địa, lại không thể xây dựng một hàng rào thuế quan để bảo hộ thị trường trong nước do lệ thuộc vào tư bản nước ngoài.=>Thiệt hại của Đức hết sức nghiêm trọng. -Vì sao CNPX thắng thế ở Đức? II. Nước Đức trong những năm 1929 – 1939 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên nắm quyền. * Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 : -Kinh tế: +Sản xuât công nghiệp giảm 47%, hàng ngàn nhà máy đóng cửa, 5 triệu người thất nghiệp -Xã hội: +Hàng triệu người bị thất nghiệp. + Mâu thuẫn xã hội và đấu tranh của nhân dân lao động dâng cao => khủng hoảng chính trị trầm trọng. -Chính tri: chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền. * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân -Trong những năm 1933-1939, chính phủ Hít le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào? -Gv hướng dẫn hs quan sát bảng thống kê. -Qua bảng thống kê, hãy nhận xét về tình hình kinh tế Đức so với một số nước châu Âu? -Em có nhận xét gì về chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền Hít le? Chính sách đó tác động như thế nào đến tình hình châu Âu và thế giới? 2. Nước Đức trong những năm 1933 – 1939. - Chính trị: + Hít-le thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố, công khai các đảng phái dân chủ tiến bộ. + Năm 1934 Hít-le tuyên bố hủy bỏ hiến pháp Vaima, nền Cộng hòa Vaima sụp đổ. - Kinh tế: + Đức quân sự hóa nền kinh tế, khống chế toàn bộ nền kinh tế nhằm chuẩn bị phát động chiến tranh xâm lược. + Các ngành công nghiệp dần dần được phục hồi, đặc biệt là công nghiệp quân sự. - Đối ngoại: + Tháng 10.1933, Đức rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động . + Năm 1935, Đức ban hành lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực, tăng cường lực lượng quân sự 5. Sơ kết bài học. * Cũng cố: Trong vòng 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, nước Đức đã trải qua những bước thăng trầm. Sau khi thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và hỗn loạn về tài chính sau chiến tranh thế giới, Đức rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Các thế lực phát xít lên cầm quyền, thi hành chính sách đối nội, đối ngoại *Bài tập: -Sgk. Ngày soạn: 6/12/2008 Tổ CM duyệt Tiết 15 BÀI 13 NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: -Làm cho học sinh nắm được sự vươn lên về kinh tế của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kì bùng phát của kinh tế Mĩ trong những năm 20. -Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước Mĩ và chính sách của tổng thống Rudơven. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: -Làm cho học sinh nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những bất công trong lòng xã hội tư bản. -Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức, bất công trong lòng xã hội tư bản. 3. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu, tư liệu, để hiểu bản chất sự kiện. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. Lược đồ nước Mĩ sau chiến tranh, tranh ảnh về nứoec Mĩ.. III. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ. -Trình bày tác động của khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với nước Đức? 3.Dẫn dắt vào bài mới. 4.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm *Hoạt động1: cả lớp, cá nhân. -Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? -Gv sử dụng lược đồ nước Mĩ, cho hs thấy vị trí nước Mĩ, nhấn mạnh những lợi thế của Mĩ do vị trí đó mang lại trong chiến tranh thế giới 1. I. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1918-1929. 1. Tình hình kinh tế. - Những năm 20 của thế kỷ XX, kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao, bước vào thời kỳ phồn thịnh - Nguyên nhân: + Thu nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh + Không bị chiến tranh tàn phá. + Cải tiến kĩ thuật. +Mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất. -Gv hướng dẫn hs khai thác phần chữ nhỏ ở sgk, lấy số liệu chứng minh. -Sự phát triển của kinh tế Mĩ trong giai đoạn 1918-1929 có những hạn chế gì? - Biểu hiện : +1929, sản lượng công nghiệp chiếm 48% của TG + Đứng đầu thế giới về SX ôtô, thép, dầu mỏ + 1929, nắm 60% dự trữ vàng của thế giới. - Hạn chế : +Nhiều ngành CN chỉ sử dụng 60-80% công suất. + Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận, theo CN tự do thái quá. + Mất cân đối giữa các ngành CN, giữa CN – NN. *Hoạt động1: cả lớp, cá nhân. -Tình hình chính trị, xã hội Mĩ trong những năm 1918-1929 có nét gì nổi bật? -Vì sao phong trào công nhân Mĩ diễn ra sôi nổi ngay cả trong thời kì phồn vinh của kinh tế Mĩ? 2. Tình hình chính trị, xã hội. - Chính trị + Chính phủ Mĩ đề cao sự phồn vinh kinh tế. + Thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh. -Xã hội + Phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra mạnh mẽ. *Hoạt động1: cả lớp, cá nhân. -Nguyên nhân nào dẫn đến sự khủng hoảng của kinh tế Mĩ trong những năm 1929-1933? -Gv hướng dẫn hs quan sát Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp. -Hãy giải thích vì sao số người thất nghiệp ở Mĩ lên tới mức cao nhất vào những năm 1932-1933? -Gv chốt ý: khủng hoảng KT đã đẩy nước Mĩ vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, đe dọa sự tồn tại của CNTB. II. NƯỚC MĨ TRONG NHỮNG NĂM 1929 – 1939 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Mĩ. *Tác động của khủng hoảng: - Kinh tế: +Phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công, nông và thương nghiệp. +1929, công nghiệp chỉ còn 53,8%, 40% tổng số ngân hàng phải đóng cửa, 75% nông dân bị phá sản. -Chính trị-xã hội: +Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi. *Hoạt động1: cả lớp, cá nhân. -Nội dung cơ bản của chính sách mới về kinh tế là gì? -Chính sách mới tác động như thế nào đến tình hình nước Mĩ? -Gv hướng dẫn hs quan sát Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp và Biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ. 2. Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven. * Nội dung của chính sách mới. -Kinh tế: +Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế thông qua các đạo luật để phục hồi kinh tế như đạo luật ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp. -Tác động của Chính sách mới: + Nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng + Xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp + Chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì. - Chính sách đối ngoại. + Thi hành chính sách láng giềng thân thiện với các nước Mĩ latinh. + Thông qua các đạo luật để giữ vai trò trung lập trước sự xung đột quốc tế. 5. Sơ kết bài học. * Cũng cố: Gv nhắc lại những nét chính trong các giai đoạn phát triển của nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh. * Bài tập: -sgk - Em có suy nghĩ gì về chính sách đối ngoại của Mĩ ? Chính sách đó đã ảnh hưởng như thế nào đến tình hình thế giới ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_12_nuoc_duc_giua_hai_cuoc_chien_t.doc