Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ (Có đáp án)

Câu 1: (6 điểm).

Qua các cuộc cách mạng tư sản đã học trong thời kỳ cận đại, em hãy giải thích thế nào là một cuộc cách mạng tư sản? Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 phát triển qua mấy giai đoạn ( nêu mốc thời gian và tên từng giai đoạn)? Giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng tư sản Pháp?

Câu 2: (4 điểm).

Nêu sự thành lập và quá trình hoạt động của Quốc tế thứ hai? Sự khác nhau trong quá trình tan dã của Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ nhất?

Câu 3: (4 điểm).

Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử ở châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Em hãy liên hệ tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi Lịch sử Lớp 11 - Trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THỊ XÃ NGHĨA LỘ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Khoá thi, ngày 08/11/2009 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 150 phút(không kể thời gian giao đề) Câu 1: (6 điểm). Qua các cuộc cách mạng tư sản đã học trong thời kỳ cận đại, em hãy giải thích thế nào là một cuộc cách mạng tư sản? Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 phát triển qua mấy giai đoạn ( nêu mốc thời gian và tên từng giai đoạn)? Giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong cuộc cách mạng tư sản Pháp? Câu 2: (4 điểm). Nêu sự thành lập và quá trình hoạt động của Quốc tế thứ hai? Sự khác nhau trong quá trình tan dã của Quốc tế thứ hai và Quốc tế thứ nhất? Câu 3: (4 điểm). Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử ở châu Á, Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một nước đế quốc? Em hãy liên hệ tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX? Câu 4: (6 điểm). Đánh giá Công xã Pa-ri, sách giáo khoa lịch sử 11 viết: “Đây là một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy chứng minh nhận định trên? Hết. TRƯỜNG THPT THỊ XÃ NGHĨA LỘ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG Khoá thi, ngày 08/11/2009 ĐÁP ÁN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn: LỊCH SỬ Câu 1(6điểm). * Thế nào là một cuộc cách mạng tư sản (1đ). Mỗi ý đúng 0,25đ - Lãnh đạo: giai cấp tư sản, tầng lớp quý tộc mới - Động lực: tư sản, quý tộc mới, chủ yếu là nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công, công nhân. - Nhiệm vụ: Đánh đổ chế độ phong kiến hoặc các chế độ thực dân đế quốc và tay sai cai trị. - Mục đích: Đưa giai cấp tư sản, quý tộc mới lên nắm chính quyền, lập nhà nước của giai cấp tư sản, tạo điều kiện chi chủ nghĩa tư bản phát triển. * Các giai đoạn phát triển của cách mạng tư sản Pháp (1,5đ). Mỗi ý đúng 0,5đ - Giai đoạn 1: từ 14/7/1789 đến 10/8/1792: Thời kì đại tư sản tài chính cầm quyền ( phái lập hiến.) - Giai đoạn 2: từ 10/8/1792 đến 2/6/1793: Thời kì tư sản công thương cầm quyền ( phái Girông đanh). - Giai đoạn 3: t ừ 2/6/1793 đến 27/7/1794: Thời kỳ chuyên chính Giacôbanh nắm quyền do Rôbexpie đứng đầu. * Vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong CMTS Pháp (3,5 đ). - Vai trò của giai cấp tư sản: (1,5 đ) + Trong cuộc cách mạng giai cấp tư sản giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, nhưng trong quá trình phát triển của cách mạng giai cấp tư sản lần lượt bị phân hoá sâu sắc.(0,5 đ) + Dẫn chứng về sự phân hoá trong hàng ngũ giai cấp tư sản trong quá trình phát triển của cách mạng: phái đại tư sản lãnh đạo, nắm chính quyền, khi đã thoả mãn yêu cầu của mình thì ngả về triều đình phong kiến, chống lại nhân dân. Khi phái Girôngđanh của tư sản công thương nắm quyền cũng phản lại nhân dâncuối cùng ngay cả phái Giacôbanh khi cách mạng đạt tới đỉnh cao cũng xa rời quần chúng nên đã bị lật đổ 27/7/1794. (1 đ) - Vai trò của quần chúng nhân dân (2 đ) Mỗi ý đúng 0,5đ + Đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển và kết quả cách mạng. Động lực chủ yếu từng bước đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao. + Cuộc tấn công vào ngục Baxti của quần chúng nhân dân, cách mạng bùng nổ và thắng lợi. + Cuộc khởi nghĩa ngày 10/8/1792 của quần chúng nhân dân đưa cách mạng phát triển thêm một bư ớc. + Khi phái Girông đanh lên cầm quyền đi ngược lại quyền lợi của nhân dân, nhân dân Pháp lại khởi nghĩa ngày 2/6/1793 để đưa phái cách mạng là phái Giacôbanh lên cầm quyền cách mạng đạt tới đỉnh cao. Câu 2: (4 điểm) * Quá trình thành lập (1 đ). - Sau khi Quốc tế một giải tán, phong trào cách mạng ở các nước vẫn phát triển. Những năm 70,80 của thế kỉ XIX các chính đảng công nhân, các nhóm xã hội chủ nghĩa lần lượt thành lập ở nhiều nước. - Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập Quốc tế mới thay cho Quốc tế Một. Ngày 14/7/1889 kỷ niệm 100 năm ngày cách mạng tư sản Pháp, Quốc tế thứ Hai tuyên bố thành lập. * Hoạt đ ộng: (2 đ). - Quốc tế thứ Hai tồn tại và hoạt động chủ yếu dưới hình thức các đại hội, thông qua một số nghị quyết đúng đắn như lên án chính sách xâm lược của các nước đế quốc, kêu gọi chống chủ nghĩa quân phiệt. (0,5đ) - Quốc tế Hai có những đóng góp quan trọng trong phong trào công nhân thế giới cuối thế kỉ XIX và việc thành lập chính đảng vô sản của các nước. (0,5đ) - Trong Quốc tế thứ Hai cũng diễn ra cuộc đấu tranh găy gắt giữa khuynh hướng cơ hội và khuynh hướng cách mạng trên những vấn đề thuộc địa và chiến tranhnhững người cách mạng kiên quyết lên án chính sách xâm lược thuộc địa và chiến tranh đế quốc. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ,Quốc tế thứ Hai đi tới tan dã.(1 đ) * Sự khác nhau trong quá trình tan dã của hai tổ chức quốc tế (1đ) - Quốc tế thứ nhất tuyên bố tự giải tán khi đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. (0,5đ) - Quốc tế thứ Hai tan dã vì bị chủ nghĩa cơ hội lũng đoạn. Theo Lê-nin: Quốc tế thứ Hai đã chết vì bị chủ nghĩa cơ hội bóp nghẹt. (0,5đ) Câu 3: (4điểm) * Vì sao.(3đ) - Bối cảnh lịch sử: (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ + Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến Mạc phủ đứng đầu là các Xôgun bị lung lay. Nhật Bản đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây. + Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên sâu sắc, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng. + Nhật kí Hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc làm cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội phản ứng mạnh mẽ. + Những năm 60 của thế kỉ XIX cuộc đấu tranh chống Mạc phủ để bảo vệ độc lập và phục hưng đất nước bùng lên mạnh mẽ lật đổ chế độ thống trị Xôgun, chính phủ mới do Thiên Hoàng Minh trị được thành lập. - Các chính sách cải cách( 2đ) + Hành chính: Xoá bỏ ranh giới giữa các lãnh địa và quyền lực của các lãnh chúa phong kiến. Nhật Bản trở thành quốc gia thống nhất từ trung ương đến địa phương. Tổ chức chính phủ theo kiểu Châu Âu. Ban hành Hiến phápThiên hoàng đứng đầu có quyền lực tối cao(0,5đ) + Giáo dục: Là nhân tố quan trọng, ban hành chế độ giáo dục bắt buộc, tăng cường nội dung khoa học kỹ thuật vào chương trình giảng dạy, cử thanh niên ưu tú ra nước ngoài theo học0,25đ + Kinh tế: Duy trì quyền sở hữu ruộng đất, cho phép mua bán ruộng đất. Xoá bỏ độc quyền, mọi người được tự do buôn bán đi lại. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất, khuyến khích sản xuất tiêu dùng.(0,5đ) + Quân sự: Hiện đại hoá theo kiểu phương Tây, Phát triển công nghiệp quân sự.0,25đ > Những cải cách trên thực sự là một cuộc cách mạng đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến lạc hậu, thoát khỏi số phận của một thuộc địa trở thành một nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu á..(0,5đ) * Trung Quốc: Cuộc Duy Tân năm 1898 của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã vấp phải sự ngăn cản của lực lương phong kiến bảo thủ mà đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu, vì thế vua Quang tự không thực hiện được chính sách cải cách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu. Kết quả Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa , nửa phong kiến(0,5đ) * Việt Nam: lực lượng bảo thủ của quan lại triều Nguyễn thực hiện nhữnh chính sách thủ cựu về đối nội, đối ngoại, khước từ những đề nghị của nhóm Duy tân. Kết quả Việt Nam trở thành nước nửa thuộc địa , nửa phong kiến. .(0,5đ) Câu 4: (6 điểm) * Sơ lược sự thành lập công xã (1đ). - 18/3/1871 Cách mạng thắng lợi ở Pa-ri. (0,25đ) - 26/3/1871: Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. (0,5đ) - 28/3/1871: Hội đồng công xã ra mắt nhân dân. (0,25đ) * Chứng minh công xã là nhà nước kiểu mới: (5đ). - Cơ cấu tổ chức: (2đ). + Hội đồng công xã-cơ quan cao nhất-do phổ thông đầu phiếu lập nên, tập trung cả quyền hành pháp và lập pháp. + Hội đồng công xã gồm 9 uỷ ban. Ngày 1/5/1871 thêm uỷ ban Cứu quốc, quyền và trách nhiệm thuộc về uỷ ban không thuộc về cá nhân. + Đứng đầu uỷ ban là một uỷ viên công xã, do dân bầu, chịu trách nhiệm trước dân và có thể bị bãi miễn. + Công xã giải tán quân đội và cảnh sát cũ, thay bằng lực lượng vũ trang của nhân dân. - Các chính sách mới: + Chính trị: (0,5 đ). . Đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập chính quyền mới của giai cấp vô sản. . Thành phần công xã gồm công nhân và trí thức đại diện cho quần chúng lao động. + Kinh tế: (0,5 đ). . Công nhân quản lý nhà máy, xí nghiệp của chủ bỏ trốn. . Kiểm soát chế độ tiền lương, cảI thiện điều kiện làm việc. . Làm việc 8h/ngày, tăng lương + Xã hội: (0,5 đ). . Giải quyết tình trạng thất nghiệp, định giá tối đa các nhu yếu phẩm. . Hoãn trả tiền thuê nhà, hoãn nợ, trả lại đồ cầm của người nghèo . Chăm lo đời sống của nhân dân, đảm bảo quyền công dân cho phụ nữ. + Văn hoá-giáo dục: (0,5 đ). . Giáo dục bắt buộc và miễn phí . Tách nhà thờ khỏi giáo hội, trường học không dạy kinh thánh. . Tăng lương cho giáo viên, lập vườn trẻ và uỷ ban giáo dục. + Quân sự: (0,5 đ). . Giải tán quân đội và cảnh sát cũ, xây dựng lực lượng vũ trang và an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng. . Vũ trang cho công nhân. > Cơ cấu tổ chức và hoạt động của công xã mang tính chất một nhà nước kiểu mới khác hẳn bộ máy nhà nước kiểu cũ của giai cấp tư sản . Đó là nhà nước vô sản, lần đầu tiên giai cấp vô sản dựng lên nền chuyên chính của giai cấp mình. (0,5 đ).

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_lich_su_lop_11_truong_thpt_thi_xa.doc
Giáo án liên quan