I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
yêu cầu HS cần nắm:
- Tình hình nước Mĩ từ 1918-193: (sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới.)
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tícht tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử
3. Thái độ
- Giúp HS nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ.
- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1-GV: sgk, bài soạn, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo( ở nhà)
2-HS: sgk,vở ,bút
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 13: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy .............lớp 11B1.tổng số ............ vắng ................
............ lớp 11B4.tổng số ........... .vắng ................
.......... ..lớp 11B6.tổng số .............vắng ................
.............lớp 11B7.tổng số .............vắng ................
Tiết 16 BÀI 13: NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
yêu cầu HS cần nắm:
- Tình hình nước Mĩ từ 1918-193: (sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kỳ bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. Hiểu được tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kỳ phát triển mới.)
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng phân tícht tư liệu lịch sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.
- Kỹ năng xử lý số liệu trong các biểu bảng thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử
3. Thái độ
- Giúp HS nhận thức rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn, nan giải trong lòng nước Mĩ.
- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1-GV: sgk, bài soạn, chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo( ở nhà)
2-HS: sgk,vở ,bút
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét chính về tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
- GV: dùng lược đồ châu Mĩ, giới thiệu vị trí nước Mĩ: nằm ở vùng Bắc châu Mĩ, được 2 đại dương... bao bọc.
Hỏi tình hình kinh tế mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX có gì khác Đức?
-HS: suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, kết luận;kt phồn vinh, biểu hiện
+CN. Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao. Trong vòng 6 năm sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1928, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc, công nghiệp Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô... thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919 Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1929 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
+Tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929 Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới...
=>Trong thập niên 20 thế kỉ XX, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất (năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp và 60% số vàng dự trữ của thế giới).
GV phát vấn tiếp:nguyên nhân của sự phát triển KT Mĩ thời kì này?
HS: trao đổi, phát biểu. GV nhận xét . kết luận, phân tích:
+ Đất nước chiến tranh không ảnh hưởng đến,mà được hưởng lợi từ chiến tranh TGT1( bán hàng, vũ khí trong và sau chiến tranh, tổn thất do CT không đáng kể...)
+ Cũng với những lợi thế đó, Mĩ chú trọng áp dụng những thành tựu của khoa học - kỹ thuật, sử dụng phương pháp quản lý tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng
-GV phát vấn tiếp:Bên cạnh những ưu điểm, KT mĩ có hạn chế nào không?
-HS: tiếp tục trả lời , GV: nhận xét, bổ xung, kết luận
+ Nhiều ngành CN chỉ sử dụng 60->80./. công suất
+ Phát triển không đồng bộ.
+ Nạn thất nghiệp...1922-1927 :3.4 tr người..
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị, xã hội Mĩ giai đoạn 1918-1929
-GV: Bên cạnh nền kt phồn vinh, tình hình CT-XH Mĩ có gì nổi bật?
-HS: suy nghĩ, phát biểu GV nhận xét, bổ sung. Kết luận.
.GV giảng giải: Trong thời này, ĐCH cầm quyền, chính Đảng của tư sản công nghiệp Mĩ, thành lập năm 1856 biểu tượng của Đảng là con voi, từ lúc mới thành lập đã chủ trương phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa chống lại chế độ đồn điền ở miền Nam.. Đảng Cộng hòa nắm quyền trong thời gian này cũng thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh đàn áp tư tưởng “tiến bộ” trong phong trào công nhân.( vụ tử hình 2 cd I- ta -li- a).. Những người lao động thường xuyên phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và phân biệt chủng tộc. Gv giới thiệu hình:nhà ở của người nghèo -> HS thấy được c/sở người lao động nước này.
. phong trào đấu tranh nổ ra, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân->ĐCS Mĩ thành lập tháng 5- 1921, ĐCS Mĩ tích cực lãnh đạo phong trào CN,...1920, có 1.4 triệu CN bãi công đến 1922 là 1.6 tr
GV hỏi HS và nhấn mạnh: vì sao phong trào công nhân vẫn diễn ra ngay trong thời kì phồn vinh của kinh tế mĩ.
* Hoạt động 3: Biết được những nét chính về khủng hoảng kinh tế ở Mĩ và tác động của nó đến kT, Xh Mĩ
- GV đặt câu hỏi:Em hãy nhắc lại những hạn chế của nước Mĩ trong giai đoạn trước. Hạn chế đó đưa đến hậu quả gì?
-HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý: Chủ nghĩa tự do thái độ trong phát triển kinh tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu Þ khủng hoảng kinh tế thừa bùng nổ ở Mĩ.
-GV: yêu cầu HS trình bày những biểu hiện về cuộc khủng hoảng, hậu quả của nó đối với nền kt, ct-xh Mĩ ?
-HS: tiếp tục suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét, kết luận.
phân tích
+ Khủng hoảng bắt đầu từ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%.
Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời. các nhà máy liên tiếp đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản, ...sau đó là các ngành công . nông nghiệp...Hậu quả...
+ Đến năm 1932, khủng hoảng kinh tế đã đạt được đỉnh cao nhất, sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với 1929) 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng ngân hàng).. 75% nông trại bị phá sản.
+ Từ 1929 - 1933 tỉ lệ người thất nghiệp tăng vọt .Yêu cầu HS quan sát biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp và nhận xét( cao nhất là 1933 có đến gần 13 triệu người thất nghiệp chiếm đến 24,9% lực lượng lao động của nước Mĩ). Phong trào đấu tranh của các tầng lớp ND nổ ra trên toàn nước Mĩ
* Hoạt động 4:Tìm hiểu những chính sách mới của Tổng thống Mĩ Rudơven và tác dụng của chính sách đó
-GV giới thiệu về Ru-dơ-ven:( 1882-1945), thuộc Đảng Dân chủ, tổng thống Hoa Kỳ thứ 32,tái nhiệm liên tục liền trong 4 nhiệm kỳ (1933 - 1945)
Sinh ra trong một gia đình điền chủ, Ru-dơ-ven trở thành luật sư, nghị sỹ Thượng nghị viên bang Niu- ooc đại diện đảng DC (1910 - 1912). Từ 1913 - 1920 là thứ trưởng Bộ Hàng hải. Từ 1928 - 1933 là Thống dốc bang Nui Oóc. Năm 1932 được bầu làm Tổng thống.
Ru-dơ-ven là nhà chính trị tư sản khôn khéo, tài năng.
-Phát vấn: sau khi đắc cử ,Tổng thống. Ru-dơ-ven, đã làm gì để thay đổi tình hình đất nước?
-HS suy nghĩ, phát biểu, GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Phân tích bản chất của chính sách đó (nhà nước như một người khổng lồ nắm mạch máu kt, ổn định ct-xh ...
-GV: gợi mở,những c/s của Tổng thống. Ru-dơ-ven đã làm thay đổi tình hình nước Mĩ như thế nào?
-HS; trả lời. GV nhận xét, kết luận, yêu cầu hs Quan sát hình 37 - SGK: biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ (1929-1941).Nhận xét về Chính sách mới do chính quyền Tổng thống Rudơven đề ra.
Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới, Chính phủ Rudơven đã thông qua hàng loạt các đạo luật được gọi là trung lập, nhưng trên thực tế đã góp phần khuyến khích chính sách hiếu chiến xâm lược của chủ nghĩa phát xít.
I.Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929
1. Tình hình kinh tế
-Tình hình KT: Trong thập niên 20 thế kỉ XX, nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất (năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp và 60% số vàng dự trữ của thế giới, đứng đầu thế giới về ô tô, thép, dầu mỏ..).
-Nguyên nhân:
+Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đem lại "những cơ hội vàng" cho nước Mĩ
+Cải tiến KHKT, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất -> kinh tế phát triển nhanh chóng
-Hạn chế:
+ nhiều ngành công nghiệp không sử dụng hết công suất máy móc
+ hoặc thiếu sự cân đối giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa sản xuất và tiêu dùng...
2. Tình hình chính trị - xã hội
-Chính trị: Chính phủ của Đảng Cộng hoà cầm quyền trong những năm 20 đã thi hành chính sách đàn áp phong trào công nhân, phong trào dân chủ tiến bộ .Không quan tâm cải thiện đời sống của người lao động, người da đen và dân trại.
-Trong thời kỳ này phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi trong các ngành công nghiệp than, luyện thép, đường sắt,... tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập, đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân Mĩ.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ
- Nguyên nhân: ( tự rút ra )
-Diễn biến: Cuối tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bất ngờ nổ ra ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng, sau đó nhanh chóng lan sang các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
-Hậu quả:
+ KT: Cuộc khủng hoảng đã chấm dứt thời kì hoàng kim và tàn phá nghiêm trọng nền kinh tế Mĩ. Năm 1932, sản xuất công nghiệp chỉ còn 53% (so với 1929), 75% dân trại bị phá sản.
+CT-XH: , hàng chục triệu người thất nghiệp, Các mâu thuẫn xã hội trở lên gay gắt, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng trong cả nước.
2 Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ph.Rudơven
- Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Mĩ Rudơven đã đề ra một hệ thống các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội, được gọi chung là chính sách mới.
-Nội dung:Chính sách mới bao gồm một loạt các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp... dựa trên sự can thiệp tích cực của Nhà nước.
-Kết quả:
+Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch và duy trì chế độ dân chủ tư sản ở Mĩ.
+Về đối ngoại, Chính phủ Rudơven đề ra Chính sách láng
giềng thận thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (11/1933). Trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giới thì trung lập
3.Củng cố, luyện tập
GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để củng cố bài học.
+ Nêu tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929 ?
+ Cuộc khủng hoảng kt (1919-1933) gây ra hậu quả gì cho nước Mĩ?
+ Chính sách mới của- Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào?
4. Hướng dẫn HS tự học
Về nhà học bài cũ, tìm hiểu bài Nhật Bản
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_13_nuoc_mi_giua_hai_cuoc_chien_tr.doc