A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai; diễn biến chính của chiến tranh
- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh.
2. Thái độ:
- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới thứ hai.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Nêu khái quát về phong trào độc lập dân tọc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
2. Giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới II( 1939-1945) là cuộc chiến tranh gây nên nhiều tổn thất lớn về người và của trong lịch sử nhân loại, kéo dai trong 6 năm, chiến tranh đã bao trùm gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt trận. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc chiến tranh, diễn biến và kết cục của cuộc chiến tranh như thế nào chúng ta tìm hiểu bài 17.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 17+18 - Trịnh Thị Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21, 22
Tiết 21, 22
NS: 13/1/09
ND:
CHƯƠNG IV
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 -1945)
Bài: 17
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 -1945)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai; diễn biến chính của chiến tranh
- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh.
2. Thái độ:
- Giáo dục HS học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống CNPX, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong công cuộc chiến tranh này đối với loài người.
3. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử; kỹ năng sử dụng bản đồ và tranh ảnh lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ chiến tranh thế giới lần thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về chiến tranh thế giới thứ hai.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Nêu khái quát về phong trào độc lập dân tọc ở các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
2. Giới thiệu bài mới: Chiến tranh thế giới II( 1939-1945) là cuộc chiến tranh gây nên nhiều tổn thất lớn về người và của trong lịch sử nhân loại, kéo dai trong 6 năm, chiến tranh đã bao trùm gần như toàn bộ các châu lục và diễn ra trên nhiều mặt trận. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới cuộc chiến tranh, diễn biến và kết cục của cuộc chiến tranh như thế nào chúng ta tìm hiểu bài 17.
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
GV: Vì sao hình thành khối liên minh phát xít?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV khẳng định đây là con đường các nước phát xít hỗ trợ tiến hành xâm lược để chia lại thế giới
GV: Thái độ của Anh, Pháp và Liên Xô ntn khi các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV khẳng định thái độ của Liên Xô kiên quyết chống phát xít
GV: Hội nghị Muy-ních nhằm mục đích gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: A, P trao trả vùng Xuy đét của Tiệp cho Đức, Hít Le cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở chiến trường châu Âu.
GV: Em có nhận xét gì về hội nghị Muy ních?
HS trả lời
Gv chốt: Thể hiện âm mưu thống nhất của CNĐQ trong việc tiêu diệt Liên Xô
GV: Trước thái độ của Anh, Pháp Hítle đã làm gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời
I. Con đường dẫn đến chiến tranh:
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937):
- Những năm 30 của thế kỉ XX, trục phát xít Béclin – Rôma – Tôkiô hình thành. Khối này tăng cường xâm lược.
- Liên Xô kiên quyết đứng về phe các nước chống phát xít nhưng Anh, Pháp, Mĩ giữ chính sách thỏa hiệp chĩa mũi nhọn về Liên Xô.
2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới:
- Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních triệu tập, Anh, Pháp tiếp tục chính sách thỏa hiệp. Tháng 3/1939, Hítle chiếm luôn Tiệp Khắc và chuẩn bị chiếm Ba Lan
- Ngày 23/8/1939, Hiệp ước Xô - Đức được kí
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Chiến tranh thế giới hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 – đến 6/1941):
GV chia lớp 4 nhóm thảo luận
N1: Trình bày những diễn biến chính đến trước tháng 9/1940?
N2: Trình bày những diễn biến chính từ tháng 9/1940 đến trước khi Đức tấn công Liên Xô?
GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
GV chốt ý
GV dùng lược đồ nêu khái quát lại
=>Như vậy với ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự
Đức áp dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng , sử dụng yếu tố bất ngờ để tấn công Ba lan và sau đó thôn tính gần như toàn bộ Châu Âu.
-Thái độ của A, P từ tháng 9/1939-4/1940: tuy tuyên chiến với Đức nhưng giới cầm quyền A, P vẫn theo đuổi chính sách thỏa hiệp nên án binh bất động, bỏ mặc Đức thôn tính Ba lan với hi vọng Đức sẽ quay mũi nhọn chĩa về phía Liên Xô.
II. Chiến tranh thế giới hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 – đến 6/1941):
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 – đến 9/1940):
Ngày 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ.
-Đức áp dụng “chiến tranh chớp nhoáng”, chiếm Ba Lan
- 4.1940 Đức tấn công chiếm: Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Luc xăm bua và đánh thẳng vào Pháp.
-9/1940 Đức đánh Anh không thành.
2. Phe phát xít bành trướng Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 – đến 6/1941):
- Tháng 9/1940, khối liên minh phát xít kí Hiệp ước Tam cường
- Hè năm 1941, Đức chiếm hầu hết châu Âu (trừ Anh)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 – đến 11/1942):
N3: Nét chính chiến sự ở Liên Xô và Bắc Phi? Nét chính ở mặt trận Thái Bình Dương?
N4: Nêu nét chính khi Mặt trận Đồng minh thành lập đến tháng 8/1945?
GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung
GV chốt ý
GV: Sự kiện nào đã tạo thế cho quân Đồng minh
phản công?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Quân Đồng minh đã thu được thắng lợi nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Thái Bình Dương?
HS trả lời
GV bổ sung
GV khối đồng minh chống phát xít được hình thành như thế nào?
HS trả lời GV nhận xét –bổ sung
-Chiến tranh lan rộng toàn thế giới, đe dọa sự tồn vong của nhiều quốc gia
- Việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi cục diện quân sự, chính trị .
-Chính phủ A, P dần dần thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc đấu tranh chống phát xít.
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi:
* Liên Xô:
- Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô, ưu thế thuộc về Đức
- Chiến thắng Mátxcơva làm phá sản chiến lược “ chiến tranh chớp nhoáng”, “ đánh nhanh thắng nhanh” của quân Đức.
* Ở Bắc Phi:
Tháng 9/1940, Ý tấn công Ai Cập nhưng sau đó Anh, Mĩ giành thắng lợi chuyển sang phản công
2. Chiến tranh ở Thái Bình Dương bùng nổ:
Ngày 7/12/1941, Nhật tấn công Mĩ ở Trân Châu cảng và mở rộng xâm chiếm ở châu Á Thái Bình Dương. Mĩ tuyên chiến với Nhật
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành:
=> Ngày 1/1/1942, khối Đồng minh chống phát xít được hình thành
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ 11/1942 – đến 8/1945):
GV trình bày ngắn gọn và kết luận:
Trận phản công Xtalin grat có ý nghĩa bước ngoặt đối với Mặt trận Xô- Đức và cụa diện chung của cuộc chiến tranh thế giới. Đây là trận đánh lớn có ý nghĩa xoay chuyển tình thế phát xít Đức từ thế chủ động rơi vào thế bị động, từ chiến lược tấn công phóng ngự. Còn Liên Xô, Anh, Mĩ chuyển từ chiến lược phòng ngự, bị động sang chiến lược phản công trên các mặt trận quan trọng.
GV trình bày những nét lớn về tình hình các mặt trận khắc, kết hợp sử dụng lược đồ, tranh ảnh minh họa.
GV sử dụng lược đồ tường thuật về diễn biến chính ở mặt trận Xô- Đức và cuộc tổng phản công của Hồng quân Liên Xô trên khắp các mặt trận.
Năm 1944 A, M mở Mặt trận thứ hai, mặc dù muộn nhưng cũng có tác dụng thúc đẩy chiến tranh nhanh chóng kết thúc ở châu Âu.
GV giới thiệu ngắn gọn việc tổ chức Hội nghị I- an- ta (2/1945) theo chữ nhỏ SGK.
GV trình bày ngắn gọn trận tấn công Béc lin và minh họa bức ảnh Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc Hội Đức
GV tổng kết bài cho HS đọc kết cục của chiến tranh, để các em thấy được hậu quả khủng khiếp, thấy được tội ác của kẻ gây ra chiến tranh đồng thời thấy được sự anh dũng hy sinh của nhân dân các nước chống chủ nghĩa phát xít
IV. Quân Đồng minh chuyển sang phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (từ 11/1942 – đến 8/1945):
1. Quân Đồng minh phản công (từ 11/1942 – đến 6/1944):
- Từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943 Hồng quân Liên Xô tấn công quân Đức và giành thắng lợi trong trận Xtalin grat.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc:
- Năm 1944, Liên Xô phản công tiến sát nước Đức.
- Ngày 9/5/1945, Đức đầu hàng chiến tranh kết thúc ở châu Âu
- Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng chiến tranh kết thúc
V. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:
Học (SGK)
4. Củng cố:
- Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệtchủ nghĩa phát xít?
- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, em rút ra bài học gì cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
5. Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 18
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22
Tiết 22
NS: 13/1/09
ND:
Bài 18
ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1917-1945)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Những sự kiện chính của lịch sử thế giới (1917 - 1945)
- Những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) và một số quy luật vận động của nó.
2. Thái độ:
- Củng cố, nâng cao tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
- Hiểu rõ bản chất của CNTB, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít và nâng cao tinh thần chống chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.
3. Kĩ năng:
Củng cố lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; phát triển các kĩ năng tổng hợp, khái quát.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
Lược đồ thế giới, bảng hệ thống các sự kiện lịch sử
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Trình bày kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai?
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
Hoạt động 1: Cả lớp
GV: Cùng HS hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính (1917- 1945)
HS: Hoạt động theo sự hướng dẫn của GV
GV: Gọi HS điền vảo bảng thống kê theo mẫu sgk (phần này có thể đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm đã in phiếu sẵn: HS điền vào những nội dung trong phiếu, phần này có 2 bảng thống kê:
Nước Nga - Liên Xô
Thời gian
Sự kiện
Kết quả, ý nghĩa
2- 1917
7-11-1917
1918-1920
1921-1941
Cách mạng dân chủ tư sản ở Nga
Cách mạng tháng Mười Nga thành công
Cuộc đ/t chống thù trong giặc ngoài
Liên Xô xây dựng CNXH
- Lật đổ chính quyền Nga hoàng 2 chính quyền song song tồn tại chính quyền
Lâm thời và các Xô viết
- Lật đổ chính phủ lâm thời, thành lập nước cộng hòa Xô Viết mở đầu thời kỳ Xây dựng mới XHCN
- Xây dựng lại hệ thống chính trị, bảo vệ chính quyền Xô Viết Nga nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài
- Công nghiệp hóa XHCN
- Tập thể hóa nông nghiệp
- Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp
Các nước TBCN
Thời gian
Sự kiện
Kết quả, ý nghĩa
1918-1923
1924-1929
1929-1933
1933-1939
1939-1945
Cao trào cách mạng thế giới (Châu Á)
Thời kỳ ổn định và phát triển của CNTB
Khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu nổ ra từ Mỹ
Các nước TB trong hệ thống TBCN tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng
Chiến tranh thế giới lần thứ hai
- Phong trào phát triển mạnh ở các nước tư sản, điển hình là Đức và Hung-ga-ri
- Một loạt các Đảng cộng sản ra đời trên t/g: Đảng cộng sản Hung-ga-ri (1918), Pháp (1920) Anh (1920), Ý (1921)
- Quốc tế cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới (1919- 1943)
- Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng và tình hình chính trị tương đối ổn định ở các nước trong hệ thống TBCN
- Kinh tế thế giới giảm sút nghiêm trọng, tình hình chính trị ở một số nước tư bản không ổn định nên phát xít hóa chính quyền CNPX ra đời
- Khối các nước phát xít: Đức, Ý, Nhật chuẩn bị gây chiến tranh, bành trướng xâm lược
- Khối Anh, Pháp, Mỹ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị duy trì chế độ dân chủ TS
- 72 nước tham chiến
- CNPX thất bại hoàn toàn
- Thắng lợi thuộc về các nước tiến bộ thế giới
- Hệ thống các nước XHCN ra đời
Hoạt động 2: Nhóm
Chia làm 5 nhóm thảo luận tìm ra 5 sự kiện chủ yếu
GV cho đại diện trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: Tại sao chọn CMT10 Nga là sự kiện tiêu biểu chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Mời nhóm 2
HS: Trả lời
GV: Vì sao chọn cao trào cách mạng 1918- 1923 là sự kiện chủ yếu
HS: Trả lời theo hiểu biết của mình
GV: Mời nhóm 3
HS: Trả lời
GV: Tại sao chọn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao làm sự kiện chính?
HS: Trả lời dựa vào kiến thức sgk
GV: Mời nhóm 4
HS: Trả lời ý sgk
GV: Mời đại diện nhóm 5 trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời theo ý sgk + hiểu biết của mình
GV: Sơ kết ý
I/ Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):
II/ Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945):
4. Củng cố:
Lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử theo niên đại; liên hệ lịch sử Việt Nam trong thời kì (1917 - 1945)
5. Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 19
6. Rút kinh nghiệm
Duyệt của chuyên môn
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1718_trinh_thi_binh.doc