I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và ấn Độ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới:
+ Phong trào Ngũ tứ – mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ ở Trung Quốc
+ Những nét chính của phong trào cách mạng Trung Quốc trong thập niên 20 và 30.
+ Những đặc điểm của phong trào cách mạng ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 do GCTS dân tộc lãnh đạo
2. Về tư tưởng.
+ Bồi dưỡng nhận thức đúng dắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
+ Nhận thức được sự mất mát hy sinh, khó khăn và gian khổ trên con đường đáu tranh giành độc lập cho dân tộc.
3. Về kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích tư liệu để hiểu bản chất các sự kiện lịch sử .
- Kỹ năng phân tích, so sánh, chiếu các sự kiện khác nhau để hiểu ý nghĩa của chúng.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ 1918-1939 - Hoàng Thị Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/1/2008
Chương III.
Các nước Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 - 1939)
Tiết 16:
Bài 15:
Phong trào cách mạng ở trung quốc và ấn độ
(1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
Giúp HS nắm được những nội dung cơ bản của phong trào cách mạng ở Trung Quốc và ấn Độ giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới:
+ Phong trào Ngũ tứ – mở đầu cho phong trào cách mạng dân chủ ở Trung Quốc
+ Những nét chính của phong trào cách mạng Trung Quốc trong thập niên 20 và 30.
+ Những đặc điểm của phong trào cách mạng ấn Độ trong những năm 1918 – 1939 do GCTS dân tộc lãnh đạo
2. Về tư tưởng.
+ Bồi dưỡng nhận thức đúng dắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
+ Nhận thức được sự mất mát hy sinh, khó khăn và gian khổ trên con đường đáu tranh giành độc lập cho dân tộc.
3. Về kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích tư liệu để hiểu bản chất các sự kiện lịch sử .
- Kỹ năng phân tích, so sánh, chiếu các sự kiện khác nhau để hiểu ý nghĩa của chúng.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học.
- ảnh Mao Trạch Đông và Gan -đi
- Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
IV. Tiến trình dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày các giai đoạn phát triển của Nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?
Câu 2: Quá trình quân phiệt hoá ở Nhật Bản đã diễn ra như thế nào?
3. Dẫn dắt vào bài
Trung Quốc và ấn Độ là 2 quốc gia lớn của Châu á. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga, cùng với những chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ấn Độ cũng có những bước phát triển mới. Vậy: những chuyển biến của phong trào giải phóng dân tộc ở hai quốc gia này như thế nào? Đó là nội dung cơ bản của bài học hôm nay.
4 Tiến trình tổ chức dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cũ
GV: Nêu câu hỏi để HS nhớ lại kiến thức đã học ở bài 3:
? Tình hình Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX có đặc điểm gì nổi bật?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học trả lời
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
? Nguyên nhân nào đã làm bùng nổ phong trào Ngũ tứ?
HS: Đọc SGK trả lời. GV chốt ý:
GV: Yêu cầu HS theo dõi SGK về diễn biến và kết quả của phong trào rồi tự ghi vào vở.
? Phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào?
HS: Trả lời. GV chốt ý
Thảo luận: So với cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, phong trào Ngũ tứ có điểm gì mới?
HS: Suy nghỉ, tranh luận, trả lời. GV chốt ý, kết luận:
Nét mới của phong trào Ngũ Tứ so với cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 là:
Thứ nhất: Trong phong trào Ngũ tứ, giai cấp công nhân tham gia với vai trò nòng cốt. GCCN đã trưởng thành và trở thành 1 lực lược chính trị độc lập.
Thứ hai: Mục tiêu đấu tranh của phong trào Ngũ tứ là chống phong kiến và chống đế quốc, trong khi cuộc cách mạng Tân Hợi chỉ dừng lại ở chống phong kiến.
Thứ ba: Mở ra thời kỳ mới: thời kỳ chuyển từ cách mạng DCTS kiểu cũ sang cách mạng DCTS kiểu mới.
GV trình bày sự ra đời của ĐCS Trung Quốc:
Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển mạnh mẽ sâu rộng. Với sự giúp đỡ của QTCS, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, 7/1921, ĐCS Trung Quốc thành lập.
? Đảng cộng sản Trung Quốc ra đời có ý nghĩa là?
HS: Trả lời. GV chốt ý
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
GV dẫn dắt:
Từ khi ĐCS Trung Quốc ra đời, tiến trình lịch sử của TQ gắn liền với các cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản với Quốc dân Đảng. Tiêu biểu là cuộc chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và nội chiến Quốc – Cộng (1927- 1937)
Nhóm 1: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc chiến tranh Bắc phạt
Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính của cuộc nội chiến.
Hai nhóm đọc SGK, tóm tắt những ý chính rồi ghi vào giấy. Sau 3 phút các nhóm cử đại diện trình bày. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
? Nguyên nhân dẫn đến phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ những năm 1918- 1929?
HS: Trả lời. GV chốt ý:
GV yêu cầu HS đọc SGK để trả lời các nội dung sau:
? Lãnh đạo phong trào là ai?
HS: Trả lời. GV chốt ý:
? Đường lối đấu tranh của ĐQĐ là gì?
HS: Trả lời. GV chốt ý:
? Hình thức đấu tranh của phong trào như thế nào?
HS: Trả lời. GV chốt ý:
? Lực lượng nào đã tham gia phong trào?
HS: Trả lời. Cuối cùng GV chốt ý:
GV nhấn mạnh đến vai trò lãnh dạo của GCTS ấn Độ thông qua ĐQĐ, đứng đầu là Gan-đi với đường lối đấu tranh bất bạo động. Đây là đặc trưng của phong trào giải phóng dân tộc ở ấn Độ. Đặc điểm này xuất phát từ những điều kiện lịch sử, dân tộc, tôn giáo, so sánh lực lượng giữa các giai cấp xã hội ở ấn Độ.
Tháng 12/1925: ĐCS ấn Độ thành lập, đánh dấu bước trưởng thành của GCCN, góp phần thúc đẩy phong trào phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện lịch sử ấn Độ, GCCN chưa đủ điều kiện nắm quyền lãnh đạo phong trào cách mạng GPDT.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV trình bày nguyên nhân của phong trào, sau đó gọi 1 HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK và nêu câu hỏi:
? Nêu những nét chính của phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939 ở ấn Độ?
HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý:
I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939)
1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản.
a. Phong trào Ngũ tứ
- Nguyên nhân:
+ Quyết định bất công của các nước đế quốc.
+ ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
- Diễn biến: SGK
- ý nghĩa:
+ Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và phong kiến.
+ Đánh dấu bước chuyển của cách mạng TQ: từ cách mạng DCTS kiểu cũ sang cách mạng DCTS kiểu mới.
b. Sự thành thành lập ĐCS
- Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin phát triển mạnh mẽ.
- 7/1921, ĐCS Trung Quốc thành lập.
Bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc.
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và nội chiến Quốc – Cộng (1927 - 1937).
a. Chiến tranh Bắc phạt
- 1926 – 1927: Quốc – Cộng hợp tác lần 1 nhằm chống lại các thế lực quân phiệt Bắc Dương.
- 12/ 4/1927: Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc chính biến
- 7/1927: Chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch.
b. Nội chiến Quốc – Cộng (1927 - 1937).
- Kéo dài: 10 năm
- Mục đích của TGT: Tiêu diệt căn cứ địa cách mạng của ĐCS
Gây cho ĐCS nhiều thiệt hại
- 10/1934: Cuộc Vạn lí trường chinh
- 1/1935: Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo của ĐCS
- 7/1937: Nhật Bản xâm lược Trung Quốc Nội chiến kết thúc
Quốc – Cộng tác chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ (1918 - 1939).
1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1918 – 1929.
- Nguyên nhân
Chính sách bóc lột, đạo luật hà khắc của thực dân Anh Mâu thuẫn xã hội gay gắt bùng nổ phong trào đấu tranh.
- Lãnh đạo phong trào: Đảng Quốc Đại, đứng đầu là Gan-đi.
- Đường lối đấu tranh: Bất bạo động, bất hợp tác.
- Hình thức đấu tranh: Phong phú: biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá.
- Lực lượng tham gia: nông dân, thị dân, công nhân, sinh viên.
- 12/925: ĐCS ấn Độ thành lập
Thúc đẩy làn sóng đấu tranh
2. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 – 1939.
- Nguyên nhân: Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.
- Mục tiêu: Giành độc lập hoàn toàn cho ấn Độ
- Đường lối đấu tranh: Bất hợp tác với thực dân Anh do ĐQĐ và Gan-đi khởi xướng.
Lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.
- 9/1939: Phong trào cách mạng ấn Độ chuyển sang 1 thời kỳ mới.
IV. Củng cố và dặn dò.
1. Củng cố
+ Nêu những sự kiện cơ bản trong phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939?
+ So sánh điểm khác giữa phong trào cách mạng Trung Quốc và ấn Độ về: Người lãnh đạo, hình thức đấu tranh.
2. Dặn dò
+ Về nhà sưu tầm những tài liệu nói về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông và Gan-di
+ Học bài cũ, làm bài tập và đọc trước bài mới.
-----***----
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_15_phong_trao_cach_mang_o_trung_q.doc