Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ1858 đến trước 1873 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

 - Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.

 - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.

 - Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.

 2. Kỹ năng.

 - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử.

 - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.

 3. Thái độ

 - Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

 - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

 - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 - Lược đồ Mặt trận Gia Định.

 - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.

 - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

 - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

Tiết 1: Mục I, Mục II-1; Tiết 2: Mục II- 2, III.

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ1858 đến trước 1873 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1918) ------------------------------------------ Chương I VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX SOẠN DẠY Ngày 22 tháng 2 năm 2009 Ngày 23 tháng 02 năm 2009 Bài 19 Tiết PPCT: 24 & 25 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN TRƯỚC 1873) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm. - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873. - Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873. 2. Kỹ năng. - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử. - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện. 3. Thái độ - Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC - Lược đồ Mặt trận Gia Định. - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX. Tiết 1: Mục I, Mục II-1; Tiết 2: Mục II- 2, III. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Dẫn dắt vào bài mới Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược.Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò NỘI DUNG 8’ *Hoạt động 1:Cả lớp Pháp tấn công Đà Nẵng (1-9-1858) I – LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. - Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một phong kiến độc lập, có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu ? - GV: “Xã hội Việt Nam đang lên cơn sốt trầm trọng”. Đặt Việt Nam trong bối cảnh châu Á và thế giới lúc đó, em có suy nghĩ gì ? - HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời. - Nguy cơ bị xâm lược + Kinh tế: - Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. - Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu. + Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ. + Xã hội: các cuộc khởI nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. 7’ *Hoạt động 2:Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ từ lâu Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta? - Hs dựa vào sgk, nêu nội dung của Hiệp ước Vec-xai 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam. Thành Điện Hải (Đà Nẵng) sau khi Pháp tấn công - Từ thế kỷ XVII, Pháp lợi dụng buôn bán và truyền đạo xâm nhập nước ta. - Năm 1787, ký Hiệp ước Vec-xai - Năm 1857, Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì bàn cách can thiệp vào Việt Nam 20’ Hoạt động 3: Hoạt động nhóm - Chia lớp thành 2 nhóm (Thảo luận theo đơn vị bàn) Tham khảo SGK, Điền vào phiếu học tập (theo mẫu) +Nhóm 1: Chiến sự ở Đà Nẵng. Nhận xét cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào năm 1858? 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 (Thảo luận theo đơn vị bàn). - Sử dụng lược đồ xác định vị trí Đà Nẵng và Gia Định. + Nhóm 2: Kháng chiến ở Gia Định. Âm mưu của Pháp khi tấn công Gia Định? II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KỲ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862 1. Kháng chiến ở Gia Định Mặt trận Cuộc xâm lược của thực dân Pháp Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam Kết quả, ý nghĩa Đà Nẵng 1859 - Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. - Ngày 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. - Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến - Quân dân ta anh dũng chống trả, đẩy lùi các đợt tấn công của địch. - Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” - liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ 8/1858 đến 2/1859. - Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại. Gia Định 1859-1860 - 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định. - Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. - Dân binh chiến đấu dũng cảm: bám sát, quấy rối và tiêu diệt địch . - Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” - Pháp buộc phải chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ”. - Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng. - 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng Đại đồn Chí Hoà phòng thủ. - Nhân dân chủ động tấn công đánh đồn Chợ Rẫy (7/1860) - Pháp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. + GV hỏi: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam? + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. + Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì? Pháp tấn công Gia Định (17-2-1859) + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh. + Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của triều đình Huế. + Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình. + Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông. 4. Củng cố Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta. Thái độ của triều đình Huế và nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến? 5. Dặn dò - Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu. - Trả lời các câu hỏi sgk. PHỤ LỤC: Được vua ban thưởng rồi sai bãi binh trở về đất Bắc, Phạm Văn Nghị để lại bài thơ đầy sĩ khí: "Mắt căm quân giặc phạm Sơn Trà, Nay tới Sơn Trà, giặc đã tan. Muốn tiến, quân đang đầy phẫn khích, Cho về, vua những ngại gian nan. Tiến lui, đều bởi điều thiên định. Hay giở chi nề tiếng thế gian, "'Tùng bách tuế hàn" lời vẫn đó, Bấc son đâu nỡ để tro tàn"   (Nguyễn Văn Huyền dịch) Nguyễn Tường Tộ (19) khi dừng thuyền ở cửa biển Đà Nẵng cũng cảm khái nhớ lại những sự kiện đã diễn ra ở đây khi bọn thực dân ngang ngược nổ súng xâm lăng, và viết câu thơ:   "Trời đất muôn đời vẫn một phong cảnh ấy Nước Pháp cớ gì lại gây chuyện binh đao? Một mai bỗng nhiên sát khí cuồn cuộn theo dòng nước. Nghìn xưa tiếng oan còn vang dội trong ngọn sóng căm hờn" IV- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien.doc