I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Làm cho học sinh thấy được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX. Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt Đảng Quốc Đại.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc.
3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Kiểm ra bài cũ: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạn Tư sản ?
2. Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 2: Ấn Độ (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 2
SOẠN DẠY
Ngày .. tháng .. năm200. Ngày .. tháng .. năm 200.
Bài 2 Tiết PPCT: 2.
ẤN ĐỘ
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Làm cho học sinh thấy được sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX. Hiểu được vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt Đảng Quốc Đại.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Lên án sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ; đồng tình với tinh thần đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đế quốc.
3. Về kĩ năng: Biết sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
Kiểm ra bài cũ: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạn Tư sản ?
Dẫn dắt vào bài mới.
Cuối thế kỷ XIX Nhật Bản nhờ cuộc cải cách Duy tân Minh Trị từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành một nước Đế quốc. Các nước Châu Á khác thì sao ? chúng ta tiếp tục nghiên cứu về một nước ở Châu Á: Ấn Độ.
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Khái quát tình hình Ấn Độ từ nữa sau thế kỷ XIX ?
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX.
- Đến giữa thế kỷ XIX, TD Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách thống trị Ấn Độ.
+ Kinh tế: Đẩy mạnh khai thác, vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột nhân dân.
+ Chính trị - xã hội: Cai trị trực tiếp, chia rẽ tôn giáo, chủng tộc, đẳng cấp.
Những chính sách thống trị của TD Anh dẫn đến hậu quả ntn đối với Ấn Độ ?
=> Hậu quả: Kinh tế suy yếu, mâu thuẫn dân tộc, giai cấp nổ ra.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 – 1859).
Nguyên nhân và diến biến chính của cuộc
- Nguyên nhân:
Khởi nghĩa Xipay ?
+ Ách thống trị tàn bạo của TD Anh
+ Binh lính Ấn Độ bất mãn=>khởi nghĩa
- Diễn biến.
+ 10.5.1857 binh lính ở Mirut nổi dậy
+ Cuộc K/n phát triển nhanh chóng giải phóng nhiều vùng rộng lớn ở Bắc, Trung Ấn.
Thử nêu nguyên nhân thất bại của cuộc k/n Xipay ?
+ Đến 1859 TD Anh đàn áp, dập tắt cuộc K/n.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
- Ý nghĩa.
+ Nêu cao tinh thần bất khuất chống TD của nhân dân Ấn Độ.
Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Xipay ?
+ Mở dầu cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908)
- Sự thành lập Đảng Quốc Đại.
+ Cuối 1885 Đảng Quốc dân đại hội (Đảng Quốc đại) thành lập.
Em có nhận xét gì về chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại ?
+ Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bất bạo động, đòi cải cách.
Vì sao trong Đảng Quốc đại có sự phân hóa ?
=> Phái dân chủ cấp tiến (Tilắc) chủ trương kiên quyết đấu tranh.
+ Đầu TK XX TD Anh tăng cường chính sách chia để trị, đàn áp Đảng Quốc đại, bắt phái cấp tiến.
- Phong trào đấu tranh 1905 – 1908.
Phong trào đấu tranh 1905 – 1908 có nét gì mới so với trước ?
+ Do giai cấp tư sản lãnh đạo, mang đậm ý thức dân tộc.
+ Lần dầu tiên công nhân Ấn Độ tham gia phong trào (bãi công của công nhân Bombay)
Vì sao phong trào tạm ngừng ?
=> Chính sách chia rẽ của thực dân Anh làm cho phong trào tạm ngừng.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
+ Nguyên nhân bùng nổ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ ?
+ Sự phân hóa của Đảng Quốc đại ? Vì sao phong trào đấu tranh thất bại ?
- Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
+ Nghiên cứu bài 3 Trung Quốc.
- Ra bài tập:
+ Làm bài tập SGK trang 12.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_2_an_do_ban_hay.doc