I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHANG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế .
- Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình .
- Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873).
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20: Chiến sự lan rộng ra toàn quốc cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884, nhà Nguyễn đầu hàng (Bản đẹp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA TOÀN QUỐC .CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG.
Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
I. THỰC DÂN PHÁP ĐÁNH CHIẾM BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHANG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ
1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất
Sau khi Pháp đánh chiếm 6 tỉnh Nam Kì, tư tưởng chủ hòa trong triều đình thắng thế .
- Chính trị: triều Nguyễn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”.
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ.
- Xã hội: nhân dân bất bình, nổi dậy chống triều đình .
- Nhiều sĩ phu muốn canh tân đất nước nhưng đa phần các đề nghị cài cách không được thực hiện.
2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873).
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp xâm chiếm Bắc Kì.
- Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
- Tháng 11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành. Không đợi trả lời, ngày 20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
Pháp đánh Bắc Kỳ năm 1873-1882
3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874.
Chiến trường Hà Nội
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
- Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (73 tuổi )chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã. Con trai ông Nguyễn Lâm cũng hi sinh
- Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, buộc Pháp phải rút về các tỉnh lị cố thủ.
- Trận đánh gây tiếng vang lớn là trận Cầu Giấy (21/12/1873). Gác-ni-ê tử trận.
- Pháp hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế kí Hiệp ước 1874. Theo đó, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
Nhân dân đã nổi dậy kháng chiến và phối hợp với quân cờ đen giết được Gác-ni-ê ở trận Cầu Giấy ngày 16-12-1874 Quân Pháp rút khỏi thành Hà Nội (Tranh do người Pháp họa lại cảnh quân Pháp rút khỏi thành Hà Nội).
Ô Quan Chưởng: Đây là một trong những cửa Ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749) , đến năm Gia Long thứ 3 được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay (cho HS xem ảnh của Ô Quan Chưởng hoặc trình chiếu Powerpoint ). Hiện ở cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa phụ hai bên. Bên trên cửa lớn có ghi ba chữ Hán “Đông Hà Môn” tức là cửa ô Đông Hà. Sở dĩ cửa ô còn có tên gọi là Ô Quan Chưởng vì ngày 20.11.1873 Pháp đánh thành Hà Nội, khi đến cửa ô Đông Hà chúng đã vấp phải sức kháng cự quyết liệt của 100 binh sĩ triều đình do một viên quan Chưởng cơ chỉ huy anh dũng chặn giặc, kết cục viên Chưởng cơ cùng toàn thể 100 binh sĩ đều anh dũng hy sinh. Để tỏ lòng ngưỡng mộ người chưởng cơ anh dũng , nhân dân đổi tên cửa ô là Ô Quan Chưởng. Từ bấy đến nay người ta vẫn chưa xác minh được tên gọi của vị chưởng cơ anh hùng. Vì vậy tên Ô Quan Chưởng vẫn còn đó như một tồn nghi của lịch sử.
Ô Quan Chưởng - một trong năm cửa ô của thành Thăng Long xưa (Hà Nội nay)
Gác-ni-ê tử trận tại Cầu Giấy(21/12/1873)
II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ HAI (1882). CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc kì và Trung kì trong những năm 1882 và 1884.
- Năm 1882, Pháp vu cáo triều đình vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc Kì.
- Ngày 03/04/1882, Đại tá Ri-vi-e đổ bộ lên Hà Nội gửi tối hậu thư cho Hoàng Diệu, yêu cầu giao thành trong ba tiếng đồng hồ. Chưa hết hạn, quân Pháp đã nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội
Quân Pháp tấn công thành Hà Nội
2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.
- Quan quân triều đình và Tổng đốc Hoàng Diệu anh dũng chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội. Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
- Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu chống Pháp:
+ Các sĩ phu không tuân lệnh triều đình, tiếp tục tổ chức kháng chiến.
+ Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e.
III. THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ 1884
Pháp tấn công cửa biển Thuận An (Huế)
Chiến trường Huế 1883-1885
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
- Lợi dụng Tự Đức mất, triều đình lục đục vua Tự Đức mất, Pháp đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.
- Ngày 18/08/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến chiều tối 20.8.1883 , toàn bộ cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc.
2. Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
- Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
Nội dung :
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì là thuộc địa, Bắc Kì là đất bảo hộ, Trung Kì do triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
- Sau hiệp ước Hác-măng, triều đình ra lệnh giải tán các phong trào kháng chiến nhưng những hoạt động chống Pháp ở Bắc Kì vẫn không chấm dứ.
- Ngày 06/06/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt, căn bản dựa trên Hiệp ước Hác-măng nhưng sửa chữa một số điều nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm những phần tử phong kiến bán nước đầu hàng.
Thái độ của triều đình Huế và nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1885)
Tham khảo:
1. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và ảnh hưởng của nó đến cục diện chiến tranh?
a. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất.
- Sau khi đánh chiếm thành Hà Nội, Gác-ni-ê liền mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
- Quân của Hoàng Tá Viêm và quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đóng ở Sơn Tây phối hợp với quân của Trương Quang Đản ở Bắc Ninh kéo về bao vây thành Hà Nội. Gác-ni-ê phải kéo quân từ Nam Định về giữ Hà Nội.
- Sáng ngày 21/12/1873, Lưu Vĩnh Phúc kéo quân vào sát thành Hà Nội khiêu chiến. Gác-ni-ê đang hội đàm với phái đoàn triều đình Huế đã bỏ dở cuộc họp, chỉ huy quân đuổi theo, bị lọt vào trận phục kích của ta tại Cầu Giấy, Gác-ni-ê và nhiều binh sĩ bị giết tại trận.
b. Cục diện chiến tranh sau trận Cầu Giấy.
* Về phía Pháp:
- Trận Cầu Giấy lần thứ nhất là tổn thất nặng nề nhất của Pháp kể từ khi tấn công Bắc Kì lần thứ nhất, khiến quân Pháp hoang mang, lo sợ.
- Lúc nà
y, nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn nên chưa thể tăng viện, quân Pháp lúng túng hoảng hốt , dự tính rút khỏi Bắc Kì.
* Về phía ta:
- Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân hăng hái chống giặc, , rào làng kháng chiến, nhiều đội nghĩa binh thành lập
- Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp. Sau trận Cầu Giấy, cục diện chiến tranh thay đổi có lợi cho ta, quân Pháp đứng trước tình thế khó khăn, có thể bị tiêu diệt ở Bắc Kì, nhưng triều Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt giặc, ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để thương lượng với Pháp kí Hiệp ước 1874, nhờ đó, Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt.
2. Nêu và nhận xét vê nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874.
- Theo Hiệp ước 1874, triều Huế nhượng hẳn 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp, Việt Nam “chiểu” theo đường lối ngoại giao của Pháp, Pháp được tự do buôn bán và được đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc Kì.
- Qua Hiệp ước, Pháp đã đặt được cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế ở Bắc Kì, qua đó, đặt cơ sở cho việc xâm chiếm Bắc Kì lần hai.
- Với Hiệp ước 1874, chủ quyền ngoại giao của Việt Nam bị xâm phạm nguyên trọng, là nguyên cớ cho Pháp lợi dụng đánh chiếm Bắc Kì lần hai.
- Về lãnh thổ, chủ quyền triều Nguyễn bị thu hẹp, quyền chiếm đóng của Pháp ở Nam Kì lục tỉnh đã được thừa nhận
- Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân. Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng
3. Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?
- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân chống Pháp nhưng đã nhanh chóng thất bại. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vần còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản)
- Về lực lượng: ngoài quân đội triều đình còn có đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành tựu (trận Cầu Giấy), nhưng còn phân tán, thiếu thống nhất.
- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. Lúc đầu là triều đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
4. Nguyên nhân nào làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 bị thất bại?Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.
- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo, để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục và đô hộ được Việt Nam.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_toan_quoc.docx