I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Nắm được tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Triều Nguyễn thống trị nước ta khi chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong, trong khi thế giới có nhiều biến đổi. Sự bảo thủ của nhà Nguyễn không thể đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Mặc dù đất nước lâm vào khủng hoảng song thời kì này trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục vẫn có nhiều thành tựu để lại cho đời sau.
2. Tư tưởng, tình cảm
Bồi dưỡng lòng tự hào về những di sản văn hóa của dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ,giữ gìn và phát huy những giá trị đó.
Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập của mỗi học sinh.
Giáo dục lòng yêu quê hương, quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đất nước.
3. Kĩ năng
Rèn luyện và củng cố kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh ,phân tích , so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của Giáo viên
Lược đồ hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng
SGK, SGV, giáo án,tranh, ảnh minh họa cho bài học: tranh dân gian Đông Hồ, bức ảnh về quân đội nhà Nguyễn .
2. Chuẩn bị của Học sinh
Xem trước bài ở nhà
Định hướng câu hỏi mà giáo viên đưa ra
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học và tác phong của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Em hãy trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong thế kỉ XVI-XVIII?
3. Giới thiệu bài mới(1 phút)
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, năm 1802 nhà Nguyễn thành lập. Đất nước vừa trải qua rất nhiều biến động lớn .Tình hình đó nhà Nguyễn đã ra sức củng cố chính quyền, khôi phục kinh tế, chấn chỉnh văn hóa.Tuy nhiên,lúc này chế độ phong kiến Việt Nam đã suy tàn. Vậy những việc làm của nhà Nguyễn có tạo ra cơ sở cho sự thay đổi của đất nước hay không thì hôm nay cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu trong bài hôm nay.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: VIỆT NAM Ở NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 25: TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức
Nắm được tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta nửa đầu thế kỉ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn trước khi thực dân Pháp xâm lược.
Triều Nguyễn thống trị nước ta khi chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong, trong khi thế giới có nhiều biến đổi. Sự bảo thủ của nhà Nguyễn không thể đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
Mặc dù đất nước lâm vào khủng hoảng song thời kì này trên lĩnh vực văn hóa- giáo dục vẫn có nhiều thành tựu để lại cho đời sau.
Tư tưởng, tình cảm
Bồi dưỡng lòng tự hào về những di sản văn hóa của dân tộc. Từ đó xây dựng ý thức bảo vệ,giữ gìn và phát huy những giá trị đó.
Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập của mỗi học sinh.
Giáo dục lòng yêu quê hương, quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, đất nước.
Kĩ năng
Rèn luyện và củng cố kĩ năng sử dụng, khai thác bản đồ
Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, ảnh ,phân tích , so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.
CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của Giáo viên
Lược đồ hành chính Việt Nam sau cải cách Minh Mạng
SGK, SGV, giáo án,tranh, ảnh minh họa cho bài học: tranh dân gian Đông Hồ, bức ảnh về quân đội nhà Nguyễn.
Chuẩn bị của Học sinh
Xem trước bài ở nhà
Định hướng câu hỏi mà giáo viên đưa ra
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định trật tự lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học và tác phong của học sinh.
Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Em hãy trình bày tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta trong thế kỉ XVI-XVIII?
Giới thiệu bài mới(1 phút)
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, năm 1802 nhà Nguyễn thành lập. Đất nước vừa trải qua rất nhiều biến động lớn .Tình hình đó nhà Nguyễn đã ra sức củng cố chính quyền, khôi phục kinh tế, chấn chỉnh văn hóa.Tuy nhiên,lúc này chế độ phong kiến Việt Nam đã suy tàn. Vậy những việc làm của nhà Nguyễn có tạo ra cơ sở cho sự thay đổi của đất nước hay không thì hôm nay cô và các em sẽ đi vào tìm hiểu trong bài hôm nay.
Bài mới
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước - chính ngoại giao.
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước.
GV yêu cầu học sinh đọc SGK
GV hỏi: Triều Nguyễn được thành lập như thế nào?
HS đọc SGK và trả lời
GV tiếp tục bổ sung về bối cảnh thế giới và trong nước khi nhà Nguyễn thành lập:
Thế giới:CNTB chuyển sang giai đoạn ĐQCN nên tăng cường xâm lược thuộc địa ở Á, Phi, Mĩ La Tinh.
Trong nước: Chế độ phong kiến lâm vào tình trạng khủng hoảng.
GV giảng: Trong bối cảnh đó đòi hỏi nhà Nguyễn phải có chính sách phù hợp với thời đại mới .Đầu tiên là củng cố bộ máy hành chính ,chúng ta cùng tìm hiểu bộ máy hành chính nhà Nguyễn.
GV hỏi:Bộ máy hành chính nhà nước thời Nguyễn được tổ chức nhu thế nào?
HS đọc SGK và trả lời
GV yêu cầu HS quan sát vào hình 49 trong SGK sau đó GV nói về cải cách hành chính của Minh Mạng
GV hỏi: Em có nhận xét gì về việc Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và một phủ Thừa Thiên?
HS trả lời
GV nhận xét và chốt ý:Việc chia như thế nói lên tính tập quyền cao
GV hỏi:Cải cách hành chính thời Minh Mạng có ý nghĩa gì?
HS trả lời
GV nhận xét,chốt ý:
Với cuộc cải cách này nền hành chính nước ta đã được thống nhất
Cải cách của vua Minh Mạng dựa trên cơ sở khoa học,phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay.
GV hỏi: Em hãy cho biết việc xây dựng bộ máy hành chính nhà Nguyễn đặc biệt từ thời vua Gia Long- Minh Mạng nhằm mục đích gì?
HS suy nghĩ và trả lời
GV nhận xét, chốt ý:Tăng cường quyền lực của triều đình trung ương,tập trung tất cả mọi quyền hành vào tay Vua.
GV giảng: Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng quan sát sơ đồ này, sau đó GV treo bản đồ lên bảng.
SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI NGUYỄN
Vua
Viện cơ mật
Thị thư viện
(văn thư
,giấy tờ)
9
Tông nhân phủ
(Hoàng gia)
Hàn lâm viện
(sắc dụ, công văn)
Sáu bộ:
Đô sát viện
(Ngự sử đài)
Ngũ quân đô thống phủ
(quân đội)
30 tỉnh và phủ Thừa Thiên
Huyện
Tổng
Xã
GV giảng: .
Tuyển chọn quan lại:Qua giáo dục thi cử là chủ yếu
GV hỏi: Em có nhận xét gì về việc tuyển chọn quan lại thông qua thi cử?
HS trả lời: hết sức kĩ lưỡng
GV giảng:Quan lại hưởng lương theo phẩm hàm, không có ruộng lộc,nhận theo hình thức tiền và gạo
Biểu hiện:Thời vua Gia Long quan nhất phẩm hưởng 600 quan tiền + 600 phương gạo
Thời vua Minh Mạn quan nhất phẩm hưởng 400 quan tiền + 300 phương gạo + 70 quan áo quần.
Luật pháp:
GV giảng: 1815 ban hành “Hoàng Việt luật lệ”,gồm 398 điều, 7 chương.Có tham khảo Luật Hồng Đức và Luật nhà Thanh,quy định chặt chẽ việc bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.tiến bộ là không có tội lăng trì
Quân đội:
GV hỏi: Quân đội nhà Nguyễn thời kì này như thế nào?
HS suy nghĩ trả lời
GV chốt ý:Quân đội được trang bị khá đầy đủ và quy củ ,có nhiều vũ khí :Đại bác, thuyền chiếnƯớc tính có 4 vạn bộ binh, 15 vạn thủ binh, 10 vạninh binh tuy nhiên về cơ bản còn rất thô sơ chủ yếu là giáo mác
GV cho HS xem them hình ảnh về quân đọi nhà Nguyễn : tả về trng phục, vũ khí..
Chính sách ngoại giao
GV hỏi: Em hãy cho biết chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thời kì này?
HS suy nghĩ trả lời
GV hỏi: Em hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?
HS suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, chốt :
Tích cực:Nước ta giữ được quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh
Tiêu cực:thực hiên chính sách đóng cửa sẽ không có điều kiện giao lưu với nước tiên tiến làm cho nước ta bị nghèo nàn, lạc hậu, cô lập, tụt hậu
GV hỏi: Tại sao nhà Nguyễn thực hiện chính sách đóng cửa với các nước phương Tây?
HS trả lời: Do tư tưởng thủ cựu phong kiến, họ sợ giáo sĩ và thương nhân châu âu vào nước ta sẽ dò sét tình hình và dẫn đường cho quân đội vào xâm lược nước ta.
Hoạt đông 2: Tìm hiểu về tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
GV: Chia cả nước thành 4 nhóm
Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình nông nghiệp?
Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình thủ công ngiệp?
Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình thương ngiệp?
Nhóm 4: Nhận xét về chính sách kinh tế của nhà Nguyễn và nền kinh tế nước ta thời kì này?
HS làm việc theo nhóm và cử đại diện trả lời
GV nhận xét,bổ sung
Nông nghiệp
Ban hành chính sách quân điền,được thi hành nhưng không hiệu quả vì lúc này chỉ còn 20% là ruộng công
Khuyến khích khai hoang với nhiều hình thức
Nhà nước quan tâm tới thủy lợi
Nông dân ra sức sản xuất duy trì cuộc sống
Trồng thêm cây lương thực khác:Rau, đậu, hoa quả
Thủ công nghiệp
TCN Nhà nước:
Tổ chức quy mô lớn
Tiếp cận kĩ thuật mới
TCN Nhân dân:
Nghề truyền thống không phát triển
Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian
GV yêu cầu HS quan sát hình 50 trong SGK sau đó GV miêu tả
?
Thương nghiệp
Nội thương: Phát triển chậm chạp mang tính chất địa phương
Ngoại thương:Nhà nước nắm độc quyền
Nhận xét về kinh tế thời Nguyễn
Nhà nước có nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế nhưng hiệu quả không cao
Với chính sách “trọng nông ức thương”, “Bế quan tỏa cảng” làm cho kinh tế bị cô lập và tụt hậu
Là nước phong kiến, nông nghiệp lạc hậu
Hoạt đông 3: Tìm hiểu về tình hình văn hóa- giáo dục
GV: yêu cầu HS lập bảng thống kê theo mẫu sau:
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
Văn học
Giáo dục
Sử học
Kiến trúc
NT dân gian
HS làm việc và trả lời:
GV hỏi: Tại sao nhà Nguyễn chống lại Thiên chúa giáo?
HS trả lời:
GV cho HS xem thêm tranh ảnh về các công trình kiến trúc ở Huế.
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước-chính
sách ngoại giao.
Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước.
1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, hiệu Gia long,
Đóng đô:Phú Xuân(Huế)
Bộ máy hành chính:
Thời vua Gia Long:
Bắc thành
Gia Định thành
Các Trực doanh
Thời vua Minh Mạng:
30 Tỉnh
1 phủ Thùa Thiên
Ý nghĩa cải cách Minh Mạng:
Nền hành chính được thống nhất
Đặt cơ sở cho nền hành chính quốc gia
sau này.
Tuyển chọ quan lại:
Trước: Tuyển chọn những người theo
Nguyễn Ánh
Sau: Qua Giáo dục và khoa cử
Luật pháp:
1815 ban hành “Hoàng Việt luật lệ”
Quân đội:
Thân binh
Cấm binh
Tinh binh
Quy củ và đầy đủ xong còn thô sơ và lạc hậu.
Chính sách ngoại giao
Đối với nhà Thanh: thần phục
Đối với lào+ Chân Lạp:bắt họ thần phục
Đối với phương Tây: đóng cửa không giao lưu
Đất nược bị cô lập, tụt hậu so với các nước
Phương Tây
Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Nông nghiệp:
Nhà nước:
Ban hành chính sách quân điền
Khuyến khích khai hoang
+ Dân tự tổ chức
+ Nhà nước góp vốn
Quan tâm tới thủ lợi: sửa đắp đê điều,nạo vét
Kênh mương
Dần được phục hồi nhưng lạc hậu.
Nhân dân:
Ra sức sản xuất duy trì cuộc sống
Kinh nghiệm: “nhất nước, nhì phân, tam cần,
tứ giống”
Hình ảnh:
“chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”
“trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa
Trông nắng, trông ngày trông đêm”
Thủ công nghiệp
Nhà nước:
TCN Khá phát triển
Tổ chức với quy mô lớn
Tiếp cận với kĩ thuật mới
TCN Nhân dân
Nghề truyền thống không phát triển
Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian
Thương nghiệp
Nội thương:
Phát triển chậm, mang tính chất địa phương
Ngoại thương
Nhà nước nắm độc quyền
Hạn chế việc thông thương với phương Tây
Đô thị lụi tàn dần
Kinh tế nông nghiệp phong kiến lạc hậu,Thủ
công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển
nhưng chịu sự quản lý của nhà nước.
Tình hình văn hóa- giáo dục
Lĩnh vực
Thành tựu
Tôn giáo
Độc tôn Nho giáo
Hạn chế Thiên chúa
Giáo
Văn học
Chữ Nôm phát triển
Nhiều tác giả và tác phẩm lớn.
Giáo dục
Nho học được củng cố nhưng không phát triển như trước.
Sử học
Quốc sử quán thành lập
Nhiều bộ sử lớn ra đời
Kiến trúc
Kinh đô Huế
Lăng tẩm của các vua Nguyễn
Lũy,thành ở các tỉnh
NT dân gian
Tiếp tục phát triển
5.Củng cố
Nhà Nguyễn được xây dựng theo mô hình phong kiến chuyên chế cũ nhưng tăng cường tính chuyên chế,tập trung quyền hành vào tay vua
Kinh tế nướ ta tuy bước đầu có ổn đinh nhưng hìn chung không có điều kiện phát triển.Nhà nước nắm độc quyền
Văn hóa thủ cựu tuy nhiên đạt thành tựu lớn
6.Bài tập về nhà
Học bài,chuẩn bị bài mới
Sưu tầm tranh ảnh, thơ ca về nhà Nguyễn
Giáo viên hướng dẫn Giáo sinh
Lê Thị Vương Hạnh Ninh Thị Hương
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_25_tinh_hinh_chinh_tri_kinh_te_va.docx