Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Đặng Thị Thu Hà

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 - Những nét lớn về phong trào ở Trung Quốc trong thời kì này.

- Hiểu biết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và các nhân vật lịch sử như Ganđi.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử.

 - Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu được ý nghĩa của chúng.

-Tìm hiểu các khái niệm: "cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ", "cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới".

3. Thái độ

- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc.

- Nhận thức được những mất mát, hi sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó hiểu rõ giá trị của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”

 II. Chuẩn bị

 - GV: Giáo án, sgv

- HS: Vở, sgk

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra

 2. Bài mới

 

doc69 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình học kì 2 - Đặng Thị Thu Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 11 BAN: CƠ BẢN (KÌ II) Năm học 2010-2011 Họ tên giáo viên: Đặng Thị Thu Hà Tổ: Văn- Lịch Sử- GDCD Trường: THPT Xuân Huy Ngày dạy....Lớp 11B2.......................... Ngày dạyLớp 11B3.......................... Ngày dạyLớp 11B4.......................... Ngày dạyLớp 11B5.......................... Ngày dạy....Lớp 11B6.......................... Ngày dạyLớp 11B7.......................... CHƯƠNG III: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) TIẾT 19 - BÀI 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ (1918 – 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Những nét lớn về phong trào ở Trung Quốc trong thời kì này. - Hiểu biết về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và các nhân vật lịch sử như Ganđi. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu được ý nghĩa của chúng. -Tìm hiểu các khái niệm: "cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ", "cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới". 3. Thái độ - Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc. - Nhận thức được những mất mát, hi sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc. Từ đó hiểu rõ giá trị của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, sgv - HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. - GV gợi ý cho hs nhớ lại những kiến thức về lịch sử Trung Quốc hồi cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. - GV giải thích tên gọi phong trào - GV hỏi: Em hãy nêu những nét chính về phong trào Ngũ tứ? Điểm mới của phong trào là gì? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, kết luận: - GV hỏi: Từ sau phong trào Ngũ tứ, cách mạng Trung Quốc đã có những chuyển biến như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hợp tác Quốc – Cộng (1926 – 1927) và cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng với Đảng Cộng sản trong những năm 1927 – 1937. - GV gọi hs nêu diễn biến chính của Chiến tranh Bắc phạt và giải thích nguyên nhân thất bại? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV gọi hs nêu nét chính về cuộc Nội chiến giữa Quốc Dân đảng với Đảng Cộng sản trong những năm 1927-1937? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, hướng dẫn hs quan sát hình 39. Mao Trạch Đông trên đường Vạn lí trường chinh - SGK và tìm hiểu về ông. * Hoạt động 3: Tìm hiểu Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm (1918 - 1929) - GV hỏi: Những nguyên nhân làm bùng nổ cao trào đấu tranh rộng lớn của nhân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ nhất? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hỏi: Nêu diễn biến chính của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1918-1929? - HS trả lời - GV hướng dẫn hs quan sát hình 40. Ganđi - SGK và nhận xét về phong trào bạo động, bất hợp tác do Ganđi lãnh đạo. - GV nhận xét, nhấn mạnh - GV giải thích vì sao Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp bất bạo động, bất hợp tác * Hoạt động 4: Tìm hiểu về phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939 - GV hướng dẫn hs nắm được những diễn biến chính của phong trào cách mạng trong thập niên 30 của thế kỉ XX thông qua phần chữ in nhỏ trong sgk. - GV hỏi: Em hãy nêu những nét nổi bật của phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong những năm 1929 – 1939? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận I. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc (1919 - 1939) 1) Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc - Diễn biến chính: + 4/5/1919, nổ ra cuộc biểu tình của 3000 sinh viên, học sinh yêu nước Bắc Kinh nhằm phản đối âm mưu xâu xé, nô dịch Trung Quốc của các nước đế quốc. + Phong trào lan rộng trong cả nước, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp công nhân (phong trào Ngũ tứ). - Ý nghĩa lịch sử: + Mở đầu cao trào chống đế quốc, chống phong kiến ở Trung Quốc. + Đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Giai cấp công nhân Trung Quốc bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng cách mạng độc lập - Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: + Sau phong trào Ngũ tứ, việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển nhanh chóng. + 7/1921, từ một số nhóm cộng sản, Đảng cộng sản đã được thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. 2) Chiến tranh Bắc phạt (1926 - 1927) và Nội chiến Quốc - Cộng (1927 - 1937) * Chiến tranh Bắc Phạt: + 1926 - 1927, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc Dân đảng tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm đánh đổ tập đoàn quân phiệt Bắc Dươngở miền Bắc Trung Quốc. + 12/4/1927, Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thượng Hải, tàn sát đẫm máu các đảng viên Cộng sản, công khai chống phá cách mạng, thành lập chính phủ của giai cấp tư sản - địa chủ (Nam Kinh). Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt. * Nội chiến Quốc - Cộng: + 1927 - 1937, Nội chiến Quốc - Cộng. Trong cuộc càn quét lần thứ năm (1934 - 1935) của Quốc Dân đảng, các lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. + 10/1934 Hồng quân công, nông tiến hành cuộc phá vây, tiến lên phía bắc (cuộc Vạn lí trường chinh). Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (1/1935), Mao Trạch Đông trở thành lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. - 7/1937, Nhật xâm lược Trung Quốc Quốc Dân đảng buộc phải hợp tác với Đảng Cộng sản, thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. II. Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ (1918 - 1939) 1. Phong trào độc lập dân tộc trong những năm (1918 - 1929) - Nguyên nhân: + Hậu quả nặng nề của CTTG I + Chính sách tăng cường ách áp bức, bóc lột của thực dân Anh => làm dấy lên cao trào chống Anh trong những năm 1918 - 1922 - Hình thức đấu tranh phong phú, với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân và dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại, đứng đầu là Ganđi. - Chính sách bất bạo động, bất hợp tác - không sử dụng đấu tranh bạo lực, chỉ biểu tình, bãi công, bãi khoá, tẩy chay hàng hoá Anh,... - Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn tới sự thành lập Đảng cộng sản Ấn Độ cuối 1925. 2) Phong trào độc lập dân tộc trong những năm 1929 - 1939 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, đã làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ. - Phong trào kéo dài trong suốt những năm 30 với cuộc hành trình lịch sử dài 300 km đầu năm 1930 do Ganđi khởi xướng phản đối chính sách độc quyền muối của thực dân Anh. Mặt trận thống nhất của các lực lượng chính trị ở Ấn Độ đã hình thành... - Từ 9/1939, Ấn Độ bị lôi cuốn vào cuộc CTTG II, phong trào cách mạng Ấn Độ chuyển sang một thời kì mới. 3. Củng cố, luyện tập - Phong trào độc lập dân tộc trong thời gian giữa hai cuộc CTTG (1918-1939) lên cao và lan rộng ở Trung Quốc và Ấn Độ. Phong trào Ngũ tứ đã mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Sự ra đời của ĐCS Trung Quốc đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Trung Quốc. Ở Ấn Độ với đường lối đấu tranh bạo động, bất hợp tác, Đảng Quốc đại đứng đầu là Gandi, đã trở thành lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ. 4. Hướng dẫn học bài - Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi sgk. - Đọc trước bài 16 Ngày dạy....Lớp 11B3.......................... Ngày dạyLớp 11B4.......................... Ngày dạyLớp 11B5.......................... Ngày dạy....Lớp 11B6.......................... Ngày dạyLớp 11B7.......................... TIẾT 20 - BÀI 16: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu biết về tình hình chung ở Đông Nam Á và ở một số nước như: Inđônêxia, Lào, Campuchia,Thái Lan. 2. Kĩ năng - Rèn luyện khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các sự kịên lịch sử. - Nâng cao khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ - Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. - Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, sgv, bảng niên biểu - HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: phong trào Ngũ tứ có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Trung Quốc? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, xã hội các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất - GV hỏi: Em hãy nêu một số nét tiêu biểu về tình hình chung ở Đông Nam Á? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, nhấn mạnh việc ĐNA bị cuốn vào hệ thống kinh tế của CNTB. * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á - GV hỏi: Sau CTTG I, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á đã có những bước tiến mới như thế nào? - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, chốt lại * Hoạt động 3: Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia trong thập niên 20 của thế kỉ XX - GV hỏi: Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia trong thập niên 20 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 4: Tìm hiểu về phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia trong thập niên 30 của thế kỉ XX - GV hướng dẫn hs lập niên biểu về phong trào độc lập ở Inđônêxia trong thập niên 30 của thế kỉ XX theo mẫu: Thời gian Nội dung sự kiện - HS trình bày, bổ sung cho nhau - GV sử dụng bảng phụ làm thông tin phản hồi. * Hoạt động 5: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia. - GV hỏi: Em hãy nêu khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia? - HS trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh . * Hoạt động 6: Tìm hiểu phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai, Miến Điện. - GV hỏi: Em hãy nêu khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai, Miến Điện. - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 6: Tìm hiểu nét chính về cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm. - GV hỏi: Nêu những nét chính cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm. - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hướng dẫn hs quan sát hình 42. Priđi Phanômiông (1900 - 1983) - SGK và nhận xét về những cải cách của ông. - HS trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh: I. Tình hình các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất 1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội - Sau CTTG I, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây tác động mạnh, tạo những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị và xã hội ở hầu khắp các nước ĐNA. - kinh tế, là thị trường tiêu thụ hàng hoá, nơi cung cấp nguyên liệu cho chính quốc. - chính trị, các nước có những thể chế khác nhau, nhưng đều do các chính quyền thuộc địa cai trị hoặc lệ thuộc các nước tư bản thực dân. - xã hội, sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. - Cách mạng tháng Mười Nga 1917 và cao trào cách mạng thế giới tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở ĐNA. 2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á - Sau CTTG I, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh khắp các nước ĐNAvới sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản. - Giai cấp tư sản dân tộc đề ra mục tiêu đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Một số chính đảng tư sản đã được thành lập ở Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai... - Giai cấp vô sản ở ĐNA bắt đầu trưởng thành: Thành lập ĐCS Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Philippin (1930). Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang, nổi dậy của công - nông nổ ra (Inđônêxia 1926 – 1927; Việt Nam 1930 - 1931). II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia 1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỉ XX - 5/1920, ĐCS Inđônêxia thành lập, đã lãnh đạo phong trào cách mạng trong thập niên 20 (XX): + Cuộc khởi nghĩa vũ trang (1926 - 1927) ở Giava, Xumatơralàm rung chuyển nền thống trị của thực dân Hà Lan. - Từ 1927, quyền lãnh đạo phong trào cách mạng chuyển sang Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản, đứng đầu là Xucácnô, chủ trương đoàn kết các lực lượng dân tộc chống đế quốc, đấu tranh hoà bình và bất hợp tác với chính quyền thực dân. Đảng Dân tộc trở thành lực lượng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Inđônêxia. 2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỉ XX - Đầu thập niên 30, phong trào chống thực dân Hà Lan, lan rộng cả nước, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của các thuỷ binh cảng Sunrabaya (1933), nhưng bị đàn áp dã man, Đảng Dân tộc (1929 là Đảng Inđônêxia) bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. - Cuối thập niên 30, trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít, những người cộng sản đã kết hợp với Đảng Inđônêxia thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít (Liên Minh chính trị Inđônêxia)- Xucácnô đứng đầu. - 12/1939, Liên minh họp Đại hội đại biểu nhân dân, bao gồm 90 đảng phái và tổ chức chính trị tham gia, thông qua Nghị quyết về ngôn ngữ, quốc kì và quốc ca. Thực dân Hà Lan từ chối đề nghị hợp tác chống phát xít của Liên minh. III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia. - Sau CTTG I, chính sách tăng cường áp bức, bóc lột của thực dân Pháp làm bùng nổ phong trào đấu tranh ở các nước Đông Dương. - Lào: Khởi nghĩa Ong Kẹo và Commađam kéo dài hơn 30 năm. khởi nghĩa của người Mèo do Chậu Pachay lãnh đạo (1918-1922) ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam. - Campuchia, phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên ở nhiều tỉnh, (Côngpông Chơnăng), thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, hơn 400 người bị tra tấn đến chết. - 1930, ĐCS Đông Dương ra đời, mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiêu được gây dựng ở Lào, Campuchia. - 1936 - 1939, phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương diễn ra sôi nổi ở Việt Nam, cổ vũ cuộc vận động dân chủ ở Lào và Campuchia. IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai, Miến Điện - Phong trào độc lập dân tộc ở Mã Lai, Miến Điện trong thời kì này đều do giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo, và diễn ra dưới các hình thức đấu tranh hoà bình V. Cuộc Cách mạng năm 1932 ở Xiêm - Do những mâu thuẫn xã hội dưới triều đại Rama VII tăng lên, hè 1932 một cuộc cách mạng nổ ra ở Băng Cốc dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Priđi Phanômiông. - Cuộc Cách mạng 1932 mở ra thời kỳ phát triển mới của Xiêm với việc thiết lập chế độ quân chủ lập hiến và tạo điều kiện tiến hành các cải cách theo hướng tư sản. 3. Củng cố, luyện tập - Những điểm mới, sự đa dạng của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á trong thời kì giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939). Đây là thời kì đặt cơ sở, nền móng cho sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II. 4. Hướng dẫn học bài - Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi 1,2 sgk. - Đọc trước bài 17 Ngày dạyLớp 11B3...................................... Ngày dạyLớp 11B4...................................... Ngày dạyLớp 11B5...................................... Ngày dạy....Lớp 11B6...................................... Ngày dạyLớp 11B7...................................... CHƯƠNG IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) TIẾT 21 - BÀI 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nguyên nhân và con đường dẫn đến chiến tranh. - Diễn biến chính ở mặt trận châu Âu (Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) 2. Kĩ năng - Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến trnh và tác động của nó đối với nhân loại. - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự, hiểu và trình bày được diễn biến một vài cuộc chiến quan trọng trên lược đồ. 3. Thái độ - Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, sgv, lược đồ chiến tranh thế giới thứ II. - HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động xâm lược của các nước phát xít, chính sách nhân nhượng đối với chủ nghĩa phát xít của các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. - GV hướng dẫn hs quan sát lược đồ thế giới và nêu vấn đề: Vì sao nói: Chủ nghĩa phát xít là chiến tranh? - HS trả lời, bổ sung cho nhau. - GV nhận xét, bổ sung, kết luận: - GV hỏi: Chủ nghĩa phát xít ra đời ở những nước nào? Xác định vị trí các nước đó trên bản đồ thế giới? - HS nhớ lại kiến thức đã học để trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, nhấn mạnh - GV hỏi: Đầu những năm 30, các nước phát xít đã có những hoạt động gì? Xâm lược vùng đất nào? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý. - GV hỏi: Trước tình hình đó, thái độ của các nước lớn như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung Hội nghị Muy-ních và mối quan hệ từ sau Hội nghị đến khi chiến tranh TG II bùng nổ. - GV hỏi: Em hãy nêu những sự kiện chính dẫn tới Hội nghị Muy-ních? Nội dung chính của Hội nghị? - HS trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh - GV hướng dẫn HS quan sát hình 43 – SGK - Về Hiệp ước Xô – Đức (23/8/1939)... - GV chốt lại những nguyên nhân cơ bản dẫn tới CTTG II * Hoạt động 3: Tìm hiểu DB chính cuộc CTTG II từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941. - GV sử dụng lược đồ CTTG II trình bày khái quát diễn biến CTTG II. - HS quan sát, nghe và ghi nhớ DB - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thái độ của Anh, Pháp từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1940 - GV hỏi: Em có nhận xét gì về tình hình chiến sự trong giai đoạn này? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý - GV trình bày ngắn gọn việc các nước phát xít thắt chặt thêm liên minh quân sự... - GV hỏi: Qua tìm hiểu DB chính cuộc CTTG II từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941em hãy rút ra tính chất của chiến tranh trong giai đoạn đầu? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận I. Con đường dẫn đến chiến tranh 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 – 1937) - Trong những năm 30, Đức, Italia, Nhật liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối Trục, đẩy mạnh các hoạt động quân sự, gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên TG. - Sau khi cầm quyền, Chính phủ Hítle xé bỏ Hoà ước Vécxai, thành lập một nước "Đại Đức" gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở châu Âu. - Liên Xô coi CNPX là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước bị chủ nghĩa phát xít xâm lược. - Anh, Pháp không hợp tác chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng CNPX, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. 2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới. - 3/1938, Đức xâm chiếm và sát nhập nước Áo vào lãnh thổ Đức, sau đó gây ra vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc. - 9/1938, Hội nghị Muyních gồm những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia được triệu tập. Tại Hội nghị, một hiệp định được kí theo đó Anh, Pháp trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. - 3/1939, Hítle cho quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan. II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (Từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) 1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940) - Rạng sáng 1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh, Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. CTTG II bùng nổ. Với ưu thế quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược "CT chớp nhoáng", chiếm được Ba Lan sau gần 1 tháng . - Từ 4/1940, Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây, chiếm được hầu hết các nước TB châu Âu và đánh thẳng vào Pháp. Pháp bại trận. - 7/1940, không quân Đức đánh phá Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề. Kế hoạch của Hítle đổ bộ vào nước Anh không thực hiện được. 2. Phe phát xít bành trướng ở Đông và Nam Âu (từ tháng 9/1940 đến tháng 6//1941) - 9/1940, tại Béclin Đức, Italia, Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau và công khai phân chia thế giới. - Từ 10/1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu: Chiếm đóng ba nước chư hầu Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tính Nam Tư và Hi Lạp. - Hè 1941, phe phát xít chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng tấn công Liên Xô. 3. Củng cố, luyện tập - Tại sao phe phát xít có thể nhanh chóng bành trướng, mở rộng lãnh thổ, làm chủ hầu hết châu Âu? 4. Hướng dẫn học bài - Học bài theo nội dung câu hỏi SGK. Tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài. Ngày dạyLớp 11B3...................................... Ngày dạyLớp 11B4...................................... Ngày dạyLớp 11B5...................................... Ngày dạy....Lớp 11B6...................................... Ngày dạyLớp 11B7...................................... TIẾT 22 - BÀI 17 (tiếp) CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Diễn biến chính ở mặt trận châu Âu và mặt trận châu Á – Thái Bình Dương. - Hậu quả của cuộc chiến tranh TG thứ hai. 2. Kĩ năng - Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến tranh và tác động của nó đối với nhân loại. - Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ lược đồ chiến sự, hiểu và trình bày được diễn biến một vài cuộc chiến quan trọng trên lược đồ. 3. Thái độ - Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả khủng khiếp của nó đối với nhân loại. Từ đó nâng cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm của quân đội và nhân dân các nước trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, giành độc lập dân tộc và bảo vệ hoà bình thế giới. II. Chuẩn bị - GV: Giáo án, sgv, lược đồ chiến tranh thế giới thứ II. - HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? Phát xít Đức đã xâm chiếm châu Âu như thế nào? 2. Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu những sự kiện chính thể hiện cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942). - GV tường thuật ngắn gọn cuộc tấn công Liên Xô của phát xít Đức trên lược đồ. - HS quan sát, nghe, ghi nhớ kiến thức. - GV hỏi: Vì sao Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ của Liên Xô? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt lại - GV hỏi: Trước sự điên cuồng của quân Đức, quân và dân Liên Xô đã chiến đấu như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hỏi: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ đã đưa đến chiến tranh lan rộng toàn thế giới như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV hỏi: Những yếu tố dẫn đến sự hình thành phe Đồng minh chống phát xít? Ý nghĩa của sự kiện này? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý * Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc phản công của quân Đồng minh (từ tháng 11/1942 đến tháng 6/1944) - GV sử dụng lược đồ CTTG II trình bày trận phản công Xtalingrat và nêu câu hỏi: theo em chiến thắng Xtalingrát có ý nghĩa như thế nào? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, kết luận - GV tiếp tục trình bày tình hình ở các mặt trận khác. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật Bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc - GV giới thiệu ngắn gọn những diễn biến chính ở mặt trận Xô – Đức - GV hỏi: Việc Mĩ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu có tác dụng gì? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 4: Tìm hiểu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai - GV hướng dẫn HS rút ra những hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai. III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942) 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi. * Đức tấn công Liên Xô: - Rạng sáng 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô với chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng. - Ba đạo quân Đức tiến sâu vào Liên Xô. 12/1941 Hồng quân phản công thắng lợi. Quân Đức bị đẩy lùi khỏi Mátxcơva. Chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức bị phá sản. - Hè 1942, Đức tấn công xuống phía nam, tiến đánh Xtalingrat (Vongagrat) nhưng thất bại. * Chiến sự Bắc Phi: - Từ 9/1940, Italia tấn công Ai Cập; 12/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập), chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ. - 9/1940, Nhật kéo vào Đông Dương. - Sáng 7/12/1941, Nhật tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. Mĩ tuyên chiến với Nhật, sau đó là với Đức, Italia. Chiến tranh lan rộng thế giới. - Nhật tấn công ồ ạt xuống các nước ĐNA, chiếm nhiều nước, nhiều đảo 3. Khối Đồng minh chống phát xít hình thành - Hành động xâm lược của phát xít đã thúc đẩy các quốc gia liên minh chống kẻ thù chung. - Liên Xô tham chiến làm thay đổi tính chất, cục diện, triển vọng thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít. - Sự thay đổi thái độ, chính sách của Mĩ, Anh trong việc hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít. - 1/1

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_hoc_ki_2_dang_thi_thu_ha.doc