Giáo án Lịch sử Lớp 11 nâng cao - Bài 24-33

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười.

- Nắm rõ những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. Nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.

- Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

2. Tư tưởng

- Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

- Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.

- Hiểu rõ mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười.

3. Kỹ năng

- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, lược đồ thế giới và nước Nga.

- Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu).

- Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga.

- Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin.

 

doc73 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 nâng cao - Bài 24-33, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) Chương VIII CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 - 1941) Bài 24 CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917-1921) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nắm được những nét chính về tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX; hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng - Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. - Nắm rõ những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười 1917. Nội dung cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. - Giáo dục cho HS thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô. - Hiểu rõ mối quan hệ giữa Cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười. 3. Kỹ năng - Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, lược đồ thế giới và nước Nga. - Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Bản đồ nước Nga đầu thế kỉ XX (hoặc bản đồ châu Âu). - Tranh ảnh về Cách mạng tháng Mười Nga. - Tư liệu lịch sử về Cách mạng tháng Mười Nga và Lê-nin. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cận đại bao gồm những vấn đề nào? 2. Dẫn dắt bài mới - Đầu thế kỉ XX có một sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và mở đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử loài người đó là Cách mạng tháng Mười Nga. Để hiểu được tại sao 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Nga 1917, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân - GV sử dụng bản đồ đế quốc Nga 1914 để HS quan sát thấy được vị trí của đế quốc Nga với lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới chiếm 1/6 diện tích đất đai trên thế giới. Trên đất nước rộng lớn có hàng trăm dân tộc sinh sống, đa số dân tộc là người Nga. Người Nga rất đôn hậu, tốt bụng và giàu tình cảm. - HS vừa nghe, quan sát lược đồ. - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát SGK những nét cơ bản về tình hình nước Nga trước cách mạng để thấy được. + Sự suy sụp về kinh tế. + Sự lạc hậu, bảo thủ về chính trị. + Những mâu thuẫn xã hội ở Nga trước cách mạng. - HS theo dõi SGK để trả lời theo yêu cầu của GV. - GV bổ sung, kết luận. I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng + Về chính trị: Đầu thế kỉ XX ( sau cách mạng 1905 - 1907) Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Nicôlai II. Mọi quyền lực trong nước nằm trong tay Nga hoàng (Một chế độ chính trị lạc hậu nhất châu Âu - kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga). (So sánh chế độ chính trị ở Nga với chế độ cộng hòa ở các nước châu Âu khác) - Về chính trị: Đầu thế kỉ XX, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng. Không những chế độ lạc hậu, Nga hoàng còn thực hiện những chính sách bảo thủ, phản động, đẩy nước Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất gây nên những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội cho đất nước. + Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng. + Về kinh tế: Nga vốn chỉ là nước tư bản chủ nghĩa phát triển trung bình, chủ nghĩa tư bản Nga phát triển muộn hơn, ngày càng lạc hậu và lệ thuộc vào phương Tây, lại bị chiến tranh tàn phá làm cho nền kinh tế suy sụp. Sau 3 năm theo đuổi chiến tranh, đầu 1917 nền kinh tế quốc dân hoàn toàn kiệt quệ, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đình đốn, nạn đói trầm trọng. - Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn. + Về xã hội: GV có thể minh họa thêm về tình trạng lạc hậu của nước Nga bằng bức ảnh Những người nông dân Nga đầu thế kỉ thứ XX khai thác giúp HS thấy được: phương tiện canh tác lạc hậu ở Nga lúc bấy giờ, phần lớn lao động ngoài đồng đều là phụ nữ, đàn ông phải ra trận. Tiếp tục cho HS quan sát bức tranh Những người lính Nga ngoài mặt trận tháng 01/1917. Cảnh tượng bãi xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận quân đội Nga đã thua trận.Thiệt hại tính đến 1917 có tới 1,5 triệu người chết và 4 triệu người bị thương. Điều đó khiến nhân dân Nga càng căm ghét chế độ Nga hoàng. - GV có thể minh họa thêm bằng bức ảnh Nơi ở của nông dân Nga năm 1917 để giúp HS thấy được tình trạng lạc hậu trong nông nghiệp và cuộc sống cực khổ của người nông dân. - Về xã hội: + Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ. + Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra khắp nơi. Hoạt động 2: Cả lớp - GV tiểu kết: Như vậy, tới năm 1917 nước Nga đã tiến sát tới một cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng. Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917: - HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV để tóm tắt diễn biến cuộc cách mạng về sự kiện bùng nổ cách mạng, hình thức cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả. - GV bổ sung, kết luận. 2. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai + Ngày 23/2/1917 cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát (nay là Xanh-pê-téc-bua) và lan rộng khắp thành phố. Đến ngày 27/2/1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng. - Ngày 23/2/1917, cách mạng bùng nổ với cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-gơ-rát. - Phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. + Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. - Lãnh đạo là Đảng Bôn-sê-vích. + Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân (66 nghìn binh lính giác ngộ đứng về phe cách mạng). - Lực lượng tham gia là công nhân, binh lính, nông dân. - Kết quả: Nga hoàng Nicôlai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế sụp đổ. Tin thắng trận ở Thủ đô bay nhanh khắp đất nước. Chỉ trong vòng 8 ngày, trên phạm vi cả nước, quần chúng nhân dân đã vùng dậy lật đổ chế độ cũ, bầu ra các Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản thành lập Chính phủ lâm thời. Nước Nga trở thánh nước cộng hòa. GV cung cấp kiến thức giúp HS hiểu về các Xô viết: trong quá trình cách mạng tháng 2/1917 chống chế độ Nga hoàng, công nhân và binh lính đã thành lập các Ủy ban đại biểu, gọi là các Xô viết. Ngày 27/2/1917 đại biểu các Xô viết họp và bầu ra Xô viết Thủ đô gọi là: Xô viết đại biểu công nhân và binh lính Pê-tơ-rô-gơ-rát. - Kết quả: + Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. + Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917, toàn nước Nga có 555 Xô viết) + Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập Chính phủ lâm thời. Hoạt động 2: cả lớp / cá nhân - GV đặt câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Hai năm 1917, em hãy cho biết tính chất của cách mạng. - HS suy nghĩ, trả lời. - GV nhận xét, bổ sung kết luận: căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả đạt được của cách mạng ta có thể khắng định Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga mang tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. - GV so sánh Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga với các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại để HS thấy được điểm mới của Cách mạng tháng Hai 1917. - Tính chất: Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. Hoạt động 1: -GV thuyết trình: Sau Cách mạng tháng Hai ở Nga, tồn tại cục diện hai chính quyền song song tồn tại. Sau đó GV gọi một HS nhắc lại hai chính quyền được thành lập sau Cách mạng tháng Hai là những chính quyền nào? - HS nhắc lại kiến thức nắm được ở phần trước: + Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản. + Xô viết đại biểu của công nhân, binh lính. - GV nêu câu hỏi: Cục diện chính trị này có thể kéo dài được không? Tại sao? - HS suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Cục diện chính trị này không thể kéo dài vì hai chính quyền đại diện cho hai giai cấp đối lập trong xã hội không thể cùng song song tồn tại. - GV có thể mở rộng: Hai chính quyền song song tồn tại là tình hình độc đáo của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai 1917, hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp đối kháng tư sản - công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. Tình trạng này đã dẫn tới cuộc đấu tranh giữa tư sản và vô sản Nga tạo tiền đề để cuộc cách mạng tháng Mười bùng nổ. 3.Cách mạng tháng Mười Nga 1917 - Sau Cách mạng tháng Hai tồn tại hai chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời (tư sản). + Xô viết đại biểu (vô sản). à Cục diện này không thể kéo dài. - Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). - Trước hết, chủ trương đấu tranh hòa bình để tập hợp lực lượng à quần chúng đã tin theo Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích. - Đầu tháng 10/1917, không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc SGK tóm tắt diễn biến, kết quả của khởi nghĩa. - HS theo dõi SGK tự tóm tắt diễn biến khởi nghĩa vào vở ghi. - GV bổ sung hoàn thiện: Đêm 24/10/1917 khởi nghĩa bắt đầu, các đơn vị Cận vệ đỏ đã chiếm được những vị trí then chốt của thủ đô và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. - Đêm 25/10 (7/11), quân khởi nghĩa đã tấn công Cung điện Mùa Đông. GV tường thuật sự kiện quân khởi nghĩa tấn công Cung điện Mùa Đông. + Sau Pê-tơ-rô-grát là thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. Cách mạng tháng Mười giành thắng lợi, chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. - Diễn biến khởi nghĩa + Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa. + Đêm 25/10, tấn công Cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản. à Khởi nghĩa Pê-tơ-rô-grát giành thắng lợi. + Tháng 3/1918, chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn. Hoạt động 3: Cá nhân - GV nêu câu hỏi: Căn cứ vào diễn biến Cách mạng tháng Mười, em hãy cho biết tính chất của cách mạng? - HS căn cứ vào mục tiêu cách mạng, lãnh đạo cách mạng, lực lượng tham gia, kết quả, hướng phát triển của cách mạng để trả lời. - GV kết luận: Cách mạng tháng Mười Nga, có mục đích khác hẳn các cuộc cách mạng tư sản đầu Cận đại, nó nhằm lật đổ Chính phủ tư sản, giành chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy, nó mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (cách mạng vô sản). - Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy sự thành lập chính quyền Xô viết. - HS theo dõi SGK: Sự thành lập chính quyền Xô viết: + Ngay trong đêm 25/10 (7/11/1917 lịch Nga cũ), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô-nưi, đã thành lập chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu. - GV có thể mở rộng: Điện Xmô-nưi là một Tu viện, một trường dòng nổi tiếng cho các nữ quý tộc được Chính phủ Nga hoàng bảo trợ, trong cách mạng, Xmô-nưi là đại bản doanh của Ủy ban Trung ương Xô viết toàn Nga và của Xô viết Pê-tơ-rô-grát. Lê-nin đã trực tiếp chỉ đạo cách mạng tại đây. II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết 1. Xây dựng chính quyền Xô viết - Đêm 25/10/1917, chính quyền Xô viết được thành lập do Lê-nin đứng đầu. Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân - GV tiếp tục yêu cầu HS theo dõi SGK về những chính sách của chính quyền Xô viết: Chính quyền Xô viết đã làm được những việc gì và đem lại lợi ích cho ai? - HS theo dõi SGK và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung. + Chính quyền Xô viết trông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Trong đó Sắc lệnh hòa bình lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn đối với nhân loại" và đề nghị các nước tham chiến hãy nhanh chóng đàm phán và kí kết hòa ước. Còn Sắc lệnh ruộng đất nhằm giải quyết ruộng đất cho nông dân, thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của địa chủ, quý tộc, các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất. + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới của những người lao động. + Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, thực hiện nam, nữ binh quyền, các dân tộc bình đẳng và có quyền tự quyết. + Xây dựng Hồng quân ( quân đội cách mạng) để bảo vệ chính quyền Xô viết. + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản, thành lập Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao để xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. - Như vậy, những việc làm của chính quyền Xô viết đã đem lại lợi ích và bảo vệ lợi ích cho nhân dân lao động, thể hiện tính ưu việt tiến bộ của một chính quyền mới, chính quyền của dân, do dân, vì dân, khác hẳn và đối lập với những chính quyền cũ của giai cấp phong kiến, tư sản ở nước Nga cũng như các nước khác ở châu Âu. Sự ra đời của Nhà nước Xô viết khiến các đế quốc lo lắng. Chính vì vậy mà các nước tư bản tìm mọi cách cấu kết với bọn phản động trong nước phá hoại chính quyền hòng bóp chết nước Cộng hòa non trẻ. - Chính sách của chính quyền: + Thông qua Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. + Thủ tiêu bộ máy Nhà nước cũ, xây dựng bộ máy Nhà nước mới. + Thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. + Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền cách mạng. + Quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp cảu giai cấp tư sản, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hoạt động 1: Cả lớp - GV trình bày: Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga Xô viết. - Để chống thù trong giặc ngoài, đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến. 2. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết - Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản trong nước tấn công tiêu diệt nước Nga. - Đầu năm 1919, chính quyền Xô viết đã thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến. Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân - GV yêu cầu HS đọc SGK để thấy được nội dung, ý nghĩa của Chính sách Cộng sản thời chiến. - HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi - GV bổ sung, kết luận: + Ngoài ra, Nhà nước còn ban hành lệnh Tổng động viên kêu gọi thanh niên nhập ngũ bảo vệ chính quyền. GV minh họa bằng bức áp phích năm 1920 Bạn đã ghi tên tình nguyện chưa. Năm 1918 có nửa triệu, đến tháng 9/1919 có 3,5 triệu, cuối năm 1920 là 5 triệu 3000 người. - GV nêu câu hỏi: Chính sách Cộng sản thời chiến có tác dụng, ý nghĩa gì? - HS dựa vào chính sách, suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét: Với những chính sách đó, nước Nga đã huy động được tối đa sức người, sức của phục vụ đất nước. Phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Bằng sức mạnh đó, cuối năm 1920 Hồng quân Liên Xô đã đánh tan 14 nước đế quốc can thiệp, bảo vệ vững chắc Nhà nước Xô viết non trẻ. Chứng tỏ chính sách này rất phù hợp với tình hình nước Nga sau cách mạng đúng như tên gọi của nó "Chính sách Cộng sản thời chiến". - Nội dung của chính sách: + Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp. + Trưng thu lương thực thừa của nông dân. + Thi hành chế độ cưỡng bức lao động. - Chính sách đã động viên tối đa nguồn của cải nhân lực của đất nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, để đến cuối năm 1920, Nga đẩy lùi sự can thiệp của các nước đế quốc, bảo vệ chính quyền non trẻ. Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu một HS nhắc lại kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga. Kết quả đó có ý nghĩa gì với nước Nga và thế giới. - HS suy nghĩ trả lời. - GV mở rộng giúp HS thấy rõ ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười: "Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế" - Hồ Chí Minh toàn tập. 3.Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga - Với nước Nga: + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động. + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Với thế giới: + Làm thay đổi cục diện thế giới (chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất nữa). + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới. 4. Sơ kết bài học - Củng cố GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Tại sao năm 1917 nước Nga lại diễn ra cách mạng xã hội chủ nghĩa? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cach mạng Nga năm 1917? - Dặn dò Học bài, chuẩn bị trước bài mới, sưu tầm những tư liệu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô ( 1921- 1941). Bài 25 LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 - 1941) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Thấy rõ với Chính sách Kinh tế mới, nhân dân Xô Viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn trong quá trình khôi phục đất nước chiến tranh. - Nắm được những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921- 1941). 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng giáo dục tình cảm cách mạng cho HS, giúp các em nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. - Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. 3. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Lược đồ Liên Xô năm 1940 - Một số tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô - Tư liệu, mẩu chuyện lịch sử về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Liên Xô thời kỳ (1921 - 1941) III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nội dung Chính sách Cộng sản thời chiến và ý nghĩa lịch sử của nó. Câu hỏi 2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. 2. Dẫn dắt bài mới - Sau khi thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, nhân dân Xô viết bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy mới mẻ diễn ra ở Liên Xô như thế nào chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK tình hình nước Nga sau chiến tranh (năm 1921), tự ghi vào vở. - HS theo dõi SGk, tự tóm tắt tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga. - GV mở rộng: + Sau 7 năm chiến tranh (1920) sản xuất công nghiệp giảm 7 lần so với 1913 (còn 1/7 so với trước chiến tranh). + Sản xuất nông nghiệp giảm một nửa so với trước chiến tranh (còn 1/2). I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) 1. Nước Nga Xô viết sau chiến tranh * Hoàn cảnh lịch sử: - Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. + Lợi dụng tình hình kinh tế sa sút, một bộ phận nhân dân có thái độ bất bình với những chính sách của Nhà nước. Bọn phản động nổi dậy chống phá chính quyền. Chúng nổi loạn ở nhiều địa phương, có nơi chúng đã chiếm được chính quyền cấp huyện. - Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi. + Chính sách Cộng sản thời chiến, một chính sách hoàn toàn cần thiết và phù hợp với thời chiến thì trong thời bình lại trở nên không phù hợp, đối lập với lợi ích của những người nông dân, gây trở ngại đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Nông dân muốn tự do sử dụng sản phẩm của mình, tự do trao đổi ở thị trường và tự do mua hàng công nghiệp. - Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh tế khiến nhân dân bất bình. - Nước Nga Xô viết sau nội chiến khủng hoảng trầm trọng. Trước tình hình đó, tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng. - Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng. Hoạt động 1: Cả lớp - GV yêu cầu HS theo dõi SGK nội dung cơ bản của Chính sách Kinh tế mới, để thấy được sự khác nhau cơ bản giữa Chinh sách Kinh tế mới với Chính sách Cộng sản thời chiến, qua đó cho thấy tác dụng ý nghĩa của chính sách này. - HS theo dõi SGK theo sự hướng dẫn của GV, suy nghĩ trả lời. - GV kết luận về nội dung cơ bản của Chính sách Kinh tế mới: 2. Chính sách Kinh tế mới - Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng. * Nội dung: + Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. - Trong nông nghiệp, ban hành thuế nông nghiệp + Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp vừa và nhỏ dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga, Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. - Trong công nghiệp: Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích nước ngoài đầu tư vào nước Nga. + Trong thương nghiệp và tiền tệ cho phép tư nhân tự do buôn bán, trao đổi, mở các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp mới. à Như vậy, sự khác nhau cơ bản giữa Chính sách Cộng sản thời chiến và Chính sách Kinh tế mới là: + Chính sách Cộng sản thời chiến do nhà nước nắm độc quyền quản lý nên kinh tế quốc dân. + Chính sách Kinh tế mới thực chất là chuyển nên kinh tế do nhà nước độc quyền, sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát, khôi phục lại nên kinh tế hàng hóa mà Chính sách Cộng sản thời chiến trước đây đã xóa bỏ. à Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát. Hoạt động 3: Cả lớp - GV yêu cầu HS theo dõi bảng thống kê một số ngành kinh tế của nước Nga (1921 - 1923) cho nhận xét. - HS theo dõi bảng thống kê và phát biểu nhận xét của mình. - GV nhận xét bổ sung: Từ 1921 - 1923 sản lượng nhiều ngành kinh tế ở Nga tăng nhanh, chứng tỏ chính sách kinh tế mới có tác dụng thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp Liên Xô khôi phục được kinh tế. - HS phát biểu nhận xét của mình: + Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo của Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích. + Phù hợp với hoàn cảnh đất nước và nguyện vọng của nhân dân vì vậy nó đã phát huy tác dụng, hiệu quả. + Mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trong đó có Việt Nam, đã tiếp thu tinh thần cơ bản của Chính sách Kinh tế mới, vận dụng phù hợp vào điều kiện đất nước. * Tác dụng - ý nghĩa: - Thúc đẩy kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, giúp nhân dân Xô viết vượt qua khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế. - Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước và xã hội chủ nghĩa. Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân - GV yêu cầu HS theo dõi SGK sự hình thành và mở rộng Liên bang Xô viết. - HS theo dõi SGK tự tóm tắt vào vở sự hình thành và mở rộng của Liên bang Xô viết. - GV đặt câu hỏi: Tại sao thành lập liên bang? Việc thành lập liên bang có ý nghĩa gì? - HS theo dõi SGK suy nghĩ và trả lời. + Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đòi hỏi các dân tộc trên lãnh thổ Xô viết rộng lớn phải liên minh chặt chẽ với nhau, nhằm tăng cường sức mạnh mọi mặt. - GV mở rộng: Mặc dù có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, về dân số và diện tích từ các nước cộng hòa, những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Xô viết đó là: Sự bình đẳng về mọi mặt, quyền dân tộc tự quyết, thủ tiêu mọi sự bất bình đẳng dân tộc và xây dựng cộng đồng anh em, giữa các dân tộc. Tư tưởng chỉ đạo đó của Lê-nin lần đầu tiên chỉ ra con đường giải quyết đúng đắn về dân tộc trên đất nước Xô viết. 3. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết - Tháng 12/1922, Đại hội Xô viết tòan Nga tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô). - Gồm 4 nước cộng hòa. Năm 1940 có thêm 11 nước. Hoạt động 1: Nhóm - GV dẫn dắt: Ở Liên Xô, nhiệm vụ mở đầu cho công cuộc xây dựng CNXH là thực hiện công nghiệp hóa XHCN. - GV yêu cầu lần lượt từ trên xuống dưới, cứ hai bàn kế tiếp nhau ghép thành một nhóm: Mỗi nhóm có nhiệm vụ theo dõi SGK, thảo luận nhóm về các nội dung: - Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là gì? - Tại sao Liên X

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_nang_cao_bai_24_33.doc
Giáo án liên quan