I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu rõ tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung, tính chất và kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Con đường của Nhật Bản phát triển CNTB và chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, cần cù trong lao động.
- Rèn luyện kỷ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ, nắm vững khái niệm “cải cách”.
II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, trực quan, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ ĐQ Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ảnh Thiên Hoàng Minh Trị.
- HS: Soan bài trả lời câu hỏi SGK trang 5,6,8. Vẽ lược đồ H3 SGK/ 7.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
84 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 1-16 - Lê Thị Thu Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PP: 01 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Phần một
LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo)
Chương 1
CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH
(Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
Bài 1
NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu rõ tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX. Nội dung, tính chất và kết quả của cuộc cải cách Minh Trị. Con đường của Nhật Bản phát triển CNTB và chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
- Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần học hỏi, cần cù trong lao động.
- Rèn luyện kỷ năng phân tích sự kiện lịch sử, sử dụng bản đồ, nắm vững khái niệm “cải cách”.
II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, trực quan, đàm thoại, giải thích, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ ĐQ Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Ảnh Thiên Hoàng Minh Trị.
- HS: Soan bài trả lời câu hỏi SGK trang 5,6,8. Vẽ lược đồ H3 SGK/ 7.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tập thể
- GV sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu vị trí địa lý của NB.
- PV: Tình hình NB vào đầu TK XIX?
- PV: Biểu hiện suy yếu của NB? đầu thế kỷ XIX?
- PV: Trước tình hình trên, Nhật bản đang đứng trước nguy cơ gì?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: Nội dung, tính chất, kết quả, cuộc duy tân Minh Trị
* Tổ chức: GV phân chia nhóm và giao nội dung thảo luận cho các nhóm:
- Nhóm 1: Nội dung cải các về chính trị, Qsự
- Nhóm 2: Nội dung cải cách về kinh tế, giáo dục.
- Nhóm 3: Tính chất, kết quả cuộc duy tân Minh Trị.
* HS thảo luận và cử đại diện của nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung và GV chốt ý.
GV cho HS khai thác ảnh Minh Trị
- PV: Trong các nội dung cải cách trên, nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao? (cải cách giáo dục, Vì được xem là chìa khoá nâng cao dân trí, tạo con người có khả năng nắm bắt KHKT, tư tưởng văn hoá tiên tiến để hội nhập vào thế giới TBCN. Nhật Bản là nước nông nghiệp, KT-VH - XH đều lạc hậu, muốn đưa Nhật tiến lên con đường hiện đại hoá phải coi trọng cải cách giáo dục, vì giáo dục thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.)
Hoạt động 3: Cá nhân
- PV: Đặc điểm chung của CNĐQ?
- GV liên hệ tình hình NB cuối TK XIX đã có sự xuất hiện của các công ty độc quyền, chính sách bành truớng của Nhật Bản xâm lược thuộc địa.
- HS lên bảng trình bày bằng bản đồ sự bành trướng của NB.
- PV: Chính sách đối nội của Nhật Bản khi chuyển sang giai đoạn đế quốc?
1. Nhật bản từ đầu thế kỷ XIX đền trước năm 1868
* Chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đã lâm vào khủng hoảng suy yếu:
- Kinh tế: Nông nghiệp phong kiến lạc hậu, tô thuế nặng nề; kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công càng nhiều, mần mống kinh tế TBCN phát triển.
- Xã hội: Mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản, thị dân với chế độ phong kiến gay gắt.
- Chính trị: Quyền lực thuộc về Tướng quân.
* TB phương Tây dùng vũ lực đe dọa và buộc Nhật ký điều ước bất bình đẳng.
2. Cuộc Duy tân Minh Trị
* Nội dung cuộc cải cách:
- Chính trị: Tổ chức chính phủ theo kiểu châu Âu, ban hành Hiến pháp 1889, thực hiện bình đẳng...
- Kinh tế: Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, thống nhất tiền tệ và thị trường, tăng cường phát triển TBCN ở nông thôn...
- Quân sự: Huấn luyện theo phương Tây, chú trọng tàu chiến, sản xuất vũ khí.
- Giáo dục: Chú trọng KHKT, cử HS giỏi đi du học.
* Kết quả: Nhật thoát khỏi số phận thuộc địa trở thành nước TBCN.
* Tính chất: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
- Hình thành các công ty độc quyền: Mitsubisi, Mítxưi, ...chi phối đời sống, kinh tế, chính trị.
- Đầu thế kỷ XX, đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược => thành đế quốc hùng mạnh nhất ở châu Á.
- Đàn áp và bóc lột công nhân nặng nề -> phong trào đấu tranh của công nhân phát triển.
=> CNĐQ Nhật được gọi là CNĐQ phong kiến quân phiệt, hiếu chiến.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Tại sao cùng trong số phận của các nước châu Á Nhật Bản thoát khỏi số phận là nước thuộc địa trở thành nước đế quốc đầu tiên ở châu Á.
- Dựa vào đâu khẳng định cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhật Bản đã chuyển sang giai đoạn CNĐQ?
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi SGK trang 8.
- Chuẩn bị bài Ấn Độ
+ Vẽ lược đồ phong trào cách mạng ở An Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX vào vở.
+ Vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
5. Rút khinh nghiệm sau giờ dạy:
----------------------------000------------------------------
Tiết PP: 02 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 2
ẤN ĐỘ
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được nguyên nhân phong trào GPDT ở Ấn Độ. Vai trò của giai cấp tư sản Ân Độ đặc biệt là Đảng Quốc đại, tinh thân đấu tranh của nhân dân chống thực dân Anh.
- Thái độ: Biết lên án sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ, khâm phục tinh thần đáu tranh của nhân dân chống CNĐQ.
- Kĩ năng: Biết sử dụng bản đồ, quan sát tranh ảnh, tường thuật diễn biến.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, giải thích.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Ảnh Tilắc, Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu XX.
- HS vẽ lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu XX vào vở.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiêm tra bài cũ: Nêu nội dung, tính chất, và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh trị?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cả lớp.
GV: sơ lược về Ấn Độ, phát kiến địa lý của Vaxcôđờ Gama -> xâm nhập vào Ấn Độ là Anh và Pháp, sau chỉ còn Anh đặt ách thống trị.
- PV: Những chính sách cai trị của thực dân Anh?
- PV: Hậu quả chính sách cai trị của thực dân Anh?
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
- GV giải thích khái niệm “Xipay”
- HS: đọc hàng chữ nhỏ SGK/9
- PV: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa?
- HS tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: Sự ra đời và phân hóa của Đảng Quốc đại; Phong trào dân tộc 1885 – 1908 ở Ấn Độ.
* Tổ chức: GV chia nhóm và giao nội dung thảo luận cho các nhóm:
- Nhóm 1: khái quát sự ra đời và chủ trương của Đảng Quốc Đại?
- Nhóm 2: Sự phân hóa của Đảng Quốc Đại?
- Nhóm 3: Phong trào dân tộc 1885 – 1908 và ý nghĩa?
* HS thảo luận và cử đại diện lên trình bày, nhóm khác bổ sung, GV chốt ý.
- GV kết hợp kể tiểu sử của Ti Lắc.
1. Tình hình kinh tế, xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX
- Đến giữa TK XIX Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
- Chính sách cai trị của thực dân Anh:
+ Kinh tế: Anh biến Ấn Độ thành thị trường cung cấp nguyên liệu.
+ Chính trị - xã hội: Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp, thực hiện chính sách chia để trị, mua chuộc giai cấp thống trị, khơi sâu sự cách biệt tôn giáo, chủng tộc
- Hậu quả: Kinh tế giảm sút, đời sống nhân dân cực khổ.
2. Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857 - 1859)
- Nguyên nhân: Binh lính Xipay bị đối xử tàn tệ, tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm -> đấu tranh.
- Diễn biến - Kết quả
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân chống CNTD, giải phóng dân tộc.
3. Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885 - 1908)
* Sự ra đời và phân hóa của Đảng Quốc đại:
- Từ giữa thế kỷ XIX giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ dần dần đóng vai trò quan trọng. Tư sản Ấn Độ muốn tự do để phát triển kinh tế và tham gia chính quyền nhưng bị thực dân Anh kìm hãm.
- 1885 giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại.
- 20 năm đầu (1885-1905) Đảng chủ trương đấu tranh ôn hoà -> nội bộ Đảng phân thành 2 phái: ôn hoà và cực đoan.
* Phong trào giải phóng dân tộc 1885-1908:
- 10/1905, phong trào chống đạo luật chia cắt Ben-gan.
- 6/1908, cuộc tổng bãi công ở Bom-bay.
- Ý nghĩa: Cao trào 1905-1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ?
- Vai trò của Đảng Quốc Đại và ý thức dân tộc của nhân dân Ấn Độ?
- So sánh phong trào cách mạng 1885 – 1908 với khởi nghĩa Xi-pay?
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK trang 12.
- Chuẩn bị bài mới: Trung Quốc
+ Diễn biến cách mạng Tân Hợi;
+ Vẽ lược đồ cách mạng Tân Hợi.
5. Rút khinh nghiệm sau giờ dạy:
--------------------------000-----------------------Tiết PP: 03 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 3
TRUNG QUỐC
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm rõ nguyên nhân TQ trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Phong trào đấu tranh chống đế quốc và chống phong kiến diễn ra sôi nổi: Duy tân, phong trào Nghĩa Hoà Đoàn, cách mạng Tân Hợi, ý nghĩa của các phong trào đó.
- Thái độ: Biểu lộ sự cảm thông, khâm phục đối với nhân dân TQ trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến.
- Kĩ năng: Đánh giá các triều đại phong kiến, sử dụng lược đồ, biết liên hệ với CMVN.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm, kể chuyện.
III. CHUẨN BỊ:
- HS vẽ lược đồ cách mạng Tân Hợi .
- GV: Sưu tầm ảnh các nước đế quốc xâu xé Trung Quốc, ảnh Tôn Trung Sơn, bản đồ TQ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: Vai trò của Đảng Quốc Đại trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân
- PV: Nguyên nhân Trung Quốc bị xâm lược?
- GV kể chuyện chiến tranh thuốc phiện 1840-1842.
- HS quan sát hình Các nước đế quốc xâu xé “cái bánh ngọt” Trung Quốc => Bức tranh nói lên điều gì? Vì sao ví TQ như cái bánh nghọt khổng lồ bị chia cắt vậy?
- HS: Sử dụng bản đồ Trung Quốc chỉ các vùng bị các nước đế quốc chiếm đóng.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: PT đấu tranh chống PK chống xâm lược của nhân dân TQ.
* Tổ chức:
- GV thiết kế bảng niên biểu và chia lớp thành 3 nhóm, giao nội dung thảo luân:
+ Nhóm 1: Khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc
+ Nhóm 2: Phong trào Duy Tân
+ Nhóm 3: Phong trào Nghĩa Hoà đoàn.
- HS thảo luận theo nhóm dứới sự gợi ý của GV, HS trình bày, GV chốt ý.
- GV kết hợp kể chuyện Từ Hy Thái Hậu và vua Quang Tự để khắc sâu cuộc đấu tranh của nhân dân TQ thời gian này
Hoạt động 3: Cả lớp
- GV kể tiểu sử Tôn Trung Sơn.
- PV: Cương lĩnh của TQĐMH?
- PV: Nhận xét về chủ nghĩa tam dân, và mục tiêu của ĐMH (tích cực và hạn chế)?
(Đáp ứng được nguyên vọng tự do, dân chủ và ruộng đất nên được nhân dân ủng hộ; chưa nêu cao được ý thức dân tộc chống ĐQ.)
- GV: Sử dụng lược đồ cách mạng Tân Hợi, gọi HS tường thuật, hướng dẫn HS lập bảng niên biểu về diễn biến cách mạng Tân Hợi.
Thời gian
Sự kiện
10/10/1911
29/12/1911
6/3/1912
* Lớp 11d, 11c: GV hướng dẫ học sinh thảo luận nhóm diễn biến, tính chất và ý nghĩa.
- PV: Kết quả, tính chất CM mạng Tân Hợi?
- PV: Ý nghĩa CM mạng Tân Hợi?
- GV liên hệ ảnh hưởng CM Tân Hợi đến VN qua việc thành lập và hoạt động của VN QDĐ năm 1927 – 1930.
1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược
- Nguyên nhân:
+ Các nước tư bản phương Tây tăng cường đi xâm chiếm thị trường thế giới.
+ TQ là một thị trường lớn, béo bở, chế độ PK suy yếu
- Quá trình các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:
+ Chiến tranh thuốc phiện 1840 – 1842: chính quyền Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh với thực dân Anh.
+ Các nước đế quốc như Đức, Pháp, Nga, Nhật...chia nhau xâu xé TQ.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
- 1/1/1851, khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc: góp phần làm lung lay triều đình PK
- Năm 1898, cuộc vận động Duy tân => mở đường cho trào lưu tư tưởng tiến bộ vào TQ.
- Năm 1900, phong trào Nghĩa hòa đoàn.
- Năm 1901, Hòa ước Tân Sửu -> TQ thành nước nửa thuộc địa - nửa PK.
3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911
a. Tôn Trung Sơn và việc thành lập Trung Quốc đồng minh hội
- Đầu thế kỷ XX giai cấp tư sản TQ phát triển mạnh -> tập hợp lực lượng để lãnh đạo cách mạng.
- 8/1905 Tôn Trung Sơn thành lập TQ đồng minh hội - Mục tiêu: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.
b. Cách mạng Tân Hợi 1911
- Nguyên nhân:
+ Nhân dân TQ mâu thuẫn với ĐQ – PK.
+ Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc -> PT “Giữ đường” châm ngòi cho CM bùng nổ.
- Diễn biến:
+ 10/10/1911, khởi nghĩa ở Vũ Xương.
+ 29/12/1911, Tôn Trung Sơn làm Đại tổng thống, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
+ 6/3/1912 Viên Thế khải nhậm chức. CM chấm dứt.
- Tính chất, kết quả:
+ Kết quả: lật đổ chế độ quân chủ, thành lập nền cộng hoà.
+ Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì không thủ tiêu chế độ sở hữu ruộng đất, không chia ruộng đất cho dân cày, không xoá bỏ ách nô dịch của đế quốc.
- Ý nghĩa: Lật đổ chế độ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa, mở đường cho CNTB phát triển. Ảnh hưởng đến phong trào GPDT ở châu Á.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Phong trào chống ĐQ, chống PK của nhân dân TQ
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi.
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài trả lời các câu hỏi SGK trang 17
- Bài tập: Điền các sự kiện tương ứng với mốc thời gian về CMTQ đầu thế kỷ XX:
Thời gian
Sự kiện
Đầu năm 1905
Tháng 8/1905
Ngày 9/5/1911
Ngày 10/10/1911
Ngày 29/12/1911
Tháng 2/1912
Ngày 6/3/1912
5. Rút khinh nghiệm sau giờ dạy:
-------------------------000-------------------------
Tiết PP: 04-05 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 4
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS hiểu rõ quá trình xâm lược của các nước đế quốc vào Đông Nam Á và phong trào đấu tranh chống thực dân phương Tây của nhân dân Đông Nam Á.
- Kĩ năng: Biết khai thác luợc đồ, so sánh và phân tích sự kiện lịch sử.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước chống xâm lược, tinh thần đoàn kết quốc tế.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- HS: Sưu tầm các tài liệu về Inđônêxia, Lào, Phi-lip-pin vào đầu thế kỉ XX. Chuẩn bị bảng phụ theo tổ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi?
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: Quá trình xâm lược của CNTD vào các nước Đông Nam A
* Tổ chức:
- GV dùng lược đồ ĐNA cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX cho HS quan sát và chia nhóm, giao nội dung thảo luận:
+ Nhóm 1: Vị trí địa lí, lịch sử - văn hóa, vị trí chiến lược của ĐNA?
+ Nhóm 2: Tại sao ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của tư bản phương tây?
+ Nhóm 3: Quá trình xâm lược TL, Inđônêxia, Philippin.
+ Nhóm 4: Quá trình xâm lược Miến Điện, Mã Lai, Đông Dương.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm có sử dụng lược đồ và lập bảng thống kê về quá trình xâm lược của CNTD ở ĐNA theo mẫu
Tên nước
TD Xâm
lược
Thời gian hoàn thành xâm lược
Hoạt động 2: Tập thể.
- GV: Khái quát vài nét về đất nước Inđônêxia.
- HS: Lập niên biểu thống kê theo mẫu:
Thời gian
Phong trào đấu tranh
1825-1830
1873-1909
1878-1907
1884-1886
1890
...................................................
...................................................
...................................................
....................................................
....................................................
- PV: Nét mới trong PT đấu tranh của nhân dân Indđônêxxia?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm.
* Kiến thức: Lập bảng so sánh hai xu hướng chính trong PT GPDT ở Philippin vào những năm 90 của thế kỷ XIX về: Lãnh đạo, lực lượng tham gia, hình thức đấu tranh, chủ trương đấu tranh, kết quả và ý nghĩa.
* Tổ chức:
- GV giới thiệu sơ lược về Philippin.
- Chia nhóm giao nội dung thảo luận cho từng nhóm, HS thảo luận, cử đại diện lên bảng lập bảng theo mẫu.
Nội dung
Xu hướng cải cách
Xu hướng bạo động
Thời gian thành lập
1895
7/1892
Người khởi xướng
Hô-xê Ri-đan
Bô-ni-pha-xi-ô
Thành phần tham gia
Trí tức, địa chủ, tư sản
Đường lối đấu tranh
Hoạt động 4: Cá nhân
- GV kết hợp sử dụng lược đồ Đông Nam Á, hướng dẫn HS lập bảng niên biểu vào vở.
Thời gian
Phong trào đấu tranh
1861-1892
1863 – 1866
1866 – 1867
.......................................................
.......................................................
......................................................
Hoạt động 5: Cá nhân
- GV kết hợp sử dụng lược đồ Đông Nam Á, Cho HS trình bày PT đấu tranh của nhân dân Lào bằng lập bảng niên biểu:
Thời gian
Phong trào đấu tranh
1901-1903
1901-1937
1918-1922
....................................................
.....................................................
....................................................
Hoạt động 6: Cá nhân
- GV kết hợp sử dụng lược đồ Đông Nam Á, nêu vị trí địa lý của Xiêm.
- PV: Chính sách cải cách của RamaV?
- GV: giải thích vì sao Xiêm không trở thành nước thuộc địa- trở thành “Khu đệm” nằm giữa thuộc địa của Anh và Pháp.
- PV: Tính chất cuộc cải cách Rama V?
1. Quá trình xâm lược của CNTD vào các nước Đông Nam A
a. Nguyên nhân:
- Các nước tư bản cần thị trường, ...
- Là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài
nguyên, chế độ PK suy yếu...
b. Quá trình xâm lược:
- Giữa thế kỷ XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm và lập ách thống trị ở Inđônêxia.
- 1902 Philippin thành thuộc địa của Mỹ.
- 1885 Anh thôn tình Miến Điện và sát nhập Miến Điện thành một tỉnh của Anh.
- Đầu thế kỷ XIX Malaixia là thuộc địa của Anh.
- Cuối thế kỷ XIX Pháp hoàn thành xâm lược Đông Dương và tiến hành khai thác thuộc địa.
2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân Inđônêxia
- 1825-1830: PT đấu tranh của nhân dân đảo A-chê.
- 1873-1909: Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xumatơra.
- 1878-1907: Đấu tranh ở Ba Tắc.
- 1884-1886: Đấu tranh ở Calimantan.
- 1890: Khởi nghĩa nông dân do Samin lãnh đạo.
3. Phong trào chống thực dân ở Philíppin
- 1872 khởi nghĩa ở Ca-vi-tô.
- 1892 hình thành hai xu hướng đấu tranh:
+ Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-đan.
+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô.
- Cuộc cách mạng năm 1896, thức tỉnh nhân dân Philíppin trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT.
4. Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia
- 1861 – 1892, Khởi nghĩa Si-thô-va.
- 1863 – 1866, khởi nghĩa A-cha-xoa.
- 1866 – 1867, khởi nghĩa Pu-côm-pu.
5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX
- 1901 – 1903: khởi nghĩa Pha-ca-đuốc.
- 1901 – 1937, khởi nghĩa ong Kẹo và Com-ma-đam.
- 1918 – 1922, khởi nghĩa Châu Pa-chay.
6. Xiêm (Thái Lan) giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
* Năm 1752 triều đại Ra-ma thiết lập thực hiện chính sách đóng cửa.
* Giữa thế kỷ XIX, Ra-ma IV thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.
* Ra-ma V thực hiện nhiều cải cách:
+ Nội dung:
- Kinh tế: Giảm thuế ruộng, xóa bỏ lao dịch; khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng.
- Chính trị cải cách theo phương Tây, chính phủ có 12 bộ trưởng; giúp việc có Hội đồng nhà nước.
- Quân đội, tòa án, trường học cải cách theo phương Tây.
- Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
- Thực hiện ngoại giao mềm dẻo.
+ Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
3. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Ở Việt Nam có phong trào nào giống với các xu hướng đấu tranh ở Philippin đại diện tiêu biểu của phong trào đó?
- Vì sao Xiêm không trở thành thuộc địa của nước TB nào?
4. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài trả lời câu hỏi SGK trang 26.
- Chuẩn bị bài: Châu Phi và khu vực Mỹlatinh.
+ Vẽ bản đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỷ XX.
+ Vẽ lược đồ khu vực Mỹlatinh đầu thế kỷ XIX.
5. Rút khinh nghiệm sau giờ dạy:
-------------------------000-------------------------
Tiết PP: 06 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Bài 5
CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS nắm được quá trình xâm lược châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước đế quốc. Chính sách thống trị của CNTD và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mỹlatinh TK XIX đầu XX.
- Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc, lên án chủ nghĩa thực dân xâm lược, có thái độ đồng tình với PTĐTGPDT của nhân dân các nước châu Phi và Mỹlatinh.
- Kĩ năng: HS biết vẽ bàn đồ, xác định vị trí địa lí của các nước bị xâm lược ở châu Phi và Mỹlatinh.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.
III.CHUẨN BỊ:
- GV: Lược đồ châu Phi, khu vực Mĩ la tinh; tranh ảnh
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra: Nhiệm vụ và ý nghĩa cách mạng Tân Hợi 1911?
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: Các nước đế quốc xâm lược châu Phi và các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống CNTD giành ĐLDT.
* Tổ chức:
- GV: dùng lược đồ châu Phi cuối TK XIX đâu XX giới thiệu về vị trí địa lý, văn hóa, kinh tế.
- GV chia nhóm và phân nội dung thảo luận:
Nhóm 1: Các nước đế quốc xâm lược châu Phi.
Nhóm 2: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi chống CNTD giành ĐLDT.
Nhóm 3: Kết quả và ý nghĩa PT đấu tranh chống CNTD giành ĐLDT?
- HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện lên trình bày, nhóm khác bổ sung, GV kết luận.
* Lớp 11d, 11c: GV gọi HS lên bảng chỉ bản đồ nước có nhiều thuộc địa nhất ở châu Phi là Anh, Pháp.)
Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân
GV: dùng lược đồ khu vực Mĩ la tinh cuối TK XIX đâu XX giới thiệu về vị trí địa lý.
- HS sử dụng lược đồ trình bày và lập niên biểu diễn biến phong trào đấu tranh của nhân dân MLT.
TG
Tên nước
Kết quả
- PV: Nhận xét về Phong trào đấu tranh GPDT ở MLT?
(Hầu hết các nước đã thoát khỏi ách thống trị của CNTD, trở thành một quốc gia độc lập.)
- PV: Sau khi giành được độc lập tình hình các nước MLT ntn?
1. Châu Phi
* Các nước đế quốc xâm lược châu Phi:
- Những năm 70 – 80 của TK XIX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâu xé châu Phi:
+ Năm 1882, Anh chiếm Ai Cập, Nam Phi, kênh đào Xuy-ê, Ni-giê-ni-a...
+ Năm 1883, Pháp chiếm Tuynidi, Xa ha ra, Ma-đa-ga-xca, Angiêri.
+ Năm 1884, Đức chiếm bắc Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam Phi.
- Đầu TK XX việc phân chia thuộc địa giưã các nước đế quốc ở châu Phi căn bản hoàn thành.
* Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi:
- 1830-1847: Cuộc khởi nghĩa do Áp-đen-ca-đe lãnh đạo nhân dân Angiêri chống TD Pháp.
- 1879 – 1892, ở Ai Cập Atmet ARabi lãnh đạo PT “Ai Cập trẻ” .
- 1882-1898, Muhamét Átmét lãnh đạo nhân dân Xuđăng chống TD Anh
- 1889, nhân dân Êtiôpia kháng chiến chống thực dân Italia.
* Nhận xét:
- PT hầu hết bị thất bại do chênh lệch lực lượng, trình độ tổ chức thấp, bị TD đàn áp.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần yêu nước tạo tiền đề cho giai đoạn đầu TK XX.
2. Khu vực Mĩ La tinh
* Chế độ thực dân ở Mĩ la tinh:
- Từ TK XVI,XVII đa số các nước MLT đều là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha -> thiết lập chế độ thống trị phản động, dã man, tàn khốc => Cuộc đấu tranh GPDT diễn ra quyết liệt.
* Phong trào đấu tranh giành độc lập:
- Cuối TK XVIII, ở Haiti bùng nổ cuộc đấu tranh => 1803 trở thành nước cộng hoà da đen đầu tiên ở Nam Mĩ.
- 20 năm đầu TK, PT nổ ra sôi nổi quyết liệt,
các quốc gia độc lập ra đời: Paragoay 1811 Áchentina 1816, Mêhicô 1821, Pêru 1821, Braxin 1822, Urugoay 1828, Côlômbia 1830, Êcuđo 1830.
* Tình hình ở MLT sau khi giành độc lập và chính sách bành trướng của Mĩ:
- Mĩ âm mưu biến MLT thành “sân sau” để thiết lập nền thống trị độc quyền.
- Thủ đoạn:
+ Đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người Mĩ”, thành lập tổ chức “Liên Mĩ”.
+ Gây chiến và hất cẳng Tây Ban Nha khỏi MLT.
+ Thực hiện chính sách “cái gậy lớn”, “ngoại giao đồng đôla”.
=> MLT trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
4. Củng cố, tóm tắt bài dạy:
- Vì sao các nước tư bản phương Tây xâm lược châu Phi và MLT?
- PT đấu tranh của nhân dân MLT và châu Phi, kết quả, ý nghĩa?
5. Hướng dẫn giao nhiệm vụ về nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 30.
- Sưu tầm các hình ảnh nói về CTTG I. Vẽ hình 14/32 SGK vào vở.
6. Rút khinh nghiệm sau giờ dạy:
-------------------000----------------------
Tiết PP: 07-08 Ngày soạn:
Ngày giảng:
Chương II - Bài 6
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Quan hệ quốc tế trước 1914 và nguyên nhân, diễn biến, kết quả chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Thái độ: Giáo dục học sinh biết lên án chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình, tin tưởng vào sự lãnh đạo của ĐCS trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đánh giá sự kiện lịch sử, khái niệm “chiến tranh đế quốc”, “chiến tranh chính nghĩa”, “chiến tranh phi nghĩa”.
II. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, tường thuật, trực quan, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Hỗ trợ CNTT, Bản đồ CTTG thứ I, ảnh Đức ký văn kiện đầu hàng...
- HS: Bảng phụ để lập niên biểu diễn biến hai giai đoạn của chiến tranh.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: cá nhân, cả lớp
- HS quan sát biểu đồ “Sự thay đổi vị trí KT-XH các nước ĐQ cuối TK XIX đầu TK XX”-> PV: Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
- HS: Chỉ trên bản đồ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa nổ ra: Trung-Nhật (1894-1895), Mĩ-TBN (1898), Nga-Nhật (1904-1905)
- PV: Vì sao hình thành 2 khối ĐQ? Vẽ sơ đồ hình thành hai khối đế quốc?
- PV: Nguyên nhân sâu xa của cuộc CTTG thứ nhất?
- HS quan sát bản đồ CTTG thứ nhất -> PV: Nguyên cớ của CTTG thứ nhất?
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Kiến thức: diễn biến của CTTG thứ nhất.
* Tổ chức: GV phân nhóm và g
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_1_16_le_thi_thu_thuy.doc