Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 11-15

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

 - Tình hình chung các nước TBCN trong những năm 1918- 1939; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

 - Thực trạng, bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918- 1939: những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh mới.

 - Sự phát triển của phong trào cách mạng của công nhân và nhân dân lao động vào những năm 1918 – 1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó với phong trào cách mạng thế giới (1919-1939).

 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và những hậu quả của nó.

 2. Thái độ:

 Bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới; giáo dục tinh thần quốc tế chân chính.

 3. Kĩ năng:

 Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận các sự kiện lịch sử; bồi dưỡng khả năng liên hệ thực tế.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

 Bản đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới (1914- 1918) hoặc bản đồ thế giới.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Nêu nội dung chủ yếu và tác động của Chính sách kinh tế mới ở Nga?

 3. Giới thiệu bài mới:

 4. Dạy và học bài mới:

 

doc10 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 11-15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 11: Bài 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921- 1941) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Chính sách kinh tế mới 1921 - 1925 được đề ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu và tác động của chính sách này đối với nước Nga. - Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (1925- 1941). 2. Thái độ: - Nhận thức được tính ưu việt của chế độ XHCN - Tránh để các em ngộ nhận những thành quả của CNXH đối với tiến trình phát triển của nhân loại. 3. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng đối chiếu, so sánh các ự kiện lịch sử để hiểu hơn từng sự kiện (Chính sách kinh tế mới với Chính sách cộng sản thời chiến). B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ Liên Xô, các lược đồ SGK và các tư liệu có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga 1917? 3. Giới thiệu bài mới: Sau khi ổn định được tình hình bảo vệ thành quả cách mạng, nước Nga bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài hôm nay. 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV: Tình hình nước Nga sau khi chống thù trong, giặc ngoài? HS: Sau chiến tranh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn. GV: Để giải quyết khó khăn Nhà nước Nga xô viết đã có biện pháp gì? HS: Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thông qua chính sách kinh tế mới GV: Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới, Chính sách này đã tác động ntn đến tình hình nước Nga? HS: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa, thực hiện tự do buôn bán có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển GV: Tác động, kết quả, ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Khai thác bảng thống kê và kênh hình, liên hệ quá trình đổi mới ở Việt Nam. Chốt ý ghi bảng GV: Vì sao phải thành lập Liên bang cộng hoà XHCN Xô viết và thành lập khi nào? HS: Dựa vào SGK trả lời * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm - Nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng CNXH? - Vì sao phải ưu tiên phát triển công nghiệp nặng? - Nêu những thành tựu Liên Xô đạt được trên các mặt: nông nghiệp, công nghiệp, ...? Đại diện trả lời, nhóm bổ sung. GV: Khia thác kênh hình 28, bảng thống kê bổ sung cho thành tựu. GV chốt ý * Hoạt động 3: Cá nhân GV: Trình bày chính sách ngoại giao của Liên Xô? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Sơ kết toàn bài. I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921- 1925): 1. Chính sách kinh tế mới: - Sau chiến tranh tình hình kinh tế vô cùng khó khăn. - Tháng 3-1921, Đảng Bônsêvích Nga thông qua chính sách kinh tế mới (NET). - Nội dung: những chính sách về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ. - Kết quả: nước Nga vượt qua khó khăn, kinh tế được khôi phục. - Ý nghĩa: sự chuyển đổi kịp thời, sáng tạo của Đảng Bônsêvích và Lênin vào thực tiễn. 2. Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết: - Nguyên nhân: (SGK) - Tháng 12 - 1922, Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết thành lập (Liên Xô). II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 -1941): 1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên: - Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô tiến hành công nghiệp hoá XHCN. - Quá trình công nghiệp hóa đất nước, Liên Xô đã thực hiện các kế hoạch 5 năm để phát triển kinh tế - xã hội. - Đạt được thành tựu về nhiều mặt: kinh tế, văn hoá, giáo dục, xã hội 2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô: - Liên Xô thiết lập quan hệ với các nước láng giềng Á và Âu. - Liên Xô có chính sách ngoại giao kiên quyết nhưng mềm dẻo trong quan hệ với các nước đế quốc. 5. Củng cố: - Nêu nội dung chủ yếu và tác động của Chính sách kinh tế mới đến tình hình nước Nga lúc bây giờ. - Những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH (1925- 1941). 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố. b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 11 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Chương II CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939) Tiết 12: Bài 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 -1939) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Tình hình chung các nước TBCN trong những năm 1918- 1939; việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh. - Thực trạng, bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918- 1939: những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh mới. - Sự phát triển của phong trào cách mạng của công nhân và nhân dân lao động vào những năm 1918 – 1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó với phong trào cách mạng thế giới (1919-1939). - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và những hậu quả của nó. 2. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức căm ghét chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới; giáo dục tinh thần quốc tế chân chính. 3. Kĩ năng: Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận các sự kiện lịch sử; bồi dưỡng khả năng liên hệ thực tế. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ châu Âu sau Chiến tranh thế giới (1914- 1918) hoặc bản đồ thế giới. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung chủ yếu và tác động của Chính sách kinh tế mới ở Nga? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV: Tình hình các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ. Nội dung của hệ thống Vécxai – Oasinhtơn? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Để duy trì hệ thống Vécxai – Oasinhtơn các nước tư bản đã làm gì? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Khai thác lược đồ hình 29. Chốt ý * Hoạt động 2: Cả lớp GV: Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gì đến các nước châu Âu? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Đặc điểm nổi bật của cao trào này là gì? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Quốc tế Cộng sản ra đời trong bối cảnh ntn? Và hoạt động của nó? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Liên hệ Nguyễn Ái Quốc và chốt ý * Hoạt động 3: Cá nhân GV: Khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ khi nào và ở đâu? Nguyên nhân của khủng hoảng. HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Bổ sung đây là cuộc khủng hoảng thừa, cung vượt quá cầu; sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản. GV: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế? HS: Dựa vào SGK trả lời * Hoạt động 4: Thảo luận nhóm - Quốc tế Cộng sản đã làm gì trước sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít? - Vì sao Mặt trận Nhân dân Pháp ngăn chặn được chủ nghĩa phát xít nhưng Tây Ban Nha lại thất bại? Đại diện HS trả lời, nhóm khác bổ sung sau đó GV cung cấp thêm và chốt ý. 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập → hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. - Nội dung: + Phân chia quyền lợi giữa các nước thắng trận; + Mâu thuẫn mới phát sinh. - Để duy trì trật tự thế giới mới Hội Quốc liên ra đời. 2. Cao trào cách mạng 1918 -1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản: - Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga làm bùng nổ một cao trào cách mạng ở châu Âu (1919-1923). - Đỉnh cao là sự thành lập các nước Cộng hòa Xô viết và các đảng cộng sản thành lập ở nhiều nước. - Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập ở Mát-xcơ-va. - Quốc tế Cộng sản đã có đóng góp tích cực cho phong trào cách mạng thế giới. 3. Cuộc khủng kinh tế 1929 -1933 và hậu quả của nó: - Tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan nhanh ra toàn bộ thế giới tư bản. - Nguyên nhân: hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu... - Hậu quả: đe dọa nền sự tồn tại của CNTB, một số nước tiến hành cải cách, một số nước phát xít hóa chính quyền. 4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh: - Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận Nhân dân chống phát xít được thành lập ở nhiều nước. - Mặt trận Nhân dân đã giành thắng lợi ở Pháp (5/1936), ở Tây Ban Nha (2/1936). 5. Củng cố: - Sự xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh trong những năm 1918- 1939. Sự ra đời chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh mới - Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó với phong trào cách mạng thế giới (1919-1939). - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và những hậu quả của nó. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 12 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 13: Bài 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Đức trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là cao trào cách mạng 1918 -1923. - Tác động của cuộc khủng kinh tế 1929 -1933 đối với nước Đức, quá trình chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền và chuẩn bị phát động chiến tranh thế giới. 2. Thái độ: - Hiểu rõ bản chất phản động, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít nói chung và chủ nghĩa phát xít Đức nói riêng. - Nâng cao tinh thần chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cảnh giác ngăn chặn mọi biểu hiện của chủ nghĩa phát xít mới. 3. Kĩ năng: Bồi dưỡng khả năng khai thác tư liệu, so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để tìm ra bản chất của chúng. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ châu Âu hoặc lược đồ nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1939 và những hậu quả của nó? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá Nhân GV: Nguyên nhân của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản ở Đức (11/1918)? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Kết quả của cuộc Cách mạng? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Cách mạng năm 1918 đã giải quyết được nhiệm vụ gì? HS: Tháng 6/1919, Chính phủ Đức kí Hòa ước Vécxai Gọi HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK GV: Vì sao sau Hòa ước Vécxai phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao? HS: Bao nỗi khổ đè lên vai quần chúng lao động, Đảng Cộng sản đã lãnh đạo phong trào. GV: Khai thác kênh hình 32, chốt ý * Hoạt động 2: Cả lớp GV: Tình hình nước Đức trong những năm 1924 -1929 như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV chốt ý * Hoạt động 3: Nhóm Thảo luận:- Khủng hoảng kinh tế thế giới đã có tác động như thế nào đến nền kinh tế Đức? - Vì sao chủ nghĩa phát xít lại thắng thế ở Đức? HS: đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. GV giải thích phát xít: từ chữ “Fascio” nhóm vũ trang chiến đấu → là đế quốc phản động nhất. Hítle: Adôn Hitle sinh (20/4/1889) ở Áo biên giới với Đức, sau đó gia nhập quân đội Đức. Y tuyên truyền chủ nghĩa vô sanh (dân tộc Đức là chủng tộc cao cấp)... GV chốt ý * Hoạt động 4: Cá nhân GV: Trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của nước Đức trong những năm 1933 -1939? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Chính sách đối nội, đối ngoại đó có ảnh hưởng gì đến hòa bình, an ninh của châu Âu và thế giới? HS: Trả lời theo suy nghĩ GV chốt ý và khẳng định tính chất hiếu chiến của bọn quân phiệt Đức. I. Nước Đức trong những năm 1918 -1929: 1. Nước Đức và cao trào cách mạng 1918 -1929: - Nguyên nhân: do mâu thuẫn xã hội gay gắt - Tháng 11/1918, Cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ, nền Cộng hòa Vaima thiết lập. - Tháng 6/1919, Chính phủ Đức kí Hòa ước Vécxai. - Nội dung: (SGK) - Phong trào cách mạng tiếp tục dâng cao, Đảng Cộng sản Đức thành lập (12/1918), nước Cộng hòa Xô viết Bavie ra đời (4/1919). 2. Những ổn định tạm thời (1924 -1929): - Về kinh tế: cuối 1923, Đức vượt qua khủng hoảng và vươn lên đứng đầu châu Âu. - Về chính trị: + Đối nội: đàn áp phong trào công nhân; tuyên truyền tư tưởng phục cho nước Đức. + Đối ngoại: địa vị quốc tế của Đức dược phục hồi II. Nước Đức trong những năm 1929 -1939: 1. Khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền: - Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nền kinh tế Đức: sản xuất giảm sút; mâu thuẫn xã hội gay gắt → khủng hoảng chính trị. - Đảng Quốc xã lên cầm quyền, đứng đầu là Hítle - Nguyên nhân: (SGK) 2. Nước Đức trong những năm 1933 -1939: - Về chính trị: thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, lật đổ nền Cộng hòa Vaima - Về kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế. - Về đối ngoại: tháng 10/1933, rút khỏi Hội Quốc liên để tự do hành động; năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên → hòa bình, an ninh của châu Âu và thế 5. Củng cố: - Nắm được tình hình nước Đức ở 2 giai đoạn: từ 1918 -1929 và từ 1929 -1939. - Chính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Hítle. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 13 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 14: Bài 13: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 – 1939) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phát triển nhanh về kinh tế Mỹ trong thập niên 20 của thế kỉ XX. - Tác động khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 và Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven. 2. Thái độ: - Giúp HS nhận thức bản chất của TBCN Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng XHTB Mỹ. - Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột trong xã hội tư bản. 3. Kĩ năng: Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh, ảnh lịch sử, biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ thế giới và một số tư liệu có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày hính sách đối nội, đối ngoại của chính quyền Hítle. 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV: Sử dụng bản đồ thế giới, xác định vị trí nước Mỹ trên bản đồ. GV: Nguyên nhân của sự phát triển của nền kinh tế Mĩ? (Được hai đại dương bao bọc, giành nhiều món lợi bán hành hóa, vũ khí, tổn thất ít, chủ nợ ở châu Âu). GV: Nền kinh tế Mĩ phát triển tự do bộc lộ những nguy cơ gì? HS: Trả lời GV chốt ý ghi bảng * Hoạt động 2: Nhóm Thảo luận: Tình hình chính trị, xã hội Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Vì sao kinh tế Mĩ phát triển nhưng đời sống người lao động chưa cao? GV: Cho đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung sau đó GV chốt ý * Hoạt động 3: Cá nhân GV: Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mĩ? HS: Trả lời GV: Nhấn mạnh “chủ nghĩa tự do” trong phát triển kinh tế. GV: Khủng hoảng từ khi nào, và biểu hiện của nó? GV: Cho HS đọc đoạn chữ nhỏ nhận xét biểu đồ hình 35 sau đó GV chốt ý. * Hoạt động 4: Cả lớp GV: Hoàn cảnh Chính sách mới ra đời, nội dung của nó? HS: Trả lời GV giới thiệu vắn tắt về Tổng thống Ru-dơ-ven ông là một trong bốn vị tổng thống vĩ đại của Mỹ. GV: Tác động của Chính sách mới với nước Mĩ? GV hướng dẫn HS khai thác biểu đồ để trả lời GV: Chính sách đối ngoại của Mĩ? GV chính sách đối ngoại mềm dẻo, thiết thực. Tuy nhiên trong chính sách trung lập đã tạo điều kiện cho CNPX tự do hành động. I. Nước Mỹ trong những năm 1918 -1929: 1. Tình hình kinh tế: - Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mỹ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. - Nguyên nhân: (SGK) - Hạn chế: nền kinh tế phát triển không đồng bộ, mất cân đối giữa cung và cầu. 2.Tình hình chính trị, xã hội: - Chính phủ của Đảng Cộng hòa đề cao sự phồn vinh về kinh tế; thi hành chính sách đối nội không tiến bộ. - Đời sống của người lao động Mỹ chưa cải thiện là bao, nên phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi. Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mỹ ra đời. II. Nước Mỹ trong những năm 1929 -1939: 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở Mỹ: - Nguyên nhân: (SGK) - Tháng 10/1929, khủng hoảng bắt đầu ở tài chính ngân hành sau đó lan sang các ngành khác. - Khủng hoảng kinh tế dẫn đến khủng hoảng chính trị, xã hội. 2. Chính sách mới của Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven: - Để thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven đã đề ra Chính sách mới. - Nội dung: (SGK) - Chính sách mới giúp nền kinh tế Mĩ phục hồi và tiếp tục phát triển. - Đối ngoại: Ru-dơ-ven đề ra chính sách láng giềng thân thiện; trung lập với các vấn đề quốc tế. 5. Củng cố: - Nắm được vì sao kinh tế Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX. - Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 -1933) ở Mĩ; nội dung cơ bản Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven. 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 14 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 15: Bài 14: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Những vấn đề cơ bản về tình hình nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. - Những bước thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản và tác động của nó đến tình hình chính trị, xã hội. - Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản đưa Nhật bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới. 2. Thái độ: - Giúp cho HS nhận thức rõ bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít và những biểu hiện của nó. 3. Kĩ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ, khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử, hiểu những vấn đề lịch sử. - Biết cách so sánh, liên hệ, kết nối các sự kiện khác nhau để hiểu rõ ản chất của nó. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản từ năm 1918 -1939. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp; 2.Kiểm tra bài cũ: Nêu nội dung cơ bản Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven? 3. Giới thiệu bài mới: 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cá nhân GV: GV nêu một vài nét về Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Nền kinh tế Nhật phát triển nhanh trong chiến tranh, nhưng sau đó lâm vào khủng hoảng. GV: Hậu quả của sự khủng hoảng? HS: Dựa vào SGK trả lời GV chốt ý. * Hoạt động 2: Cả lớp GV: Tình hình Nhật Bản trong những năm 1924 – 1929? GV: - Về kinh tế nhấn mạnh sự ổn định tạm thời, do những khó khăn: nhập khẩu nhiều, sức cạnh tranh yếu... - Về chính trị: Khi tướng Ta-na-ca cầm quyền thực hiện những chính sách phản động, hiếu chiến và đều thất bại. * Hoạt động 3: Cá nhân GV: Khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nền kinh tế Nhật như thế nào? HS: Dựa vào SGK trả lời GV: Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nhật? HS: Dựa vào SGK trả lời GV nhấn mạnh hậu quả đã đè lên vai người lao động → mâu thuẫn xã hội gay gắt. * Hoạt động 4: Nhóm GV cho HS thảo luận: Vì sao Nhật Bản lại quân phiệt hóa bộ máy nhà nước? Quá trình quân phiệt diễn ra như thế nào? GV: Mời đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung, sau đó GV nhận xét và chốt ý. GV khai thác kênh hình 38 quân đội Nhật chiếm Mãn Châu. * Hoạt động 5: Cá nhân GV cho HS tự học: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt; tác dụng của phong trào đấu tranh. Sau đó GV chốt ý. I. Nhật Bản trong những năm 1918 - 1929: 1. Nhật Bản trong những đầu sau chiến tranh (1918 - 1923): - Nền kinh tế Nhật Bản chỉ phát triển trong vài năm đầu sau chiến tranh. - Phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân lên cao. Đảng Cộng sản Nhật thành lập (7-1922). 2. Nhật Bản trong những năm ổn định 1924 - 1929: - Kinh tế: ổn định tạm thời, sau đó lâm vào khủng hoảng. - Nguyên nhân: (SGK) - Chính trị: trước năm 1927, thi hành nhiều chính sách tiến bộ. Từ năm 1927, thực hiện đối nội phản động, đối ngoại hiếu chiến. II. Khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản: 1. Khủng hoảng kinh tế ở Nhật Bản: - Năm 1929, kinh tế Nhật Bản khủng hoảng nghiêm trọng đặc biệt là nông nghiệp và ngoại thương. - Khủng hoảng kinh tế đã đè lên vai người lao động, làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. 2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước: - Để khắc phục những khó khăn, chính quyền Nhật đã quân phiệt bộ máy nhà nước. - Đặc điểm: quân phiệt bộ máy nhà nước cùng với tiến hành xâm lược; quá trình này kéo dài trong suốt thập niên 30. - Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm chiếm Trung Quốc. 3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản: - Phong trào chống chủ nghĩa quân phiệt diễn ra sôi nổi, dưới nhiều hình thức, hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản. - Phong trào đấu tranh của nhân dân góp phần làm chậm quá trình quân phiệt hóa ở Nhật Bản. 5. Củng cố: - Nắm được các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật trong những năm 1918-1939. - Nắm được quá trình quân phiệt hóa ở Nhật diễn ra như thế nào? 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS ôn tập từ đầu năm đến nay.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_11_15.doc