I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:Giúp học sinh nắm
- Với chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô Viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn trong quá trình khôi phục đất nước sau chiến tranh
- Những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng hai thập niên ( 1921-1941 )
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, góp phần tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử
- Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ đặc trưng licj5 sử của từng sự kiện
3.Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm cách mạng, nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và khâm phục những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH
- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của Liên Xô đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY- HỌC
- Lược đồ Liên Xô
- Tranh về những thành tựu của liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH
- Những tư liệu có liên quan đến nội dung bài dạy
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 11, Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 11
Ngày soạn:17-11-2007
BÀI 10
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1921-1941
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Về kiến thức:Giúp học sinh nắm
- Với chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô Viết đã vượt qua được những khó khăn to lớn trong quá trình khôi phục đất nước sau chiến tranh
- Những nội dung và thành tựu chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng hai thập niên ( 1921-1941 )
2.Về kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, góp phần tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử
- Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ đặc trưng licj5 sử của từng sự kiện
3.Về thái độ:
- Bồi dưỡng tình cảm cách mạng, nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và khâm phục những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH
- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của Liên Xô đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
II.THIẾT BỊ TÀI LIỆU DẠY- HỌC
- Lược đồ Liên Xô
- Tranh về những thành tựu của liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH
- Những tư liệu có liên quan đến nội dung bài dạy
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Kiểm tra bài cũ:
- Cách mạng tháng Mười diễn ra như thế nào? Hãy nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười?
- Nội dung, ý nghiã của chính sách Cộng sản thời chiến?
2.Giới thiệu bài mới:
Sau khi đánh bại sự can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc, năm 1922 Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập. Liên xô bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từ 1925-1941 công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội liên Xô đạt nhiều thành tựu, xã hội Liên Xô có những biến đổi về mọi mặt, góp phần to lớn vào tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại
Để hiểu rõ về công cuộc xây dựng chủ xã hội ở Liên Xô, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay
3.Dạy học trên lớp
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- GV trình bày: Sau khi đánh bại sự can thiệp của 14 nước đế quốc, năm 1921 nước Nga Xô Viết bước vào thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn
- GV nêu câu hỏi: Nước Nga bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trong hoàn cảnh như thế nào?
- HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh nội dung chính
- GV trình bày nội dung chính sách Cộng sản thời chiến
+ Nhà nước bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa của nông dân, ban hành thuế nông nghiệp, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa
+ Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: cong nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng ngoại thương
- GV nhấn mạnh: tính chất của chính sách Kinh tế mới
- GV nêu câu hỏi: Tác dụng và ý nghĩa của chính sách Cộng sản thời chiến?
- HS dựa vào kiến thức vừa tiếp thu trả lời
-GV nhận xét , chốt lại ý chính
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- GV trình bày yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước: đòi hỏi các dân tộc trên nước Nga phải liên minh chặt chẽ với nhau nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Gv trình bày: Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, nhân dân Liên Xô bước vào thời kỳ xây dựng CNXH
- Thực hiện các kế hoạch 5 năm: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( 1928-1932 ), Kế hoạch 5 năm lần thứ hai ( 1933-1937 )
- GV yêu cầu học sinh trình bày những nhiệm vụ và thành tựu của các kế hoạch
- GV hệ thống lại những nội dung chính
- GV giải thích khái niệm tập thể hoá nông nghiệp
- GV trình bày thêm:nông nghiệp đã được cơ giới hoá, qui mô sản xuất lớn
- GV nêu câu hỏi:Những thay đổi trong xã hội Xô Viết?
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Gv trình bày chính sách đối ngoại của Liên Xô trong thời kỳ này
- Trong vòng 4 năm ( 1922-1925 ) các cường quốc tư bản: Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật bản lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô
I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ( 1921-1925 )
1. Chính sách kinh tế mới
* Hoàn cảnh
- Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá bởi chiến tranh
- Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn nhiều nơi
- Chính sách Cộng sản thời chiến đã lạc hậu, kìm hãm nền kinh tế
Nước nga Xô Viết lâm vào thời kỳ khủng hoảng
- 3-1921 Đảng Bônsêvich quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới
* Nội dung:
- Nông nghiêp: ban hành thuế nông nghiệp
- Công nghiệp:khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hoá những xí nghiêp dưới 20 công nhân, khuyến khích nước ngoài đầu tư
-Thương nghiệp và tiền tệ:Cho tự do mua bán, ban hành đồng rúp mới
Thực chất là chuyển nền kinh tế do nhà nước độc quyền sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát
* Tác dụng-ý nghĩa:
- Thúc đẩy nền kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt, nhân dân Xô Viết đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành khôi phục kinh tế
- Là bài học đối với công cuộc xây dựng của một số nước xã hội chủ nghĩa
2. Liên bang Xô Viết thành lập
- 12-1922 Đại hội Xô Viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập Liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết ( Liên Xô )
- Gồm 4 nước cộng hoà, đến năm 1940 có thêm 15 nước
II.Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở liên Xô ( 1925-1941 )
1.Những kế hoạch 5 năm đầu tiên
- 1928-1932 thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, 1933-1937 lần thứ hai
*Công nghiệp:
- Nhiệm vụ: Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa
- Mục đích: đưa Liên Xô trở thành một nước công nghiệp
- Biện pháp: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
- Kết quả:Liên xô trở thành cường quốc công nghiêp. Năm 1937 sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân
* Nông nghiệp:
-Nhiệm vụ: Tập thể hoá nông nghiệp
- Kết quả: 93% số nông hộ với trên 90% diện tích canh tác đã tập thể hoá
* Văn hoá-giáo dục:
- Nhiệm vụ: thanh toán nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục phổ thông
- Kết quả: Nạn mù chữ từng bước được giải quyết
Tác động: cơ cấu giai cấp thay đổi, xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức xã hội
2. Quan hệ ngoại giao củaLiên Xô
- Liên Xô đã từng bước xác lập quan hệ ngoại giao với một số nước láng giềng châu Á, châu Aâu
- Từng bước phá vỡ chính sách bao vây cấm vận, cô lập kinh tế, ngoại giao của các nước đế quốc
+ Năm 1925 Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 20 nước
+ Năm 1933 đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ
4. Sơ kết bài học:
a.Củng cố:
- Với chính sách Kinh tế mới, Nước Nga đã vượt qua thời kỳ khủng hoảng, có điều kiện xây dựng đất nước
- Với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, lần thứ hai, Liên Xô đạt nhiều thành tựu, trở thành cường quốc công nghiệp, nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế
b.Dặn dò:
- Học bài cũ
- Đọc trước bài 11
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_11_bai_10_lien_xo_xay_dung_chu_n.doc